Làm Thế Nào Để Nhất Tâm?

 0
Làm Thế Nào Để Nhất Tâm?

− Hỏi

1) Người tu hành hay tranh luận về ba phép tu Thiền, Mật và Tịnh. Người theo phép tu nào cũng cho phép tu của mình là tối thắng! Xin hỏi: Theo nhận định của thầy Lý Tứ thì trong ba phép tu đó, phép nào mới là tối thắng?

2) Làm thế nào để người tu hành có thể thành tựu nhất tâm?

3) Làm thế nào để sau khi đạt được nhất tâm như ý túc có thể thành tựu không tâm?                          

(08/08/2020; Thanh Long)

- Đáp 

Mình xin lần lượt trả lời ba câu hỏi:

48.1. Ba phép tu Thiền, Mật, Tịnh... Theo... thầy... phép nào... tối thắng?

Chuyện người tu hành xưa nay tranh luận về ba phép tu bạn đã nêu không hiếm gặp, bản thân mình cũng nhiều lần chứng kiến!!!

Theo mình, một hành động, một phép tu, v.v... chưa thể đánh giá hành động phép tu đó là tối thắng hay không!!! Khi ta chưa biết rõ, người thực hiện phép tu hay hành động nào đó với mục đích gì!!!

Giả sử, khi người ấy cho biết bản thân sử dụng phép tu hay một hành động nào đó với một mục đích cụ thể... Nhưng họ không thể giải thích, hay chứng minh được rằng, dựa vào cơ cở nào để hành động hay phép tu mà họ sử dụng có thể đạt được mục tiêu mà họ đề ra một cách thuyết phục thì, chưa thể đánh giá việc làm của họ là thù thắng!!!

Vì rằng, bản thân một phép tu, một hành động chưa nói lên được điều gì!!! Giống như phía tây là núi, phía đông là biển, có ba người đứng ở giữa núi và biển... Ba người đó tranh luận với nhau đi về hướng đông hay hướng tây là tối thắng, mà họ không cho biết đi về hướng của mình để làm gì??? Và cũng không thể chứng minh thuyết phục rằng, đi theo hướng anh ta nhất định sẽ đạt được mục tiêu mà anh ta đề ra thì, khó mà nói rằng hành động của anh ta có tối thắng hay không!!!

48.2. Làm thế nào để người tu hành có thể thành tựu nhất tâm?

 Câu hỏi này có liên quan đến câu hỏi số một!!! “Nhất tâm” là “một lòng một dạ” thực hiện một việc làm nào đó, cho dù trong lúc thực hiện có bao nhiêu trở ngại, người ấy cũng quyết tâm vượt qua!!!

Muốn nhất tâm, người này phải đặt ra mục tiêu hành động... Giữa mục tiêu và hành động phải dựa vào cơ sở lí luận thuyết phục và chứng minh được tính hợp lí của nó!!! Nếu, giữa mục tiêu và hành động không hợp lí về mặt khoa học, không thuyết phục về mặt lí luận, v.v... nhất định người ấy khó có thể “toàn tâm toàn ý” cho công việc của mình!!! Nếu có toàn tâm toàn ý cũng khó có thể đạt được mục tiêu vì sự phi lí giữa mục tiêu và hành động!!!

Giống như một người đề ra chủ trương, hằng ngày cứ một lòng một dạ mắng chửi cây cột điện trước nhà, nhất định dịch bệnh sẽ được đẩy lùi... Chủ trương này khó có thể đạt được mục tiêu!!! Vì rằng, giữa dịch bệnh, mắng chửi và vi-rút gây bệnh không có mối liên hệ nào... Cũng như khoa học và lịch sử nhân loại cho thấy, phương pháp đẩy lùi dịch bệnh không thể bằng cách người ấy đề ra!!!

Tóm lại, người tu hành muốn thành tựu nhất tâm, điều đầu tiên phải đặt ra mục tiêu hướng đến... Sau khi có mục tiêu, người ấy phải hiểu biết tường tận con đường đưa đến mục tiêu ấy là gì, con đường này có hội đủ bốn yếu tố quyết định để đưa đến thành công hay không như: Hợp lí, khoa học, thuyết phục và quyết tâm cao độ...!!! Khi có đủ bốn yếu tố trên, việc thành tựu nhất tâm tâm chỉ là chuyện thời gian!!!

48.3. Làm thế nào... khi đạt... nhất tâm như ý túc... thành tựu không tâm?

 Nhất tâm như ý túc và không tâm là hai cảnh giới khác nhau trong Phật đạo!!! Nhất tâm thuộc về hữu vi (thế gian) ... Không tâm thuộc về vô vi (xuất thế)!!!

Tuy nhiên, trong quá trình tu tập để tiến đến nhất tâm như ý... Nếu người này có xuất phát điểm “tương cận” với mục tiêu không tâm... Hoặc sau khi nhất tâm được bậc trí “khai thị” để giác ngộ không tâm, người ấy có thể thành tựu cảnh giới không tâm!!!

  • Thế nào là xuất phát điểm của nhất tâm tương cận với không tâm??? Đây là trường hợp của những người thành tựu nhất tâm như pháp, tức người ấy hiểu rõ giáo pháp, con đường đưa đến không tâm là gì và như lí tác ý!!! Trong quá trình như lí tác ý, hy vọng cơ duyên “giác ngộ không tâm” có thể xảy ra!!! Bằng ngược lại, nhất tâm một cách phi lí, con đường giác ngộ không tâm nhất định không thể xảy ra!!!
  • Thế nào là, sau khi thành tựu nhất tâm như ý, được bậc trí khai thị để giác ngộ không tâm??? Đây là trường hợp người tu hành được học tập bởi một người thông hiểu Phật đạo... Người ấy được người có trí từng bước hướng dẫn tu tập như pháp theo đúng lộ trình 37 phẩm... Sau khi thành tựu nhất tâm như ý túc của Tư lương vị, vị ấy sẽ có được giác lực và huệ lực của Kiến đạo vị... Cuối cùng sẽ được khai thị để giác ngộ không tâm!!!

Hy vọng, những giải thích vừa rồi, có thể giúp bạn... giải toả các thắc mắc của mình!!! ... Chúc bạn... và bạn đọc an vui, tinh tấn!!!

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 0
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG