Tứ Cú Kệ Đẳng

 0
Tứ Cú Kệ Đẳng

Các bạn!!!

Mình xin góp thêm chút ý kiến về "tứ cú". Trong kinh, thỉnh thoảng có nhắc đến tứ cú, tứ cú kệ, tứ cú kệ đẳng.

Xin tạm kiến giải như sau:

1. Cú.

Là câu căn bản, là câu gốc, là mệnh đề chính. Khi thành lập tứ cú, chư Thánh bèn lấy đó tuyên thuyết một pháp hay một bài kinh. Từ một cú hoặc nhiều cú, tức một mệnh đề hoặc hai ba mệnh đề, người xưa bèn nói lên thành một câu hoặc bốn câu kệ. Ví dụ:

Mệnh đề không pháp, Kim Cang Đệ Tứ Cú: Phật diễn nói thành bốn câu kệ để tóm lược mệnh đề này như sau: "Nhất thiết hữu vi pháp... Ưng tác như thị quán..."

Mệnh đề vô phân biệt, Hoa Nghiêm Đệ Nhất Cú: Phật diễn nói thành bốn câu kệ sau: "Người trụ nơi phân biệt... Người này không thấy Phật..."

Và, không nhất thiết khi thuyết kinh, các mệnh đề căn bản người xưa đều phổ thành kệ. Vì thế, trong Nhất Thừa Pháp, nếu biết quy kết mỗi pháp, từng bài kinh thành "những mệnh đề căn bản", thì sẽ hiểu rộng và sâu Pháp đó hơn...

2. Kẹt tứ cú.

Chúng ta thường hay nghe nói ba chữ "kẹt tứ cú". Ba chữ kẹt tứ cú nhằm muốn nói lên điều gì???

Kẹt tứ cú có nghĩa là khi phát biểu, giảng nói về một đề tài nào đó, người phát biểu "không thông suốt" mệnh đề chính làm nên pháp đó. Ví dụ: 

Khi thuyết Kinh Kim Cang, mà lời tuyên thuyết khiến người nghe "sinh chấp tướng", lời thuyết này sai với "Kim Cang Đệ Tam Cú". Vì Kim Cang là mệnh đề "không tánh, không tướng, không pháp", nên kinh dạy: "Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng..."

Khi thuyết Bát Nhã, mà khiến người và mình kẹt nơi có không, tức kẹt vào "Bát Nhã Đệ Nhị Cú", có nghĩa người thuyết còn kẹt hữu vô. 

Nói chung, "không kẹt tứ cú" là biểu hiện của sự thông đạt điều mình đang tuyên thuyết, nếu tuyên thuyết mà "kẹt tứ cú", biết người thuyết chưa thông, tất nhiên tâm tông cũng chưa thông.

3. Tứ cú kệ.

Tức là bốn câu kệ, bốn câu kệ này có lúc chỉ nói một cú, có lúc nói hai, ba hay bốn cú. Tuỳ hoàn cảnh, tuỳ pháp mà diễn nói.

4. Tứ cú kệ đẳng.

Là bốn câu kệ có ý nghĩa ngang bằng. Mỗi một câu trong bốn câu, đều có nghĩa lý thông suốt đến các câu kia, có nghĩa thấu suốt một câu là nhất định thấu suốt bốn câu. Vì vậy "tứ cú kệ đẳng" phần lớn chỉ xuất hiện trong Kinh Đại Thừa.

Ví dụ câu:

"Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai". Trong bốn câu này, chỉ cần người tu hành thông một câu, không "chấp trước nơi sắc", thì thanh, hương, vị ..v.v... cũng tự tịch diệt, một thông, tất cả thông. Tịch diệt một pháp, các pháp khác đồng tịch diệt theo gọi là "đẳng". Vì thế Kinh Kim Cang Phật dạy: "Nếu người nào thọ trì bốn câu kệ, hoặc nửa bài, hoặc một câu kệ ngắn mà thâm đạt, sẽ phát sinh vô lượng công đức".

Hy vọng, những kiến giải ngắn ở trên, sẽ giúp các bạn hiểu đôi phần về tứ cú. Thấu suốt thế nào là tứ cú các bạn sẽ có cách nhìn rất rõ về mình, người và các pháp đã được thuyết. Đây là loại "Đại Tổ Tông Thượng Thừa Chiêu Quyết". Ha ha ha ha!!!

Ai thông đạt chiêu quyết này, nhất định dần dần sẽ thành tựu "Thuyết Thông và Tông Thông".

Trong Phật Đạo, chiêu quyết này thuộc loại "bí mật ngữ ngôn" như A, Án, Hà, Lô... Lê, Gia, Hư... Nay mình sơ lược giới thiệu đến các bạn. Vị nào học được, sẽ mở "Đại môn" để vào thành "Đại Niết Bàn" mà "Cuỗm cuốn Bát Nhã thứ 25" của Lão Đại Tổ Tông.

Vì sao thế gian chỉ lưu truyền có 24 quyển Bát Nhã???

Vì rằng ngày xưa, Tát Đà Ba Luân khi đi cầu Bát Nhã Trí, gặp Đại Sư Đàm Vô Kiệt, mừng quá, y ta mắt nhắm mắt mở chụp 24 cuốn, sau đó trốn biệt ngàn không quay đầu lại, 24 cuốn chỉ là tương tợ Bát Nhã chứ chẳng phải Bát Nhã, Bát Nhã chơn thiệt nằm ở cuốn thứ 25. Vì thế, y ta không biết rằng, trong Phật Môn có đến 25 quyển Bát Nhã.

Quyển 25 này, Đàm Vô Kiệt Đại Sư để trong cái trắp bằng chiên đàn, khoá bằng ổ khoá xịn hiệu Rolex kèm theo khoá số điện tử bốn mươi số, cái trắp nằm ở bên phải đầu giường thất bảo, chuyện này Tát Đà Ba Luân không thấy không hay không biết, không ngờ!!! Hu hu hu hu!!! Thiệt tội nghiệp cho cái sự bán thân cầu Bát Nhã mà hấp tấp lấy thiếu bửu bối!!!                                            

(09-12-2013)

Các bạn!!!

Có vị HĐ hỏi mình, căn cứ vào đâu để biết đó là đệ nhất, đệ nhị cú ..v.v...

Xin Trả lời: Thứ đệ cú là pháp ấn của một cảnh giới, có cảnh giới phải thành tựu bốn pháp ấn, có cảnh giới một pháp ấn..v.v...Vì thế, khi tuyên thuyết mới có đệ nhất, đệ nhị cú, như Kim Cang Đệ Tam Cú, Hoa Nghiêm Đệ Nhất Cú..v.v...

Để biết được tứ cú trong một bài kinh là những câu nào, câu nào trước câu nào sau, thứ đệ ra sao..v.v... Phải là người thông thuộc giáo pháp, hiểu rõ chỉ thú tu hành, nắm vững các bước phát triển để hình thành bài kinh, gọi là danh cú hình. Và quan trọng, phải thông suốt con đường tiến về Vô Thượng Bồ Đề tuần tự trải qua những cảnh giới nào. Từ đó, mới có thể quy kết và giảng nói cho người mà không phạm tứ cú.                                     

(10-12-2013) 

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 1
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG