Phẩm Hư Không Mục (Tứ Thiền)

Các bạn!!!
Hôm trước, mình có cuộc trao đổi ngắn với một số HĐ về ý nghĩa của các tầng bậc Thiền Định trong Phật Đạo.
Kinh Đại Bảo Tích, Quyển 9, phẩm Hư Không Mục, Thế Tôn có đề cập đến Tứ Thiền theo ý nghĩa Thanh Văn Thừa. Trong đó, lời kinh có nói rằng:
“Sơ Thiền gồm xa lìa và cụ túc”.(1)
Xa lìa: Là xa lìa Ngũ triền cái.
Cụ túc: Là đầy đủ năm chi (Giác; Quán; Hỷ; An và Định)
Mình xin hỏi các bạn một vài điều có tính mở rộng, mở rộng này dựa vào cảnh giới “Xuất Thế Gian Thiền” được nâng cấp từ văn cú của đoạn kinh đã trích ở trên.
Phần trả lời mở rộng, chúng ta không căn cứ trên nghĩa Nhị thừa như những gì trong kinh đã dạy. Mà đây là các câu hỏi mang nhiều “ý nghĩa về mặt kỹ thuật cấp cao” của một người thâm đạt “các cảnh giới Thiền”.
Có nghĩa, điều mình sắp hỏi, nằm trong kinh nghiệm thực tế tu tập của những vị đã Giác Ngộ, những vị này không còn bị bức bách bởi “Ngũ Triền Cái”. Cũng như họ đã từng thẩm sát ý nghĩa hai chữ “Cụ Túc” trên phương diện của một Tam Muội.
1. Các Câu Hỏi Về… “THIỀN ĐỊNH CHUYÊN SÂU”
(1) Khi vào Sơ Thiền đối với vị đã Giác Ngộ, thì hai phần cần có của Sơ Thiền là: “Xa lìa và Cụ túc”. Hai phần này cần được giải thích như thế nào để đúng với ý nghĩa “Xuất Thế Gian Thiền” (Câu trả lời không dựa vào cách giải thích trên quan điểm Nhị Thừa, cũng không dựa vào “Thiền ngữ Có, Không”)???
(2) Sơ Thiền có năm chi là tầm, tứ, hỷ, lạc, định. Đối với người đã Giác Ngộ, thì tầm, tứ trong giai đoạn này là tầm tứ những gì, và ý nghĩa của tầm tứ này phải hướng đến mục tiêu như thế nào, mới được coi là hợp lý trên ý nghĩa Xuất Thế Gian Thiền??? (Tầm, Tứ = Giác, Quán).
(3) Hỷ, Lạc trong Sơ Thiền của Bồ Tát đã Giác Ngộ do cái gì sanh??? Hỷ, Lạc trong Sơ Thiền của Nhị Thừa, còn trong thế gian do cái gì sanh??? (Nhị Thừa = Thanh Văn và Duyên Giác Thừa).
(4) Nhị Thiền có ba chi hỷ, lạc, định.(2) Hỷ lạc này do Định sanh. Như vậy, trong Sơ Thiền, bạn phải dùng kỹ thuật Giác Quán như thế nào (Thế nào là Giác, thế nào là Quán), để Giác Quán này có thể tịch diệt mà vào Nhị Thiền rồi từ đó mới có được Định sanh Hỷ Lạc???
(5) Xin bạn cho biết, sự khác biệt giữa Tứ Thiền của Nhị Thừa (chưa Giác Ngộ), và Tứ Thiền Bồ Tát (đã Giác Ngộ) là như thế nào về phương diện kỹ thuật thực hành???
Rất mong nhận được nhiều kiến giải sâu sắc, mang đậm sở chứng và thấu suốt kỹ thuật thiền định cao cấp từ Các bạn!!!
Các câu hỏi và trả lời, được coi là một trong những “Học Phần Cơ Bản” của “Giáo Trình Nhất Thiết Trí” gồm lý thuyết và thực hành, vị lai chúng ta phải hoàn thành nếu HĐ muốn tiếp tục hành trình “tiến tu trí tuệ” để vào Nhất Thừa Đạo!!!
Xin tặng các HĐ hai câu đối gồm cả Lý và Sự:
“Lý Viên Dung Diệu Pháp. Tứ Thâm Đạt Tâm Tông...”(3)
(29-05-2014)
2. BỨC PHÁ NGOẠN MỤC… “GIẢI QUYẾT TÂM NÀY…” VÀ… “THÀNH TỰU TRÍ TUỆ”
Các bạn!!!
Tu hành trong Phật Đạo, nói ra thì nhiều thứ.
Nhưng tựu trung chỉ có hai điều, đó là:
- Giải quyết tâm này.
- Thành tựu trí tuệ.
Giải quyết “Tâm”.
Đây là phần việc của Ba Thừa, phần việc này đưa đến "tự cứu là chính". Nói theo kinh, đó là phần tự độ.
Cho đến giờ phút này, phần lớn HĐ chúng ta cơ bản biết rõ cái gì là tâm, cũng đã nắm vững kiến thức để điều phục tâm này. Một khi biết rõ cái gì là tâm, nắm vững kiến thức cơ bản, nhất định vị lai có thể ứng dụng kiến thức này để xoay sở tự cứu bản thân.
Tuy tâm là cái gì khó hiểu, trừu tượng, nhưng khi biết rõ về nó, và nắm vững kiến thức cơ bản của Phật Đạo, việc giải quyết nguồn tâm chẳng mấy khó khăn. Khi giải quyết xong, mới biết rằng tâm tuy bao la, nhưng nó lại hữu hạn. Bao la nhưng có giới hạn thì, nếu khéo giải quyết, đối với kẻ trí không phải là việc quá khó khăn.
Vì thế trong Phật sử, không ít những Phật Tử chỉ nhân một đoạn kinh, một lời thuyết... Đã có thể giải quyết rốt ráo việc này. Ví dụ như Ngài Kiều Trần Như, Ngài Xá Lợi Phất, Mã Thắng Tỳ Kheo... Cho đến Chư Tổ có Y Bát. Nói chung có vô số, vô số Phật Tử đã làm được điều này không mấy khó khăn, trong kinh thường đề cập đến.
Thành tựu “Trí tuệ”.
Trong khi tâm hữu hạn, thì trí tuệ của Phật Đạo lại là vô hạn. Chính cái vô hạn này, mà Phật đã ví những điều Phật nói ra như nắm lá trong lòng bàn tay, còn những gì Phật biết như số lượng lá trong một rừng cây.
Muốn thành tựu “cái vô hạn” thật không dễ. Ngoài những điều căn bản như “số lượng lá trong lòng bàn tay” người tu hành cần phải biết, cần phải nắm vững. Nó đòi hỏi người tu hành cần có “một sự bức phá ngoạn mục” nào đó trong cuộc đời tu hành để đi về “phía rừng cây”!!!!!!
Nếu không có sự bức phá, không thoát ra khỏi cái hữu hạn của số lá trong lòng bàn tay, thì việc tìm đến cái vô hạn của rừng cây là chuyện khó có thể thực hiện.
Sự bức phá ngoạn mục để tìm đến cái vô hạn, đòi hỏi người bức phá phải có một khả năng tư duy sắc bén và một cơ trí vượt thoát. Khả năng này, ra ngoài sự tầm thường của một trí não tầm thường. Điều này, trong Tâm Pháp, Lý Tứ khái quát bằng mấy chữ hài hước: “Dị nhân dị tuệ”.
Các bạn!!!
Các câu hỏi mình nêu lên cho HĐ trong đợt này không ngoài chuyện giúp chúng ta cùng nhau bức phá, để hy vọng mai này có thể chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ.
Muốn chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ trong Phật Đạo, như mình nói ở phần trên, đó là: Chúng ta cần một “sự bức phá ngoạn mục để tìm đến cái vô hạn, nó đòi hỏi người bức phá phải có một khả năng tư duy sắc bén và một cơ trí vượt thoát. Điều này ra ngoài sự tầm thường của một trí não tầm thường...”.
Trí tuệ trong Phật Đạo, các bạn có thể hình dung nó là “một loại kỹ năng mềm”. Muốn thành tựu “kỹ năng mềm” chúng ta phải biết tận dụng tất cả mọi điều kiện có được để quan sát, học tập và tư duy.
Kỹ năng mềm, không lệ thuộc nhiều vào kiến thức cơ bản, mà nó là “sự thấu thoát” từ mỗ̃i mỗ̃i pháp. Nếu chúng ta cứ khư khư dựa trên kiến thức cơ bản để quan sát tư duy, mà không tìm thấy sự thấu thoát ngay hiện tiền này trong mỗ̃i pháp. Thì đôi lúc kiến thức cơ bản lại là “sở tri chướng” làm cản ngại sự vận dụng linh hoạt để có được một “kỹ năng mềm” như mong muốn!!!
Điều này được Lục Tổ Huệ Năng minh họa bằng một câu rất chi lý thú: “Hoạt dụng hết thảy chỗ, mà không vướng mắc mỗi chỗ...”
Trên đây là một vài tâm tình, thay những trăn trở khi gởi mấy câu hỏi đến HĐ. Rất mong nhận được những câu trả lời thấu thoát từ “những bức phá ngoạn mục” của các HĐ!!!
(30-05-2014)
3. PHÂN TÍCH… GỢI Ý
Sáng nay, nhân gặp một số HĐ. Mình có trao đổi rất cụ thể về ý nghĩa của:
- Thế nào là “xa lìa” và “cụ túc” của bậc Giác Ngộ.
- Thế nào là “Giác Quán” của ba thừa.
- Kỹ thuật và cơ sở Giác Quán của Nhất Thừa (Bậc chánh chơn Giác Ngộ).
- Công dụng và những sai khác về Giác Quán của ba thừa và nhất thừa.
- Mối liên hệ giữa năm chi của sơ thiền và Thất Bồ Đề Phần.
- Con đường tiến về Đạo Đế sau khi đã viên mãn Giác Quán trên tinh thần Thất Giác Chi.
- Thế nào là “quân bình Giác Quán” theo tinh thần Kinh Viên Giác.
- Vì sao Thiền Na sanh sau khi Giác Quán đã quân bình.
- Mối liên hệ hữu cơ của Thiền Na và Đại Niết Bàn.
- Ý nghĩa của Minh Xúc và Phi Minh Phi Vô Minh Xúc trong cảnh giới sơ thiền và nhị thiền.
- Thế nào là Thể Nhập Đại Đạo thông qua con đường Giác Quán của Bồ Tát Nhất Thừa, mà mình tạm gọi là “đi về phía khu rừng”.
- Thế nào là thấu rõ kinh tạng, vai trò của Giác Quán trong việc thấu rõ kinh tạng.
- Thế nào là Thống Lý Đại Chúng, dưới công dụng Giác Quán.
- Thế nào là Niết Bàn của Thanh Văn và Niết Bàn Bất Nhị theo tinh thần Kinh Duy Ma Cật.
- Vai trò của Ngài Duy Ma Cật trong thời điểm xuất hiện bài kinh.
Nói chung, câu chuyện khá dài, và nhiều đề tài được nêu lên chung quanh các câu hỏi mình đã gởi hôm trước. Mình sẽ nhờ một HĐ tóm lược những điều đã nói hôm nay, chuyển đến các HĐ trong email sau.
(31-05-2014)
4. GHI NHẬN TÓM TẮT
Kính Bạch Thầy!
Kính Thưa HĐTM!
Nhân dịp cùng đi với Thầy thăm HĐ, Thầy có dạy nhiều điều xung quanh câu hỏi kỳ này. Nay xin chia sẻ với HĐTM những điều được nghe như sau:
4.1. Thế nào là xa lìa và cụ túc củ̉a bậc Giác Ngộ?
Xa Lìa: Là xa lìa giáo pháp ba thừa. Có xa lìa giáo pháp ba thừa mới có cơ may thể nhập Đại Đạo.
Cụ Túc: Là đầy đủ tính chất của Đại Niết Bàn, gồm giác, quán, hỷ, lạc, định. Còn gọi là Viên Giác.
4.2. Thế nào là Giác Quán củ̉a ba thừa?
Giác Quán của ba thừa đưa đến thành tựu tâm.
Ví dụ: - Tầm: đặt Thanh Tịnh trước mặt.
Sau đó. - Tứ: quở trách hay loại bỏ những chướng đạo không đưa đến Thanh Tịnh Tâm.
4.3. Kỹ thuật và cơ sở Giác Quán củ̉a Nhất Thừa (Bậc chánh chơn Giác Ngộ).
Sau khi đã Giác Ngộ, vị này không còn gì để Giác Quán cho tự thân.
Giác quán của ba thừa, giống như người té xuống sông, phải vận động tay chân để nổi lên. Khi người này lên bờ, vận động tay chân để bơi lội không cần dùng đến.
Cứu cánh của Phật đạo là trí tuệ, người tu hành không có trí tuệ mới là đại bất hạnh. Cho nên sau khi đã sang bờ kia, tức đã thành tựu Diệt đế, người này mau chóng cầu học trí tuệ từ Đạo đế. Giống người biết rõ hiểm nguy khi đi trên sông nước, khi lên bờ vị này mau chóng học tập các kỹ thuật bơi lội để dạy người đối phó với sông nước. Vì thế, người đã Giác Ngộ muốn có trí tuệ, lại phải sử dụng kỹ thuật Giác Quán một lần nữa, dựa trên cơ sở Giác Phần để thấu suốt Phật pháp giúp hoàn thành bản nguyện, còn gọi là học tập phương tiện, hay “pháp môn vô lượng thệ nguyện học”.
4.4. Công dụng và những sai khác về Giác Quán củ̉a ba thừa và nhất thừa.
Công dụng Giác Quán của ba thừa: Đưa đến thành tựu Tâm. Có nghĩa Ba thừa dùng Quán để viên mãn Giác. Ví dụ: Nhị thừa quán các pháp chướng đạo và quở trách chúng, sau khi quở trách, chướng đạo không hiện khởi, vì thế tâm được thanh tịnh.
Công dụng Giác Quán của nhất thừa: Đó là đưa đến thành tựu Trí. Nhất thừa dùng Quán để làm rõ hay thấu suốt Giác (Xin xem phần giải thích phía dưới).
4.5. Mối liên hệ giữa năm chi củ̉a sơ thiền và Thất Bồ Đề Phần.
- Sơ Thiền củ̉a Bồ Tát, chính là làm công việc của Thất Giác Phần.
- Giác ≈ Niệm; Giác Phần: Đặt kinh điển hoặc các nghĩa trước mặt.
- Quán ≈ Trạch Pháp; Giác Phần: Phân tích, mổ xẻ, đào sâu ý nghĩa kinh điển đến thấu suốt. Thành tựu: Từ ngữ (Từ Vô Ngại), tất cả tầng nghĩa (Nghĩa Vô Ngại), tất cả phương tiện cho từng căn cơ (Pháp Vô Ngại). Sau cùng là tuyên thuyết Từ, Nghĩa, Pháp này đến người hữu duyên (Biện Tài Vô Ngại)
- Hỷ, Lạc, Định: chỉ là hệ quả tất yếu của kỹ thuật Giác Quán này.
4.6. Con đường tiến về Đạo Đế sau khi đã viên mãn Giác Quán trên tinh thần Thất Giác Chi.
Đạo Đế là hệ quả của viên mãn Thất Giác Phần, đạo chính là họ, họ chính là Đạo. Vì có thành tựu Thất Giác Phần rồi, mới có thể thành tựu Bát Chánh Đạo. Bát Chánh Đạo gồm: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, và Chánh Định. Tám thứ chân chánh này có được, chính là kết quả thấu suốt (Tuệ Giác) của các Giác Phần đã tu tập trước.
4.7. Thế nào là “quân bình Giác Quán” theo tinh thần Kinh Viên Giác?
- Gọi là quân bình, khi nào pháp Quán có thể làm thoả mãn Giác Phần. Khi thoả mãn, Giác Quán đồng tịch diệt, gọi là Xả Giác Phần.
- Giác: Là biết...Quán: Làm rõ cái biết đến thấu suốt rốt ráo. Khi thấu suốt rốt ráo thì cái Giác (biết) và cái Quán (phân tích, mổ xẻ, chứng minh, vv) tự xả. Gọi là quân bình Giác (Chỉ) Quán.
4.8. Vì sao Thiền Na sanh sau khi Giác Quán đã quân bình???
Khi đã thấu đáo mọi điều, những thắc mắc, nghi ngờ, hay suy nghĩ đồng tịch diệt. Khi hành tâm tịch diệt Thiền Na sẽ hiện. Vì thế kinh dạy: “Sanh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc...”
4.9. Mối liên hệ hữu cơ củ̉a Thiền Na và Đại Niết Bàn.
Cái này có thì cái kia có. Cái này không thì cái kia không. Cái này chính là cái kia. Thiền Na là tên gọi một số tính chất hiện khởi của Đại Niết Bàn.
4.10. Ý nghĩa củ̉a Minh Xúc và Phi Minh Phi Vô Minh Xúc trong cảnh giới sơ thiền và nhị thiền.
- Khi còn trong phạm vi Giác Quán của Sơ Thiền thì Giác Quán là Minh Xúc (Xúc Như Pháp)
- Khi Giác Quán đồng tịch diệt trong Nhị Thiền thì Phi Minh (Không Giác Quán) Phi Vô Minh Xúc (Không Giác Quán nhưng không Vô Minh).
4.11. Thế nào là Thể Nhập Đại Đạo thông qua con đường Giác Quán củ̉a Bồ Tát Nhất Thừa, mà mình tạm gọi là “đi về phía khu rừng”???
Vứt bỏ Giác Quán Tiểu Đạo (ba thừa) mà chỉ thuần tuý Giác Quán Đại Thừa (dựa trên cơ sở Thất Giác Phần) gọi là Thể Nhập Đại Đạo.
Thế nào là Thấu rõ kinh tạng, vai trò của Giác Quán trong việc thấu rõ kinh tạng???
Thể Nhập Đại Đạo rồi bây giờ mới Giác Quán kinh tạng để thấu rõ kinh tạng. Vì không Giác Quán kinh tạng thì làm gì mà biết và hiểu kinh tạng nói gì!!!
4.12. Thế nào là Thống Lý Đại Chúng, dưới công dụng Giác Quán???
Có thấu rõ kinh tạng rồi, thì mới có khả năng Thống Lý Đại Chúng. Bất cứ căn cơ nào (đại chúng) cần gì, thì vị này cũng có thể thuyết giáo pháp tương ưng để giúp họ thành tựu.
4.13. Thế nào là Niết Bàn củ̉a Thanh Văn và Niết Bàn Bất Nhị theo tinh thần Kinh Duy Ma Cật???
- Niết Bàn Thanh Văn là Niết Bàn Nhị Biên. Niết Bàn bỏ đây lấy kia, bỏ phiền não lấy Bồ Đề, bỏ sanh tử lấy Niết Bàn.
- Niết Bàn Bất Nhị trong Kinh Duy Ma Cật là Niết Bàn chẳng có đây chẳng có kia, không bỏ sanh tử không lấy Niết Bàn.
4.14. Vai trò củ̉a Ngài Duy Ma Cật trong thời điểm xuất hiện bài kinh.
- Vai trò của ngài Duy Ma Cật trong thời điểm xuất hiện bài kinh rất quan trọng. Vì sao như vậy? Bởi vì thời điểm này hầu hết các đệ tử Thanh Văn hay Duyên Giác của Phật đã chứng Thánh và họ rất tâm đắc và kiên cố trong Niết Bàn Nhị Biên của họ.
- Ngài Duy Ma Cật xuất hiện để giúp xoá đi Niết Bàn Nhị Biên. Làm bàn đạp cho việc Phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề sau này. Vì lẽ đó Niết Bàn Bất Nhị mới ra đời. Vài hàng chia sẻ đến HĐTM, nhân duyên lành Thầy dạy dỗ̃ mấy ngày trước.
Con xin đảnh lễ Thầy ba lạy!!!
Xin Thầy hoan hỷ và từ bi chỉnh sửa chỗ̃ khiếm khuyết của con!
Chúc HĐTM tinh tấn và chóng thành tựu trí tuệ!
(03-06-2014)
----------------------
(1) Trích Kinh Đại Bảo Tích (tr. 274 - 275; Q9)
(2) Chú ý câu hỏi 4:
- Nội tĩnh (Định) của Sơ Thiền khác với Định của Nhị Thiền, khi trả lời cần tránh nhầm lẫn hai cảnh giới này.
- Phần Giác Quán, mình muốn hỏi là: Đối với người đã Giác Ngộ, thực hiện điều gì gọi là Giác, thực hiện điều gì gọi là Quán. Các bạn nên cho một vài ví dụ cụ thể về cảnh giới Giác Quán mà bạn đã từng tu tập (của người đã Giác Ngộ), nhằm làm bức tranh minh hoạ cụ thể để câu trả lời của bạn thêm sáng tỏ. Yêu cầu này, mục đích tránh các kiến giải chung chung, mơ hồ hoặc do suy luận mà viết ra, không có giá trị thực tế từ quá trình tu tập của tự thân.
(3) Trích Tâm Pháp (2012); Tác giả LÝ TỨ.
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






