Pháp Gia Trì

1. PHÁP “GIA TRÌ” (Gia bị và hộ trì).
Như thế nào gọi là pháp gia trì??? Ví dụ như có người đẩy xe lên dốc. Nặng quá, việc này gặp khó khăn. May mắn, có người tốt bụng giúp đỡ, đẩy tiếp. Người này nhờ đó mà có thể đẩy chiếc xe lên đến đầu con dốc một cách an toàn, "khoẻ re như con bò kéo xe"!!!
Phật cũng thế, thường dùng các phương tiện trợ giúp người tu hành ngược con dốc tham ái, đẩy chiếc xe Đại Thừa lên đến đỉnh Nát Bàn, thành tựu Đạo Quả. Những phương tiện như vậy, gọi là pháp gia trì...
(19-04-2013)
Các bạn!!!
Người thọ Bồ tát giới và người chưa thọ Bồ tát giới, đều tu như nhau trong Phật Đạo. Vì rằng, pháp của Phật không dành riêng cho một hạng người nào.
Tu hành trong Phật Đạo là: “biến một chúng sanh mê muội ra khỏi vô minh, trở thành sáng suốt”. Muốn thành tựu điều này, vị tu hành phải biết lỗ̃i họa và nguyên nhân của mê muội. Lỗ̃i họa của mê muội là những gì???
- Khi mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi hương, v.v... Liền đem tâm tham đắm nơi các thứ đó. Vì tham đắm nơi các thứ đó, nên bị các thứ đó cột trói và phát sanh phiền não. Kinh gọi là: “người tham đắm ngũ dục”. Kinh cũng nói rằng: “Như con chó bị cột vào gốc cây bằng một sợi dây xích. Con chó đứng không rời gốc cây, con chó đi, nằm, ngồi, ăn, uống, ngủ, thức đều không rời gốc cây. Con chó bị gốc cây trói buộc, sẽ sinh nhiều phiền não và không tự tại”!!!
- Ý khởi lên những nghĩ suy không chân chánh như: Phân biệt, so đo, toan tính, hại người... Kinh gọi là: “Kẻ bị tư niệm, tư lường, thầm ý mê hoặc”. Giống như người đi coi ảo thuật, bị các nhà ảo thuật đánh lừa. Nơi không phải con bồ câu mà người xem lầm tưởng bồ câu, giấy báo mà lầm tưởng là tiền!!!
Muốn điều phục tâm ý, vị tu hành này phải:
- Năm căn thân bên ngoài, đối với cảnh duyên, không để cho cảnh duyên làm "Loạn". Gọi là được "Thiền"...
- Đối với ý thức bên trong, không khởi "Động niệm", tâm ý vắng lặng. Gọi là có "Định"...
Trong ngoài lúc nào cũng như vậy, thảnh thơi, không mê, không tưởng, không đảo điên, không toan tính... Gọi là vị "Đắc Thiền Định"...
- Người có đủ thiền định như vậy, gọi là người "Đủ̉ Giới". Vị này chưa thọ Bồ tát giới, Bồ tát giới cũng đến. Gọi là Vô Lậu Giới, gọi là Vô Tướng giới...
(17-04-2013)
2. TAM MUỘI GIÁC GIA TRÌ
Các bạn!!!
Phật Tri Kiến thì quá nhiều, đến vô lượng. Đời người thì quá ngắn!!! Không phải trên đời, ai cũng may mắn được tiếp cận với trí này để, tìm hiểu, và học tập. Vì thế, thời gian đối với chúng ta “quý hơn vàng”. Nếu không biết tận dụng, không biết chắt chiu từng chút một, để học tập, để tìm hiểu, để thành tựu. Thì quả là “một lãng phí lớn”!!!
Chính vì lẽ này, mà mình không đợi chấm dứt việc tìm hiểu ý nghĩa hai chữ Công Đức, rồi mới đưa ra đề tài mới. Mà ngay lúc này, tại thời điểm quan trọng này, một câu hỏi khác được mình gởi đến các bạn. Câu hỏi này, chính là công cụ cần thiết để “công việc cưa cây” của HĐTM không bị gián đoạn, mau chóng sinh lửa Công Đức. Vì thế, Pháp Bảo Đàn Kinh mới viết: “Nhược năng tàn mộc thủ hoả, ư nê định xuất hồng liên”. Tạm dịch: Nếu cưa được cây lấy lửa, nơi ao bùn kia, quyết mọc sen hồng. Muốn cọ hai cây khô để có lửa, suốt thời gian cưa không được nghỉ tay, đến khi nào lửa chưa bùng cháy chưa thôi!!!
Một đoạn trích trong kinh Lăng Già: “Đại Huệ! Tam muội của Bát Địa Bồ Tát đạt được cũng như Niết Bàn của Thanh Văn, Duyên Giác... Nhưng nhờ Phật lực gia trì nên Bồ Tát ở trong tam muội không nhập Niết Bàn. Nếu không có sự gia trì ấy thì Bồ Tát không hóa độ chúng sinh, không hoàn thành Như Lai địa, lại còn dứt giống Phật.
Bởi thế nên Phật vì Bồ Tát mà nói các công đức lớn không thể nghĩ bàn của Như Lai, khiến họ rốt cuộc không nhập Niết Bàn. Thanh Văn, Duyên Giác tham đắm pháp lạc tam muội. Ở lặng lẽ, nhầm tưởng là Niết Bàn”. Trong trích đoạn kinh có viết: “… Nhưng nhờ Phật lực gia trì nên Bồ Tát ở trong tam muội không nhập Niết Bàn…”. Xin Hỏi:
Theo các bạn, “Phật Lực Gia Trì” trong đoạn kinh đã dẫn, nhằm chỉ điều gì??? Rất mong đón nhận những câu trả lời thật chính xác từ Các bạn!!!
(14-04-2013)
Các bạn!
Theo những gì bạn đã viết trong email thì chí ít, cũng đã thấy chút manh mối về “ý nghĩa của sự gia trì”.
Cái thấy này, là cơ sở rất quan trọng để sau này thành tựu nhiều thứ. Tuy nhiên, còn cần “độ chín mùi, chiều sâu, thời gian và công hạnh”... Những điều bạn nêu ra, là “phần dụng của sự gia trì”. Nói khác đi, trình bày của bạn thuộc về “hiện tượng sau khi có được sự gia trì”. Trên cơ sở đã có, nếu chịu khó quan sát, lặng lẽ quan sát, luôn khéo quan sát, nhất định sẽ thấy ngay. Chúc thành công, thành công này sẽ là cơ sở của trí tuệ mai sau. Nó chính là “con sư tử con” đang thành hình.
Câu hỏi mình đặt ra, và điều cần ở câu trả lời của các bạn, đó là: “cái thể của sự gia trì này”. Tức là “bản chất sự gia trì, cụ thể là gì, nó là cái gì”??? Có thể nói: Với câu hỏi này, mình biết rất khó!!! rất khó!!! và cực kỳ khó đối với Các bạn!!! Nhưng nó là “manh mối của mọi manh mối sau này...”.
“Hãy tinh tấn này các Bà La Môn!!! Hãy nỗ lực này các Bà La Môn!!! Phía trước các bạn là những gì tốt đẹp nhất...!!!” (Trích lời Thế Tôn)
Câu trả lời thuộc về “cảnh giới tu chứng”, những vị nào đã từng ở nơi đó, từ nơi đó lặng lẽ quan sát, say sưa quan sát, quan sát thật kỹ. Nhất định sẽ “Ngộ” ra sự gia trì đích thực là gì. Nó hoàn toàn ra ngoài mọi suy luận hay kiến giải.
Chúc các bạn tinh tấn!!!
(15-04-2013)
Các bạn!!!
Mình nhận được các câu trả lời của các HĐ, hầu như mọi người “kiến giải về nghĩa Phật gia trì”, hoặc nói lên “cái dụng của sự gia trì”, mà chưa nói được “phần thể” của gia trì này là gì!!!
Ví dụ, các bạn nêu lên rằng Từ Bi hoặc những hành động nằm trong “phạm trù Từ Bi” và coi đây là “sức gia trì của Phật”. Điều này không sai, nhưng Từ Bi chỉ là “hệ quả của cái gì đó”. Mình tạm gọi Từ Bi là phần dụng, là hiện tượng, là hiệu ứng của một chánh nhân có trước nó.
Vì thế, Từ Bi chưa phải là gốc rễ của vấn đề. Từ Bi giống như sức nóng hoặc ánh sáng mặt trời, chứ không phải mặt trời. Mặt trời mới là căn nguyên (thể) của các thứ mà nó phát ra (dụng).
Câu hỏi đặt ra nằm trong phạm vi của Bát Địa. Bất Động giống như vàng ròng, vàng tự nó không thể trở thành đồ trang sức. Từ Bi tâm của Bồ Tát Bất Động, giống như cà rá, dây chuyền, các vật phẩm làm từ vàng sau khi đã “được thợ bạc gia trì”. Chưa được gia trì thì, vàng kia sẽ “Niết Bàn”.
Như vậy, cái gì mới là nền tảng để làm nên các món trang sức??? Hay khác hơn, cái gì “đã gia trì” để vàng biến thành trang sức???
Vì thế, để thấy rõ câu trả lời, cần nhất là: “Đặt nó trước mặt, lặng lẽ quan sát trong một nguồn tâm bất động và thức đã tịch diệt”. Câu hỏi mình đưa ra, thuộc phạm vi của chánh kiến, vì thế không thể dùng tư duy để thấu đáo. Rất mong các bạn: “đặt vấn đề trước mặt, lặng lẽ quan sát” để thấy được nguồn cơn.
(15-04-2013)
3. VỀ… CHỮ “GIÁC”
Đồng một chữ giác, nhưng trong Phật Đạo có hai nghĩa.
- Giác: Sự hiểu biết do học tập, do huân tập thiện pháp. Chữ giác này là mặt trái của tri. Phản nghĩa của mê.
- Tánh giác: Cái biết bản nhiên. Cái biết này không có sự hiểu đi kèm. Giác này là nhân Phật. Khi giác này vào nhãn căn gọi là tánh thấy, vào nhĩ căn gọi là tánh nghe... (kinh Thủ Lăng Nghiêm).
(25-04-2013)
Thưa Thầy,
Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật dạy: “Bản giác diệu minh, tánh giác minh diệu”. Theo con, bản giác là cái giác vắng lặng, chưa từng lay động. Còn tánh giác là cái biết bản nhiên, nhập vào các căn cho ra tánh thấy, tánh nghe… Tánh giác hiện vì trong này có bản giác. Vậy tánh giác và bản giác vốn không hai, phải không Thầy?
Con xin Thầy chỉ dạy cho con. Con nguyện thường tinh tấn và thấy biết “không sanh cái đuôi đằng sau”.
Các bạn!!!
Tạm thời “có thể hiểu” như vầy!!!
- Bản giác như đèn
- Tánh giác như ánh sáng của đèn
- Bản giác là thể
- Tánh giác là dụng
Đèn và ánh sáng chẳng phải hai, có đèn là có ánh sáng, thấy ánh sáng biết có đèn. Nhưng nếu một bề quyết chắc đó là một thì... bèn sai!!! Vì sao??? Vì khi đèn tắt, đèn còn mà ánh sáng mất. Một cái mất, một cái còn, thì sao gọi là một được???
(27-04-2013)
4. TỔNG KẾT CÂU HỎI (... PHÁP GIA TRÌ)
Các bạn!!!
Từ hôm gởi câu hỏi đến nay, mình nhận được rất nhiều trả lời của các bạn, có HĐ trả lời đến năm lần. Mỗ̃i email trả lời, mình gởi kèm phản biện đến các bạn.
Để tổng kết câu hỏi vừa rồi, mình xin chuyển đến các bạn, đoạn đối thoại giữa Sơ Lão Tổ Tông và Nhị Lão Tổ Tông, mới nghe được hồi khuya. Từ đoạn đối thoại này, hy vọng các bạn tìm ra chiếc chìa khoá của mấy câu hỏi vừa rồi...
- “Bạch Thầy!!! Nay con đã đoạn hết các duyên.
- Coi chừng rơi vào đoạn diệt.
- Bạch Thầy!!! Không rơi.
- Làm sao ngươi biết không rơi???
- Con vẫn thường “Tự biết”... Lời nói không đến được.
- Chư Phật vẫn thường truyền như thế, chớ có hồ nghi!!!
- Uống một hớp trà đá, rồi Sơ Lão Tổ Tông lấy hơi mà rằng:
- Tánh giác là nhân, Vô thượng giác là quả. Nhân giác sẽ cho ra quả giác. Nhân nhỏ nhưng mà quả bự!!!
- Tự tánh là nhân, Phật tánh là quả. Mấy cái nhân này, kinh Thủ Lăng Nghiêm gọi là Như Lai Mật Nhân...
- Tu hành chỉ đơn giản: “dứt mê để giác hiện...mà...!!!”
- Vì thế kinh dạy: Như thị kiến là, như con tê giác chạy vào con mắt để thấy. Như thị tri là, như con tê giác chạy vào cái ý để biết. Chớ chẳng nên, như cái đã tri mà tri, như cái con kiến mà kiến lung tung...!!!
- Do trước đây, ngươi chưa giác ngộ, lấy cái tri để giác, nên bị che chướng, chẳng sinh công đức. Vì thế, không thấy bốn chữ “Tam Muội Giác Gia Trì” sơn son thiếp vàng bằng to bằng sân bóng đá, treo lủng lẳng ở phần chủ đề đó sao...
- Nghe xong mấy lời này, Nhị Lão Tổ Tông năm vóc gieo sát đất, lạy lấy lạy để, rồi nói: Bạch Thầy!!! Đúng là con tê giác... Tê giác công đức nhiều hơn các con khác, hèn chi cái sừng của nó mắc hơn vàng, cả khối thiên hạ hám lời chạy tuốt qua Châu Phi buôn lậu...
- Cười một tràng dài, Sơ Lão Tổ Tông bèn đi uống trà...”
Các bạn!!!
Ngày xưa, Phật dùng vô lượng Tam Muội để gia trì cho vô lượng địa vị của người tu hành trong Phật Đạo. Vì thế, “Pháp Gia Trì” cũng như “Tam Muội Gia Trì” cực kỳ quan trọng trong Bồ Tát Đạo. Tam Muội Giác Gia Trì chỉ là một phần tử trong tập hợp Tam Muội Gia Trì, giống như Tam Muội Đoạn Mê, Tam Muội Khai Giác, v.v...
Cho nên, “Pháp Gia Trì” là môn học bắt buộc trong giáo trình Nhất Thiết Trí. Hành Bồ Tát đạo mà không biết “Tam Muội Gia Trì”, giống như làm ruộng mà không biết gieo giống, bón phân, tưới nước, thu hoạch và các công nghệ sau thu hoạch. Không biết “Giác Gia Trì” cũng như chẳng biết trồng cây gì, nuôi con gì!!!
Để giúp các bạn đào sâu và thấu suốt những vấn đề vừa nêu, một số câu hỏi sau được gởi đến các bạn. Và, các bạn hãy tư duy, chừng nào thấu đáo, gởi câu trả lời về mình, hoặc gặp trực tiếp để trình bày. Không hạn lượng thời gian, có thể một ngày, có thể một đời.
Sau đây là các câu hỏi:
- Phật dùng phương tiện gì để gia trì???
- Thời điểm nào là thời điểm gia trì thích hợp nhất???
- Làm sao nhận biết thời điểm gia trì đã đến???
- Lực gia trì hay Phật lực gia trì gồm những gì???
Các bạn!!!
Muốn thấu hiểu Pháp Gia Trì và biến pháp này trở thành Tam Muội Gia Trì, hỗ̃ trợ người tu hành vượt con dốc dài thế gian, rồi xuất thế và đến Vô thượng Bồ đề, đòi hỏi người tu hành phải hội đủ nhiều điều.
Trong đó, Tâm và Trí là hai yếu tố cơ bản xây dựng nên pháp này. Chỉ một tấm lòng thôi chưa đủ, tấm lòng này phải “được chỉ đạo” bởi sự thông hiểu giáo pháp một cách cặn kẽ. Nếu không, tấm lòng kia tự biến “Pháp Gia Trì” trở thành “Pháp Âm Trì”!!!
Pháp Gia Trì, giống như giúp người đẩy xe vượt dốc. Tam Muội Gia Trì giống như: Lực tác động, phương tác động, điểm tác động, thời điểm tác động. Bốn món này phải đồng bộ, gọi là tương ưng. Chỉ cần tác động sai hoặc lệch phương, mọi thứ hỏng bét, lực sai sẽ không kiểm soát được vận tốc, phương và điểm (bị tác động) sai sẽ đi xuống...hố!!!
Ngoài lực và phương tác động, thời điểm tác động không kém phần quan trọng. Thời điểm tác động không đúng, sẽ như mưa trái mùa làm ngập úng cây trồng, hoặc hạn hán cây khô trái héo. Nói chung, nếu mổ xẻ đến nơi đến chốn thì vô vàn thứ cần nêu lên.
Đức Phật trong suốt cuộc đời hoằng hoá của mình, mỗ̃i mỗ̃i lời đều là Tam Muội Gia Trì, đều là Pháp Gia Trì, gọi chung là Phật lực gia trì. Cái gì đã làm nên một trí tuệ thiện xảo với những gia trì thắng diệu như vậy??? Đây chẳng lẽ không phải là điều để HĐTM chúng ta suy gẫm hay sao??? Cuộc đời và tấm lòng của Thế Tôn ngày xưa chẳng phải là tấm gương lớn để HĐTM chúng ta học tập và nhìn ngắm, làm cơ sở và định hướng để tư duy hay sao???
Trong thời gian đến. Chúng ta tạm coi là “những ngày vàng”, rất mong HĐTM nỗ̃ lực suy gẫm về đề tài “Pháp Gia Trì”. Phía trước còn “vô lượng pháp môn” chưa có dịp đề cập, đang đợi Các bạn!!!
(03-05-2013)
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






