Làm Thế Nào Để Không Sinh Tâm

Các bạn !!!
Trong tuần, chuyên mục bạn đọc hỏi Lý Tứ trả lời có nhận được câu hỏi của bạn đọc có tên Tỉnh Thức…Nội dung câu hỏi như sau:
"Kính chào thầy!
Xin chúc thày và các huynh đệ tỷ muội ngày càng tinh tấn trên con đường Phật đạo.
Con có biết Phật pháp đã lâu nhưng không biết đường lối tu tập mong thầy và các bạn chỉ dạy thêm.
Câu hỏi 1: Câu “ưng vô sở trụ, nhi sanh kì tâm". Qua câu nói này con chỉ hiểu có vế đầu: Có nghĩa là dựa vào sắc thanh hương vị xúc pháp sanh tâm, mà sanh tâm không có chỗ trụ. Nhưng con không hiểu: Sanh tâm không có chỗ trụ như thế nào mà không lệ thuộc vào cái thức, suy nghĩ bộ não hiểu biết của thế gian? nghĩa là sanh tâm như thế nào mà không lìa tự tánh.
Câu hỏi 2: Cũng như trên, xin thầy cho một ví dụ cụ thể để phân biệt?“ 16/02/2023 9:42:49 - Tỉnh Thức
Bạn đọc và Tỉnh Thức thân mến !!!
Mình xin lần lượt trả lời các câu hỏi như sau:
Hỏi:
Câu “ưng vô sở trụ, nhi sanh kì tâm". Qua câu nói này con chỉ hiểu có vế đầu: Có nghĩa là dựa vào sắc thanh hương vị xúc pháp sanh tâm, mà sanh tâm không có chỗ trụ?
Trả lời:
Câu “ưng vô sở trụ, nhi sanh kì tâm”, là lời Phật dạy ngài Tu Bồ Đề trong kinh Kim Cang !!!
Nguyên văn chữ Hán:
“Thị cố Tu-bồ-đề, chư Bồ Tát ma-ha- tát ưng như thị sanh thanh tịnh tâm: Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm. Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.”
Tạm dịch:
Tu-bồ-đề! Vì vậy mà các vị đại Bồ Tát nên sanh tâm thanh tịnh như thế này: Chẳng nên trụ nơi hình sắc mà sanh tâm, chẳng nên trụ nơi âm thanh, hương thơm, mùi vị, cảm xúc, các pháp mà sanh tâm. Nên ở nơi không chỗ trụ mà sanh tâm.
Hỏi:
Nhưng con không hiểu: “Sanh tâm không có chỗ trụ như thế nào mà không lệ thuộc vào cái thức, suy nghĩ bộ não hiểu biết của thế gian? nghĩa là sanh tâm như thế nào mà không lìa tự tánh?”
Trả lời:
Sanh tâm có chỗ trụ (hư vọng tâm, tâm bất tịnh) mới lệ thuộc vào thức vào bộ não cùng các pháp thế gian…Còn tâm thanh tịnh là thứ tâm không do chỗ trụ mà sanh, nên tâm đó không lệ thuộc vào các thứ mà bạn đã nêu…Vì thế Phật mới dạy: “Không nên trụ nơi nào để mà sinh tâm” !!! Một khi, tâm thanh tịnh đã sanh thì, tâm ấy không lìa tự tánh… Vì tâm ấy (tâm thanh tịnh) và tự tánh (thanh tịnh) chẳng phải hai (bất nhị)…!!!
Hỏi:
“Cũng như trên, xin thầy cho một ví dụ cụ thể để phân biệt?”
Trả lời:
Tâm hư vọng (không thanh tịnh) như một hồ nước bị vẩn đục, nổi sóng…vv…lúc ấy, các tính chất tự nhiên (tự tánh) như trong suốt, chiếu soi, bất động…vv… không hiện !!! Khi nào tâm đó hết vẩn đục, hết nổi sóng…vv…(thanh tịnh), thì các tính chất tự nhiên (tự tánh thanh tịnh) như vắng lặng, trong suốt, chiếu soi, bất động…vv…sẽ tự hiện…!!!
Tóm lại:
Tâm hư vọng (không thanh tịnh)…là thứ tâm do trụ nơi thấy nghe ngửi nếm…vv…mà sanh !!! Tâm thanh tịnh là thứ tâm do không trụ nơi nào hết mà sanh…!!! Thành tựu tâm thanh tịnh, tự tánh thanh tịnh sẽ xuất hiện !!!
Hy vọng các giải thích ở trên, có thể giúp Tỉnh Thức và bạn đọc tìm thấy nguồn tâm thanh tịnh sau khi không còn chạy theo hay trụ chấp nơi thấy nghe..vv…để sanh các thứ tâm bất tịnh…!!!
Rất mong nhận được các câu hỏi lí thú và bổ ích từ các bạn !!! Chúc mọi người an vui, tinh tấn !!!
19/02/2023
LÝ TỨ
- Các bạn có thể gửi câu hỏi theo đường link sau: [http://bit.ly/2K0aWfn]
- Hoặc đặt câu hỏi trực tiếp từ Website LyTu.Vn !!!
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






