Trực Chỉ Nhân Tâm

- Hỏi
“Cho mình hỏi, trong kinh Phật nói tâm chúng sanh tanh tịnh, chưa từng bị nhiễm ô, do tham sân si vọng tưởng, chấp ngã, phân biệt phải chịu luân hồi sáu nẻo.
1) Làm sao quay về với bản tâm thanh tịnh niết bàn diệu tâm?
2) Chúng sanh sống chung với bản tâm thanh tịnh hằng ngày, sống chung với nó mà không hay biết mà sống với cái tâm vọng tưởng, làm sao để nhận biết cái bổn tâm thường trụ thanh tịnh và ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày?” (11/09/2020 17:41:01; Nguyễn Hoàng Nghiêm)
3) “Đức Phật thuyết pháp 49 năm nhằm chỉ cái tâm thanh tịnh ấy, ngài dạy muôn ngàn pháp môn nhằm cũng vì cái tâm ấy, bỏ vọng theo chơn, như thế nào là tu trực chỉ chơn tâm, khi chúng ta xưa nay sống với cái tâm vọng tưởng, còn cái tâm thanh tịnh thì chúng ta lại không biết bản lai diện mục của nó ra làm sao, như thế nào thử hỏi làm sao tu, bỏ cái tâm vọng đó đi sống lại với nó, làm sao tu chực chỉ chân tâm được?” (11/09/2020 17:51:46; Nguyễn Hoàng Nghiêm)
- Đáp
53.1 (1) Làm sao quay về với bản tâm thanh tịnh niết bàn diệu tâm? ... (2) ... và ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày?
Theo mình thì, hai câu hỏi của bạn gần như có cùng nội dung!!! ... Giải quyết được thắc mắc này, sẽ giải quyết được thắc mắc kia!!!
Để có thể tìm lại “bổn tâm thanh tịnh”, người tu hành không phải cất công tìm kiếm bổn tâm thanh tịnh là gì, hoặc suy xét làm thế nào để chung sống với cái bổn tâm thanh tịnh ấy!!!
Vì rằng, người ta không thể đi tìm, hay chung sống với một thứ mà ta không từng thấy, không từng biết về nó!!! Ha ha ha ha!!! Giống như một chàng trai, không thể đi cưới một cô vợ với mong ước được chung sống trọn đời... Trong khi chàng trai không hề biết hình dáng, mặt mũi, nơi cư trú đích thực, v.v... của cô gái!!! Nếu có biết chăng, chỉ một vài thông tin mơ hồ rằng, cô ấy có tên như thế này, với một vài tánh nết đặt trưng của người phụ nữ mẫu mực như kia, v.v...!!! Rồi vọng tưởng vẽ ra một chơn tâm trong đầu!!!
Xưa nay, cũng chính thói quen “mua trâu vẽ bóng, cưới vợ hoạ hình” của nhiều người... Thành ra, cái cô vợ có tên “Bổn Tâm Thanh Tịnh” gì gì đó, hầu như trở thành chuyện trong mơ!!! Hoặc chém gió cho thiên hạ ớn chơi!!! Chứ thực chất, chẳng một ai thật sự tìm được cô vợ vô hình ấy qua cái tinh thần kì khôi “trực chỉ chơn tâm” hoàn toàn phản giáo dục, phi truyền thống này!!!
Vì thế, Phật đạo không chủ trương “chung sống với bổn tâm” hoặc “quay về với bổn tâm” trong khi “hành giả hãy còn mê”!!! Giống như người ta không thể uống được thứ nước trong, trong khi tất cả các nguồn nước chung quanh người ấy đang bị vẩn đục và nhiễm ô!!!
Để giải quyết vấn đề này, Phật đạo có hẳn một quy trình giáo dục giúp người tu hành “gạn đục khơi trong”, gọi là “đoạn mê khai giác” ... Trước khi “đoạn mê khai giác”, người ấy phải trải qua quá trình dọn sạch cỏ dại tà kiến bằng pháp môn “tồi tà hiển chánh” như người ta dọn đất trước khi gieo giống, chứ chẳng phải khơi khơi mà có thể đoạn mê!!! ... Hết đục đến trong, hết mê đến giác, người tu hành mới có thể “ngộ” ra cái gì là “bổn tâm thanh tịnh”!!! Quy trình này giống như người ta đem nước đục về, bỏ một ít phèn chua vào và để yên... Sau khi tạp chất lắng xuống đáy, người này dùng thứ nước sạch đó đun sôi rồi mới sử dụng!!!
Quy trình để thấy bổn tâm thanh tịnh của Phật đạo, gồm có Tứ Đế hay Tứ Diệu Đế cũng giống như quy trình làm trong nước!!! Đó là, trước nhất làm cho hết khổ của Khổ Đế, giống như đem nước đục về nhà và bỏ phèn chua vào!!! ... Kế đến, làm cho hết phiền não, kiết sử, lậu hoặc của Tập Đế, giống như đậy kín và để yên nước ở một nơi an toàn!!! ... Sau cùng, đun sôi nước sạch đã được lắng trong rồi mới sử dụng, là cách người tu hành ngộ được bổn tâm thanh tịnh chứng Diệt Đế!!!
Quy trình xử lí nói trên lâu hay mau, tuỳ thuộc vào nguồn nước, chất lượng phèn (tà giác, phèn giả, phèn kém chất lượng chỉ làm cho nước thêm bẩn), vị trí đặt lu nước, cách xử lí, v.v... Nếu quy trình trên được thực hiện tốt, đúng kĩ thuật nhất định trong một thời gian ngắn là có nước sạch để sử dụng!!!
53.2. “Làm sao tu chực (trực) chỉ chân tâm được”???
Chân tâm, chơn tâm, bổn tâm, bổn lai thanh tịnh, bản lai diện mục, niết bàn, v.v... Tuy tên gọi khác nhau, nhưng cùng để chỉ chung cho “bản lai thanh tịnh” ... Bản lai thanh tịnh là bản nguyên vốn tự sẵn đủ của một hữu tình!!! Tuy nhiên, do mê muội, nên tà kiến, khổ, phiền não, kiết sử, lậu hoặc từ vọng tâm (tâm người, nhân tâm) che khuất... Do đó hữu tình không tự thấy được bổn tâm thanh tịnh!!! Giống như mặt trời bị mây che, mặt trời tuy có đó nhưng ta lại không nhìn thấy!!!
Tìm lại “bổn tâm” là mục tiêu, là yêu cầu đầu tiên của Phật đạo!!! Tuy nhiên để có thể tìm lại bổn tâm, người tu hành phải phá bỏ “các lớp mê” từ phàm tâm (nhân tâm)!!! Khi các lớp mê từ nhân tâm bị phá bỏ, chơn tâm (thánh tâm) sẽ tự hiện!!!
Xuất phát từ nguyên lí nói trên, người xưa, cụ thể là Tổ Đạt Ma đã tuyên thuyết bài kệ, bài kệ này được coi như phương châm hành động của người tu hành!!! Bài kệ đó là: “Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật!!! (教外別傳. 不立文字. 直指人心. 見性成 佛)!!!” ... “Trực chỉ nhân tâm” là phương thức nhắm thẳng phàm tâm để đánh phá!!! Phương thức này ta có thể tìm thấy trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Phá ngũ ấm), Kinh Kim Cang (Ưng vô sở trụ), Kinh Lăng Già (hết thảy tự tâm hiện), Kinh Hoa Nghiêm (dừng trụ phân biệt), v.v...!!! Sau khi đánh phá nhân tâm, dẹp yên được “loạn thần hư vọng”, tich diệt hết “tặc tử mê muội” ... Người này sẽ “minh tâm kiến tánh”!!! Đây cũng là phương cách nhắm thẳng Tâm Niệm Xứ để tu hành của Bồ Tát!!! ... Cho nên, câu hỏi của bạn: “Làm sao tu chực chỉ chân tâm được”??? Nên coi lại!!!
Tóm lại: Phật đạo là một nền giáo dục, nền giáo dục của Phật đạo có một quy trình dạy và học hẳn hoi!!! ... Vì thế, muốn thành tựu các mục tiêu do Phật đạo đề ra, người học phải học, học và học!!! Song song với việc học, người tu hành cần tư duy thấu đáo, rồi ứng dụng những điều đã học vào đời sống gọi là “văn, tư, tu”!!! Lâu hay mau (đốn hay tiệm) là do cơ trí của mỗi người!!!
Về câu hỏi của bạn có đại ý: “Làm thế nào để trở thành HĐ Lý Gia”??? Bạn có thể xem bài viết có chủ đề LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH HUYNH ĐỆ LÝ GIA từ CHUYÊN MỤC CHUYỆN BÊN LỀ (76) đăng ngày 03/08/2020 trên Page Lý Tứ!!!
Chúc các bạn... an vui, tinh tấn, thành công!!!
(13/09/2020)
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






