Tam Giải Thoát Môn

 0
Tam Giải Thoát Môn

Các bạn !!!

Trong tuần, BQT Website LyTu.Vn có nhận được câu hỏi của bạn Lã Trọng Khiêm từ địa chỉ: yunotc@gmail.com !!! Nội dung câu hỏi như sau:

Người hỏi: Lã Trọng Khiêm
Email: yunotc@gmail.com

Câu hỏi:
Thưa thầy Lý Tứ, tôi thường xuyên nghiên cứu giáo pháp và đã nhiều lần đọc qua trang của thầy, trong một số bài viết tôi có thấy nhắc đến khái niệm "Tam giải thoát môn" gồm: Không, Vô tướng, Vô tác. Nhưng khi đọc tụng kinh điển, nhiều lúc tôi lại thấy khái niệm: "Không, Vô tướng, Vô nguyện". Thưa thầy, hai khái niệm trên giống nhau đến 2/3 chỉ khác ở chỗ tác và nguyện. Vậy "Vô Tác" và "Vô Nguyện" khác nhau hay giống nhau. Nếu giống nhau tại sao lúc Phật dạy "Vô tác" lúc thì lại nói "Vô nguyện". Kính mong thầy từ bi giảng nói cho !!! Trân trọng ./-

Trọng Khiêm thân mến !!!
Trong Phật đạo, người tu hành muốn thành tựu cảnh giới giải thoát, phải mở ba cánh cửa sau:

- Không môn (Srt. Sunyata)
- Vô tướng môn (Srt. Animittata)
- Vô tác môn/ Vô nguyện môn (Srt. Apranihitata)

Vì đây là các “cánh cửa xuất thế” nên, chỉ cần mở một cánh trong ba cánh cửa nói trên, lập tức hai cánh cửa còn lại sẽ tự mở do “tính chất vô vi” của “đạo xuất thế” !!! Vì rằng, cho dù ba hay nhiều cánh cửa hơn thế, cũng chỉ xuất phát từ một nguồn tâm mê hay ngộ mà thôi !!! Người xưa minh hoạ điều này bằng câu nói mang tính quyết định: “Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất”… Câu này có nghĩa, một (giải thoát) là tất cả (giải thoát), tất cả (giải thoát) là một (giải thoát)…!!!

Trong ba cánh cửa ấy, cửa thứ ba có khi được dịch (hay viết) là Vô tác môn, có khi được dịch là Vô nguyện môn !!! Theo thiển ý của mình, về mặt văn tự ta thấy hai cách dịch này có chút sai khác, nhưng trong sâu thẳm lại có chỗ tương đồng về ý nghĩa, hay khác hơn đây chính là “hai biểu hiện trong một cảnh giới” !!!

Vô tác là không tạo tác, không làm (ra) điều gì !!! Vô nguyện là không mong cầu, không ham muốn !!! Nói rằng hai cách nói trên có sự tương đồng về ý nghĩa, bởi lẽ khi tâm ý đạt đến cảnh giới an nhiên Vô tác (không còn thi vi tạo tác) thì đó cũng là lúc tâm ý chẳng còn mong cầu (Vô nguyện) !!! Hoặc ngược lại, khi tâm ý đã Vô cầu vô nguyện thì cũng là lúc tâm ý Vô tác vô hành !!! Theo mình, hai cách nói được Trọng Khiêm đề cập trong email chỉ là việc “khác ngữ nhưng đồng nghĩa” !!!

Hy vọng, giải thích vừa rồi có thể giúp Trọng Khiêm và bạn đọc thích thú hơn trong cách mô tả cảnh giới qua ngôn ngữ của người xưa !!!

Rất mong, nhận được những câu hỏi lí thú và bổ ích từ các bạn !!! Chúc mọi người an vui, tinh tấn !!!

- Các bạn có thể gửi câu hỏi theo đường link sau: [http://bit.ly/2K0aWfn]
- Hoặc đặt câu hỏi trực tiếp từ Website LyTu.Vn !!!

16/01/2023
LÝ TỨ

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 2
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG