Ý Nghĩa Một Số Quả Vị Trong Phật Đạo

- Hỏi
1) Các bạn!!! ... BQT nhận được các câu hỏi của hai bạn Thuỷ Tiên và Cho Con!!! ... Mình xin lần lượt trả lời như sau:
(a) Thưa thầy, thầy có thể giải thích sự khác nhau giữa các địa vị trong đạo Phật như Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật, Bất Động Địa và Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Địa Tạng.
(b) Ý nghĩa của những tên gọi này như thế nào? (16/03/2021 12:08:14; Thủy Tiên)
- Đáp
Thuỷ Tiên thân mến!!! Câu hỏi của bạn, xin chia thành hai phần!!!
73.1.1. (1) Các quả vị của ba thừa (Tu đà hoàn, Tư đà hàm, v.v...)
Các quả vị của ba thừa gồm: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán, Bích Chi Phật và Bất Động Địa!!!
Từ Tu Đà Hoàn đến A La Hán là các quả vị của Thanh Văn Thừa. Bích Chi Phật là quả vị của Duyên Giác Thừa. Bất Động Địa là quả vị của Bồ Tát Thừa!!!
- Tu Đà Hoàn: Còn gọi là Nhập lưu hay Thất Lai, nghĩa là bắt đầu nhập vào dòng Thánh. Đây là Thánh vị đầu tiên sau khi Thanh Văn giác ngộ. Thánh vị này đã tịch diệt ba kiết sử gồm thân kiến, giới cấm thủ, và nghi!!!
- Tư Đà Hàm: Còn gọi là Nhất lai, nghĩa là còn trở lại ba cõi một lần nữa. Quả vị này thành tựu từ những vị đã tịch diệt ba kiết sử trên và tiếp tục làm mõng nhẹ tham và sân!!!
- A Na Hàm: Còn gọi là Bất lai, nghĩa là không trở lại ba cõi nữa. Quả vị này đã diệt sạch hai kiết sử tham và sân!!!
- A La Hán: Là quả vị cuối cùng của Thanh Văn Thừa, đã giải thoát khỏi ba cõi. Vị này thành tựu bốn điều: “Chư lậu dĩ tận, phạm hạnh dĩ lập, sở tác dĩ biện, bất thọ hậu hữu"!!! Có nghĩa, tất cả lậu hoặc đã hết, hoàn tất phạm hạnh, công việc tự cứu đã xong, không còn quay trở lại ba cõi!!!
- Bích Chi Phật: là Độc Giác Phật hoặc Duyên Giác Phật, là thuật ngữ dùng trong Phật giáo để chỉ khái niệm một vị Phật đạt được Phật quả do tự mình chứng ngộ (Độc Giác), hay quán 12 nhân duyên mà thành (Duyên Giác), nhưng chưa thành tựu các năng lực như Nhất thiết trí hay Mười lực của một Đẳng Chánh Giác!!!
“Độc giác Phật” là danh hiệu (hay quả vị) chỉ người tự giác ngộ trong thời kì không có Phật và Phật pháp!!!
- Bất Động Địa: Là quả vị thứ 8 trong mười quả vị của Thập Địa Bồ Tát!!! ... Người thành tựu quả vị này, trước mọi cảnh duyên tâm thức không còn động lay!!!
Danh hiệu các Bồ tát vô vi như:
- Quán Thế Âm: Nghĩa là "Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian". Là một vị hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. Được miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau, cả thân nam lẫn thân nữ. Quán Thế Âm là một trong những vị Bồ-tát được tôn kính, thờ phụng rộng rãi trong dân gian!!!
- Địa Tạng hay Địa Tạng vương Bồ tát: Là một Bồ tát được tôn thờ trong Phật giáo, thường được mô tả như một tì kheo. Địa Tạng Bồ tát được biết đến bởi lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo vào thời kỳ sau khi Phật Thích Ca nhập Niết bàn cho đến khi Bồ tát Di Lặc hạ sinh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng. Do đó, Địa Tạng thường được xem như là vị Bồ-tát của chúng sinh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh!!! ... Nói chung, Phật đạo có rất nhiều vô vi Bồ tát, mỗi một Bồ tát vô vi thường được xem như hình ảnh tiêu biểu của Phật tâm hay Phật trí!!!
- Hỏi
2) Bạn Cho Con viết: “Kính thưa thầy! ... Con rất cảm ơn mười câu trả lời hôm trước của thầy. Nhờ những câu trả lời đó con hiểu thêm nhiều điều và tâm trí sáng ra. Cho Con xin hỏi thêm như sau:
Trong Tứ Đế, chứng Diệt đế coi như việc giải quyết tự thân đã xong. Nếu vị này không phát nguyện vào Đạo đế học trí tuệ, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy có trải qua “bất tư nghị biến dịch sanh tử” hay không?
73.2. Đáp
Cụm từ “bất tư nghì biến dịch sanh tử” dùng để chỉ cho người tu hành sau khi chứng Diệt đế, vị này không trụ thiệt tế mà lại phát tâm Vô thượng Bồ đề, phát nguyện học Nhất thiết trí!!! ... Vì thế, những người tu hành nào rốt ráo chứng Diệt đế, trụ thiệt tế, không phát tâm, không phát nguyện... sẽ không phải trải qua bất tư nghì biến dịch sanh tử!!!
- Hỏi
3) Có phải Bồ tát sau khi giải quyết 2 phần sở trí ngu. Sau đó nếu “quách nhiên” bùng vở tâm thức, thành tựu Vô sư trí. Có phải đây là Tối hậu thân, thật sự chấm dứt bất tư nghị biến dịch sanh tử hay không?
73.3. Đáp
Bồ tát thành tựu Vô sư trí, sau khi công hạnh viên mãn, chúng sanh trong thời kì đó đủ công đức, v.v... Bồ tát bấy giờ mới nhập Tối hậu thân!!! ... Bồ tát thành tựu Vô sư trí không còn phải trải qua bất tư nghì biến dịch sanh tử mà thể nhập Hậu biên thân từ lúc thành tựu trí đó!!!
- Hỏi
4) Có phải người tu hành chứng Diệt đế nếu không phát nguyện hay tu tập để hết 2 phần sở trí ngu... mới thật sự giải quyết cái nhục thân (tức không sanh tái nữa)?
73.4. Đáp
Giống như người ngủ say, không chiêm bao... Người này không thấy có mình, không thấy có thế giới, cũng chẳng thêm hay bớt!!! ... Ha ha ha ha!!! ... Đây là câu hỏi được Lý Tứ bình chọn là câu hỏi hay nhất trong tuần!!! ... Nhưng phải khéo hiểu sau khi đọc trả lời!!!
− Hỏi:
(4) Pháp thân là thường trụ nên có tính chất thường ngã lạc tịnh. Nhục thân là vô thường biến hoại nên có rồi mất đi...! Lẽ ra Pháp thân nên đựng trong một báo thân không biến hoại mới xứng đáng với cái trí... Nhưng Phật cũng thành Phật trong cái nhục thân này...!!! Vậy không lẽ, chỉ khi thành Phật (hết 2 phần sở trí ngu, được Tự nhiên trí), tới đó mới thật sự giải quyết nhục thân! Không còn đời sau nên Phật cũng được gọi là vị Đại A La Hán!? Và chỉ để lại hoá thân (kinh điển) cho đời sau để họ đi tìm kho báu của Pháp và Hoá thân? Có thể nói Phật pháp thường còn là như thế không?
73.5. Đáp:
- Nếu Pháp thân được đựng trong một báo thân không biến hoại thì lợi ích không nhiều!!! ... Phải “động não” mới có thể hiểu hết ý vị thâm diệu từ nghĩa này!!! ... Đây là lí do vì sao Phật Đa Bảo phát nguyện ở đâu có khai Phật tri kiến, sẽ đem nhục thân đến đó cúng dường!!!
- Đối với chư Phật, cho dù mang nhục thân cũng đầy đủ bốn đức thường, ngã, lạc, tịnh!!! ... Gọi là “sắc thường trụ”!!!
- Phật còn có danh xưng là Đại A La Hán vì Phật cũng viên mãn những điều như một A La Hán và là thầy của các A La Hán!!!
- Phật là thường vì: Chư Phật không rốt ráo nhập Niết Bàn (Kinh Đại Niết Bàn)!!!
- Phật pháp là thường vì: Chân lí không bị chi phối bởi thời gian và không gian!!!
- Hoá thân và kinh điển cũng chỉ là “pháp trung gian” từ Pháp thân đến chúng sanh nên cũng thường cũng vô thường, tuỳ vào mức độ liễu nghĩa hay bất liễu nghĩa và tuỳ vào công đức chúng sanh!!!
Hy vọng, những trả lời trên có thể giúp Thuỷ Tiên và Cho Con hiểu thêm điều gì đó về Phật pháp!!!
Chúc hai bạn an vui, tinh tấn!!!
(19/03/2021)
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






