Khái Niệm Đế

 0
Khái Niệm Đế

Đế (nghĩa 1): Là sự hiểu biết thấu đáo về căn nguyên sinh khổ hoặc vui.  

a) Phàm phu không biết “Đế” tức không biết rõ căn nguyên sinh khổ. Chỉ biết có khổ mà không biết căn nguyên sinh khổ, nên Phật nói: “Phàm phu có khổ không đế”. Phàm phu có tập tức là có căn nguyên sinh khổ mà không biết căn nguyên này từ đâu, nên Phật nói: “Phàm phu có tập không có đế”.

b) Bồ tát hiểu khổ, tức hiểu phàm phu có khổ, tự mình không thấy khổ, biết chúng sanh có tập nhân sinh khổ (khổ này không tự có, chỉ do huân tập mà có). Do biết tập nhân này trước không, nay mới có nên Bồ Tát thanh tịnh các đế. Phật dạy: “Bồ tát hiểu khổ… hiểu tập, không có tập mà có chơn đế (đế thanh tịnh)”.

c) Do Bồ Tát thanh tịnh các đế (Thân, Thọ, Tâm, Pháp) nên bốn món trở thành đạo quả và đạo quả này y cứ (dựa) trên đế mà có nên Phật nói: “Bồ Tát có đạo, có chơn đế”.

Đế (nghĩa 2): Là cái mà cái khác nương cậy để tồn tại. Tất cả chúng sanh đều có "đế", nhưng không giác ngộ nên không biết cái gì là "đế". Vì không biết cái gì là "đế" nên gọi là phàm phu.

Biệt ly chỉ khổ khi nào có mối liên hệ với chủ thể sinh khổ, chủ thể này là “Ái”. Nếu biệt ly mà không có ái thì không khổ…

(06-2010)

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 2
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG