Phước Đức Ác Đức Công Đức

 0
Phước Đức Ác Đức Công Đức

Các bạn!!! ... Trong kì sinh hoạt trực tuyến vừa rồi của Lý Gia... Với chủ đề “Phước Đức Và Công Đức” đã được HĐ chúng ta thảo luận sôi nổi!!!

Có thể nói, những buổi sinh hoạt trực tuyến, đã giúp HĐ chúng ta tiến bộ một cách rõ rệt... Cứ sau mỗi buổi sinh hoạt, chúng ta lại rút ra rất nhiều bài học và kinh nghiệm, từ đấy chúng ta tự điều chỉnh để những lần sinh hoạt sau hoàn hảo hơn!!!

Cho đến bây giờ, mình nhận thấy các buổi sinh hoạt của HĐ chúng ta có tính chuyên nghiệp, chất lượng cao, mọi người tự tin khi phát biểu... Và quan trọng nhất, đó là sức “rộng và sâu” về giáo pháp của các HĐ được nâng lên một cách đáng kể, từ đó việc ứng dụng giáo pháp vào đời sống thuận lợi hơn!!!

Trong buổi sinh hoạt vừa rồi, có 6 câu hỏi được nêu lên và có đến 30 câu trả lời từ phía HĐ được đưa ra!!! Để tổng kết những câu hỏi và trả đó, mình xin ghi lại như sau:

Hỏi - Đáp 

46.1. Phước đức và công đức khác nhau như thế nào???

Có ba giá trị nhận được khi một tạo tác xảy ra!!! Ba giá trị đó là:

- Khi một tạo tác bất kì của thân khẩu ý, có xu hướng và mang trong nó tính chất của ác nghiệp... Tạo tác ấy sẽ nhận được ác báu!!! Giá trị của ác báu là thiếu thốn, cột trói, khổ đau và phiền não!!!

- Khi một tạo tác bất kì của thân khẩu ý, có xu hướng và mang trong nó tính chất của thiện nghiệp... Tạo tác ấy sẽ nhận được phước báu!!! Giá trị của phước báu là đầy đủ vật chất và sung sướng, đặc biệt là dễ xả!!!

- Khi một tạo tác bất kì của thân khẩu ý, có xu hướng và mang trong nó tính chất thanh tịnh như pháp... Tạo tác ấy sẽ nhận được công đức!!! Giá trị của công đức là thanh tịnh, an vui, không có lậu hoặc và giải thoát!!!

46.2. Một người chưa giác ngộ, có khi nào tạo tác của họ phát sinh công đức hay không???

Như trình bày ở trên, một người không hoặc chưa giác ngộ, nếu tạo tác của họ mang trong nó tính chất của thanh tịnh và như pháp... Tạo tác đó sẽ phát sinh công đức!!!

Tuy nhiên do người chưa giác ngộ, bản thân không biết làm thế nào để có được một tạo tác thanh tịnh và như pháp, nên tạo tác của họ không có tính xu hướng (không phát xu thanh tịnh như pháp), mà chỉ là hành động ngẫu nhiên trong bất chợt nào đó vô tình có được... Vì thế, giá trị công đức họ nhận được không nhiều, không thường hằng!!! Đây là lí do vì sao, kinh dạy người tu hành cần phải “phát xu” ... Phát xu là phát triển có xu hướng chứ chẳng phải hành động vô tình... Như phát xu đại đạo, phát xu công đức, phát xu thiện nghiệp!!!

Người chưa giác ngộ, khi tạo tác nếu may mắn phát sinh công đức, như người nghèo vô tình nhặt được một ít vàng, số người nghèo trong đời vô tình nhặt được vàng rất hiếm và số lần nhặt được trong đời cũng không nhiều, nên số vàng họ có được không đáng kể...!!!

Người đã giác ngộ, trong tất cả tạo tác của thân khẩu ý đều phát sinh công đức, vì đây là tính “phát xu tất yếu” của “đạo giác ngộ” ... Như người sở hữu công nghệ khai thác vàng và đang sử dụng công nghệ đó, nên số vàng (công đức) của họ luôn phát sinh và tích luỹ theo thời gian!!!

46.3. Giá trị của ác báu, phước đức và công đức nếu có, thì dùng các thứ ấy vào việc gì???

 Ác báu, phước đức và công đức có thể coi như ba thứ bản vị tiền tệ... Mỗi loại bản vị sẽ có giá trị riêng, tuỳ vào số lượng bản vị có được, khi nghiệp thức viên mãn, tâm thức người ấy sẽ “tự quy đổi” cho mình các món tương đương!!!

Người nhiều ác báu, sẽ quy đổi ra ba đường dữ!!! Người nhiều phước báu, quy đổi được sướng vui của thế gian!!! Người nhiều công đức, sẽ quy đổi thành các quả vị thù thắng của đạo xuất thế!!!

46.4. Một người đã giác ngộ, tất nhiên việc làm của họ thường phát sinh công đức!!! Nhưng nếu, trong phút giây nào đó người ấy bất giác, phút giây ấy có phát sinh công đức hay không??? Hay họ mất tất cả công đức có được???

Người giác ngộ, trong phút giây bất giác những hành động trong phút giây ấy không phát sinh công đức!!! Tính chất của công đức thuộc về đạo xuất thế, nên nó là thường, vì thế công đức có được của họ không mất!!!

Trong phút giây bất giác, nếu tạo ác nghiệp, người ấy phải chịu ác quả từ ác nghiệp ấy!!! Nhưng nhờ vào công đức đã tích luỹ và tính chất của công đức là thanh tịnh vô lậu... Vì thế, ác quả có hiện nhưng báu của nó là báu lành, nhờ đó tâm thức của họ không phiền não lậu hoặc như người đời!!! Giống như Đề Bà Đạt Đa thị hiện hại Phật phải đoạ vào địa ngục vô gián... Nhưng (theo kinh) ông ta là Bồ Tát Thập Địa nên khi An Nan được Phật sai xuống địa ngục để thăm Đề Bà Đạt Đa... Đề Bà Đạt Đa nói với A Nan: “Ngươi về cho ta gởi lời thăm Thế Tôn, và thưa với Thế Tôn rằng, tuy thân ta đang ở địa ngục, nhưng tâm ta như Tỳ Kheo ở cõi trời Tam Thiền...”!!!

46.5. Người đã giác ngộ, khi thực hành thiện pháp như bố thí, cúng dường, v.v... có phát sinh phước đức hay không??? Và phước báu của người giác ngộ đến lúc nào đó sẽ hết, hay còn mãi mãi???

Bất kì một ai, người giác ngộ hay không giác ngộ... Khi thực hành một thiện pháp như bố thí, cúng dường, v.v... đều phát sinh phước đức!!!

Người không giác ngộ sẽ nhận được phước báu hữu lậu, tức giàu sang nhưng còn phiền não, lậu hoặc, trói buộc... Người giác ngộ sẽ nhận được phước báu vô lậu, tức giàu sang mà không bị giàu sang làm cho trói buộc, phiền não, lậu hoặc...!!!

Tính chất của phước báu là vô thường, nên khi hưởng hết, phước báu sẽ hết!!! Tuy nhiên, đối với người đã giác ngộ, do trong phước báu có tính chất của vô lậu, nên giàu hay nghèo, có phước hay không, v.v... tâm trí họ đều rỗng rang, thanh tịnh, chẳng bận tâm, không phiền não, không phát sinh lậu hoặc (các tính chất siêu việt vô phược vô thoát của bình đẳng, đẳng, vô đẳng đẳng tâm)!!!

Ví dụ như, có lúc Thế Tôn thị hiện đi khất thực nhưng không có người cúng dường, phải ôm bình bát không trở về... Hoặc ba tháng an cư phải ăn lúa ngựa (loại lúa hư chỉ để cho ngựa ăn), nhưng Thế Tôn vẫn... Là... Thế Tôn!!!

Hoặc Bồ Tát Duy Ma Cật là người hành nghề thương mại (buôn bán)!!! Buôn bán có lúc lãi (lời) có lúc thua lỗ nhưng kinh ghi lại: “Duy Ma Cật được không mừng, mất không buồn...”!!!

46.6. Như thế nào gọi là như pháp???

 Như pháp là, như thiệt tướng của pháp ấy!!! ... Như thiệt tướng của pháp ấy là, không như các thứ tánh tướng hư vọng mà thế gian thấy biết hay quan niệm!!! ... Kinh dạy: “Thiệt tướng là nhất tướng, nhất tướng là vô tướng...”!!!

Các bạn!!! ... Ác báu, phước báu và công đức là ba khái niệm quan trọng của Phật đạo, và người tu hành thường rất quan tâm!!!

Hy vọng, bài viết sẽ giúp mọi người có thêm một số hiểu biết nhất định về ba khái niệm nêu trên!!!

(23/07/2020)

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 0
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG