Điểu Dụ… Lý và Sự Viên Thông

 0
Điểu Dụ… Lý và Sự Viên Thông

Các bạn!!!

Mấy ngày qua HĐ chúng ta đã thảo luận sôi nổi về sáu Ba La Mật, ý nghĩa tu hành lục độ, có lẽ giờ này mọi người đã thấm nhuần. Phật Đạo, trong chừng mực nào đó có thể hiểu “là một loại kiến thức”.

Kiến thức của Phật Đạo có tính thực dụng rất cao. Vì thế, khi thông suốt kiến thức, ứng dụng một cách nhuần nhuyễn và triệt để, kiến thức đó sẽ trở thành “văn hoá và đời sống”.

Kiến thức của Phật Đạo được gọi là tri kiến. Đời sống trong Phật Đạo chính là “Ý sanh thân”. Ý sanh thân có nghĩa, nhân hiểu biết mà có một đời sống như pháp.

Hai chữ Phật Đạo bao hàm cả lý và sự, tức đời sống và tri kiến, hai món này đồng thời là nhân quả cho nhau. Có nghĩa nhân nơi tri kiến, người ta điều chỉnh hành vi cho phù hợp với tri kiến đó. Nhân hành vi đúng mức, tri kiến sẽ thâm sâu hơn. Khi hành vi được điều chỉnh theo sự hiểu biết đúng mức, thì cả hai tri kiến và đời sống không còn là hai nữa, gọi là Bất Nhị, gọi là Ba La Mật.

Bất nhị, chính là Phật Đạo. Tức trong Phật Đạo không có một con người khác và một hiểu biết khác đang tồn tại song song, mà nó là “nhất thể”!!! Nhất thể chính là Đạo của Phật Đạo!!! Lý và Sự không còn sai khác, nhất thể này được gọi là Trung Đạo.

Trung Đạo là tinh hoa của Phật Đạo, là Nhất Thể Đạo, Ba La Mật Đạo, Vô Thượng Đạo, Thiện Huệ Đạo, Mâu Ni Đạo, Đạo Vô Đạo, v.v... có vô lượng tên gọi như thế. Để thấm nhuần, biến hiểu biết thành đời sống, việc làm tốt nhất và hiệu quả nhất là "lặp đi lặp lại" hiểu biết này để thấu suốt nghĩa lý của nó từ thấp lên cao, từ đại cương đến chi tiết. Tự mình suy gẫm cho thấu đáo, rồi thực hành đến thuần thục và chia sẻ nghĩ suy cùng lợi ích của sự thực hành này cho người, gọi là hồi hướng.

Tự mình tư duy, tư duy đến rốt ráo sẽ cho ra “định lực”. Tuyên nói cho người bằng cả tấm lòng sẽ cho ra “huệ lực”. Quả báo của hai việc làm này chính là “chuyên nghiệp hoá” một sở trường. Một khi trở thành chuyên nghiệp thì: Nghĩ suy, hành động và lời nói sẽ có tác dụng nhất định của sự chuyên nghiệp. Thân, khẩu, hành động theo trí tuệ chính là kết quả của sự chuyên nghiệp hoá trong Phật Đạo.

Để biến tính chuyên nghiệp này trở thành lợi ích thiết thực, khiến nó được sự đồng tình cao của người nghe, được người hoan hỷ tiếp nhận, phải hội đủ hai điều là công đức của người nói và tán thán của người nghe. Muốn có công đức cũng như sự tán thán, phải thực hành "pháp tán thán".

Pháp tán thán có công năng làm tiêu ngã. Biết ngợi khen thành tựu của người, sẽ làm mất đi tánh đố kỵ, ganh ghét, sợ thua, so bì, chúng sanh tánh của ta. Nói chung, nó triệt tiêu hoàn toàn “bốn tướng” và cho ra kết quả tốt nhất khi ta tuyên thuyết.

Có nghĩa ta tán thán khen ngợi người, quả báo của nó trong hiện tại và vị lai sẽ được người khen ngợi tán thán ta!!!

Trao đổi kiến thức, tán thán kiến thức của bạn đồng tu, chính là “đạo hồi hướng”. Hồi hướng mang đầy đủ ý nghĩa đích thực của “lợi hoà đồng quân”, tức cùng hiểu biết, cùng thực hành, cùng ngợi khen, cùng tịch diệt. 

(12-11-2013)

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 0
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG