Phật Tại Tâm Hay Tâm Là Phật

 0
Phật Tại Tâm Hay Tâm Là Phật

- Hỏi

Bạn Truong Vo Ky có các câu hỏi như sau:

1) Thưa thầy Lý Tứ, tôi hay nghe người ta nói Phật tại tâm. Tôi thường xuyên tìm kiếm xem Phật ở đâu trong tâm của mình, nhưng tìm hoài mà cũng không thấy. Mong thầy Lý Tứ chỉ dùm Phật ở đâu trong tâm, cách tìm Phật trong tâm như thế nào?

2) Tôi cũng nghe các thầy dạy là vạn pháp duy tâm. Tôi cũng quan sát tìm xem pháp ở đâu trong tâm, nhưng chỉ thấy trong tâm toàn là thương ghét mà chẳng thấy pháp, mà không thấy pháp thì làm sao tu? Mong thầy giảng giải cho tôi biết vạn pháp duy tâm ý nghĩa ra sao? Cách tìm pháp trong tâm?

3) Có người bảo tôi, tu mà không có pháp thì không thành, phải đi tìm người biết pháp nhờ họ truyền chân pháp để về nhà tu, chân pháp như bí kíp võ công ai biết nó mới tu luyện được, Tôi xin hỏi thầy Lý Tứ, thầy có chân pháp không? Công phu bao nhiêu năm mới luyện thành chân pháp? Thầy có thể viết chân pháp thành chữ cho mọi người học được không? Xin cảm ơn thầy! (29/6/2020 14:15:15 - Truong Vo Ky)

- Đáp

Về ba câu hỏi, xin được lần lượt trả lời:

43.1 Người ta nói Phật tại tâm. Tôi thường xuyên tìm... hoài... không thấy. Mong Thầy... chỉ dùm..., ...tìm Phật trong tâm như thế nào?

Phật tại tâm”, đây là câu nói của dân gian!!! Dân gian coi Phật như một biểu tượng của thiện lương, của yêu thương, của đạo đức, của những gì tốt đẹp và cao quý nhất...!!!

Theo mình, khi dân gian nói “Phật tại tâm”, câu nói này nhằm giúp người từ bỏ các điều xấu ác, khơi dậy trong lòng những điều tốt đẹp...!!! Không hàm ý biểu người tìm thấy hình ảnh một ông Phật trong tâm như ta tìm thấy hình ảnh ông Phật trên bàn... Thờ...!!!

Cũng theo mình, vì đây là câu nói dân gian, có nội dung khuyên người bỏ xấu tìm tốt, bỏ ác tìm thiện, nên câu nói này không mang trong nó nội dung hàm chứa chuyên môn hay kĩ thuật giúp người tu hành thành tựu các mục tiêu của Phật đạo đề ra...!!! Nếu là chuyên môn, kĩ thuật dạy người tu tập, người nói sẽ không nói “Phật trong tâm” mà chỉ nói rằng: “Tâm ấy là Phật” (tâm tức Phật) ...!!! Câu này có nghĩa là, khi mê tâm ấy là chúng sanh, khi giác ngộ tâm ấy là Phật!!!

Vì thế, tu hành trong Phật đạo là công cuộc chuyển hoá nhận thức để biến “mê tâm” thành “giác tâm”, chứ không phải vọng khởi đi tìm một ông Phật trong tâm!!! Giống như người ta thắp đèn để bóng tối trở thành ánh sáng, chứ không phải đi tìm ánh sáng hoặc một hình ảnh cao quý nào đó trong bóng tối!!! Bóng tối dụ cho tâm mê, ánh sáng dụ cho tâm giác...!!!

43.2. Các thầy dạy là vạn pháp duy tâm ... quan sát tìm... mà không thấy pháp...? ... “vạn pháp duy tâm” ý nghĩa ra sao? Cách tìm pháp trong tâm?

 Để giải quyết câu hỏi này, đầu tiên chúng ta phải thống nhất với nhau ý nghĩa của chữ “pháp” trong Phật đạo nhằm chỉ cho điều gì!!!??? Chừng nào, chúng ta chưa thống nhất với nhau ý nghĩa của chữ pháp, rất khó thông cảm khi giải thích!!!

Phần lớn người tu hành trong Phật đạo đều hiểu chữ “pháp” thành chữ “trần” ...!!! Tức họ hiểu pháp là bình, bàn, li, chén, thế giới, v.v...!!! ... Trong khi đó, chữ “pháp” trong Phật đạo nhằm chỉ cho nhận thức các trần thông qua ý thức... Vì thế, pháp chỉ là nhận thức, quan điểm, quan niệm, v.v... về các trần chứ không phải các trần...!!!

Theo ý nghĩa trên thì, câu nói “vạn pháp duy tâm” chỉ đúng trong ý nghĩa, tâm mê nên nhận thức mê, nhận thức mê nên sinh các pháp, đây là cách nói có tính cách “bắt cầu” ...!!! ... Để dễ hiểu hơn, người xưa thường nói: “Vạn pháp duy thức”, tức các pháp do thức mê sanh khởi... Đây là lí do vì sao câu nói “tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” ra đời!!!

Việc bạn hỏi “cách tìm pháp trong tâm” ... Thiết nghĩ, những giải thích ở trên cũng đã giúp bạn nhận ra thực chất của “pháp là gì”??? ... Pháp ấy từ đâu sanh”??? ... Từ đó, không móng tâm đi tìm pháp, mà chỉ nên giác ngộ để “pháp không sanh”!!!

43.3 Tu mà không có “pháp” thì không thành, ... xin hỏi... thầy có chân pháp không? ... bao nhiêu năm mới... thành “chân pháp”?

  • Quan điểm của ngoại đạo: Người tu phải có pháp hay một bí kíp nào đó, và dùng pháp hay bí kíp đó chuyên tâm tu luyện (công phu) sau đó mới thành tựu đạo của họ...!!!
  • Quan điểm của Phật đạo: Muốn thành tựu các mục tiêu của Phật đạo đề ra, người tu hành phải giác ngộ... Giác ngộ đầu tiên, người ấy phải nhận thức rõ rằng, bản lai một hữu tình không tâm, không pháp, không ngã...!!! ... Tâm, pháp và ngã sở dĩ có hiện, vì tâm và thức đang mê...!!! ... Hết mê (giác ngộ) tâm, pháp, ngã trở về bản nguyên rỗng rang không tâm không pháp, không ngã của nó...!!!

Xét hai quan điểm trên, ta mới thấy rằng, Phật pháp là không pháp, Phật tâm là không tâm...!!! ... Phật thuyết pháp để giúp người giác ngộ, tìm về bản lai không tâm không pháp, chứ Phật thuyết pháp không phải cho người “có pháp để tu” như ngoại đạo...!!! ... Chính vì điều này, kinh Kim Cang Phật đã nói với Tu Bồ Đề: “Nếu ta có một chút pháp gì để thành Phật thì, Phật Nhiên Đăng không thọ kí cho ta thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni”. Hoặc Lục Tổ sau khi sơ ngộ, cũng bảo rằng “bổn lai vô nhất vật”.

Về việc giác ngộ trong Phật đạo, tuỳ căn tánh mà có chậm hay mau, gọi là đốn hay tiệm... Chậm hay mau là do căn tánh chứ không phải do pháp...!!! ... Tức bản thân một pháp, tự nó không có tính chất chậm hay mau!!! ... Giống như cùng nghe giảng một bài toán, có học sinh giải được ngay tại lớp, có học sinh về nhà chiêm nghiệm mới giải được... Giải được liền, hay sau đó mới giải được là do năng lực tiếp thu của học trò, chứ không phải do bài toán...!!!

Như vậy điều bạn hỏi, phải tu luyện (công phu) mất bao nhiêu lâu mới luyện thành... giờ này có lẽ, bạn đã có thể trả lời câu hỏi này cho bản thân!!!

43.4. Thầy có thể viết “chân pháp” ... cho mọi người học được không?

Như những gì đã giải thích ở trên, chắc giờ này bạn cũng đã nhận ra “Lý Tứ có chân pháp hoặc bí kíp gì hay không”!!!???

Kinh Đại Niết Bàn Phật cũng dạy: “Không có điều gì, ta nói với người này mà không nói với người kia, này các Tỳ Kheo” ...!!!

Theo lời dạy này thì, Phật pháp không có “mật pháp”, “bí kiếp”, “bí tịch”, “mật kĩ” hay “chân pháp” ... để tu luyện cho riêng một đối tượng nào đó như ngoại đạo!!!

Hy vọng, những giải đáp ở trên có thể giúp Truong Vo Ki giải toả các thắc mắc của mình...!!! ... Chúc Truong Vo Ki và bạn đọc an vui, hạnh phúc, tinh tấn!!!

(02/07/2020)

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 0
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG