Học Và Hỏi… Trong Tu Tập

Hỏi: Thưa Thầy, mấy hôm nay con tư duy nhiều về “Cách thức tu tập” của con… bình thường, sao con không hề thắc mắc hoặc có câu hỏi gì về Phật Pháp. Con chỉ biết chiêm nghiệm những điều chỉ dạy của Thầy và “ráng” áp dụng vào cuộc sống, được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Mỗ̃i khi con “bị” chạy ra thì con liền “quay về” vì nghĩ đến tình thương và công sức dạy dỗ̃ của Thầy. Con nên tiếp tục làm như vậy, hay nên tư duy tìm hiểu thêm về Phật Pháp vậy Thầy?
Trả lời: Chỉ nên làm như vậy. Làm như vậy là đúng, bởi vì Phật pháp không phải là một thứ “học vấn” (học và hỏi) của thế gian để tăng kiến thức.
Vì thế, nếu có quan niệm học là phải hỏi, phải cố tìm cho ra câu hỏi để hỏi thì, quan niệm này là của chuyện học hành thế gian, ứng dụng vào Phật pháp lợi ích không lớn.
- Người xưa khi nghe được một bài kinh, một câu kệ, một lời dạy liền theo đó tư duy, ứng dụng tu hành. Có khi suốt một đời tu hành chỉ giải quyết một lời dạy đến rốt ráo mới thôi, đeo đuổi như vậy trong Phật Giáo gọi là Pháp môn, tức tìm cách mở cánh cửa vào Đạo, vào thành Niết bàn...
- Trong địa vị tu hành, mỗ̃i người chỉ mở một cánh cửa. Mở được cánh cửa này thì an lạc sẽ đến, còn chạy lung tung gặp cửa nào cũng tìm cách mở, coi chừng lộn cửa, chẳng những không mở được cửa nhà mình mà lại đi mở cửa nhà người!!! Không khéo bị...chó...cắn!!!
- Sở dĩ Phật thuyết nhiều kinh là mở cửa cho nhiều đối tượng khác nhau, chứ không phải cho một người. Cho nên hỏi hay không hỏi không quan trọng, quan trọng ở đây là “kiên trì” uống thuốc, kiên trì mở cánh cửa của mình đến bao giờ hết bịnh vào thành an ổn mới thôi. Do vậy, “mỗ̃i khi chạy ra thì con liền quay về” là đúng đắn, đây là hành động đáng hoan nghênh. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi thật sự thanh tịnh, thật sự giác ngộ.
- Trong Phật đạo có Tứ hoằng thệ nguyện, trong đó có một nguyện là Pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Đây là khẩu hiệu của Bồ Tát, cụ thể của ngài Phổ Hiền. Đừng nhầm lẫn mình là Phổ Hiền, nếu nhầm lẫn sẽ không lợi ích, nhiều khi khiến thiên hạ “lạy lộn người” mang tội, nhất là trong giai đoạn tu tập này!!!
Thanh tịnh có hai thứ là Tâm Thanh Tịnh và Pháp Thanh Tịnh. Về ý nghĩa thanh tịnh của hai thứ này có thể tham khảo bài viết “… Coi chừng lộn thuốc”.
Hỏi: Con cũng thường nghe Thầy và một số huynh đệ nói: “Phật Giáo coi vậy chứ sâu mầu, khó hiểu”. Con cũng nhớ Thầy có dạy con, Phật pháp không phải nghe bằng lỗ̃ tai, thấy bằng con mắt. Lại không thể áp dụng theo kiểu máy móc, phải có “Tâm tương ưng”.
“Tâm” của con thế nào? đã tương ưng chưa? mà sao con không cảm nhận Phật Giáo khó hiểu. Có phải do con thiếu kiến thức, hay tại con quá đơn giản vậy Thầy?
Trả lời: Trong Phật đạo, sở dĩ nói Phật pháp sâu mầu khó hiểu, là nói cho những người có cái tâm ưa chia chẻ, ham chiều rộng mà bỏ chiều sâu. Còn người có một cái tâm đơn giản, thì Phật pháp lại không khó hiểu, càng đơn giản càng tốt, càng đơn giản càng dễ tu. Đây chính là chỗ̃ “sâu mầu khó hiểu” của Phật pháp.
- Ai nghe Phật pháp bằng lỗ̃ tai, thấy Phật pháp bằng con mắt, suy diễn Phật pháp bằng trí óc, tiếp thu Phật pháp theo kiểu bù lon con tán (máy móc)... xin thưa, người này “còn lâu” mới Giác Ngộ… Đây cũng là chỗ̃ “sâu mầu khó hiểu” của Phật pháp.
Huệ Năng ngày xưa “kiến thức Phật pháp chưa đầy lá mít” mà sau đó “làm Tổ”. Đây cũng chính là chỗ̃ “sâu mầu khó hiểu” của Phật pháp. Cho nên, mong có nhiều kiến thức coi chừng mong ước này sẽ thành “bệnh kiến thức”, giống như người có nhiều tiền Âm Phủ, nhét đầy túi mà không mua được gói xôi... Thì kiến thức này trở thành “sở tri chướng”, một trong hai món chướng làm hòn đá nhấn chìm, khi lội qua biển lớn sanh tử. Đây cũng là chỗ̃ “sâu mầu khó hiểu” của Phật pháp.
- Tâm tương ưng là, khi nghe pháp, đem điều đã nghe tương ưng với nguồn tâm để cho tâm tịch diệt, thành ra có thể nói Phật pháp nghe bằng “Tâm” hiệu quả hơn nghe bằng “Tai”. Nghe bằng “Tâm” sẽ làm tâm tịch diệt, nghe bằng “Tai” sẽ làm lớn cái Ngã.
Hỏi: Mấy hôm nay con có đọc đi đọc lại những bài viết của các huynh đệ và con thấy kiến thức họ hay quá. Con có học hỏi được một số điều lợi lạc, nhưng hình như con không tìm được “cảm hứng” tham gia. Con muốn xưng tán việc làm của họ nhưng “không quen” nên thấy hơi “quê quê”... Con nhớ Thầy có dạy “Bồ Tát nên xưng tán lẫn nhau” phải không Thầy?
Trả lời: “Kiến thức hay” khác, “kiến thức để Giác Ngộ” khác. Giống như chàng trai khôn ngoan, không nên “cưới con búp bê” về làm vợ. Cưới lộn con búp bê xinh đẹp, sẽ trở thành người không bình thường trong đời, coi chừng!!!
Xưng tán trong lòng mới quan trọng. Đừng bắt chước người đời “bằng mặt mà không bằng lòng” thì hỏng bét!!! Coi lại mình rơi vào trường hợp nào để tự điều chỉnh.
Hỏi: Có những khi nghe thấy một số huynh đệ được điều hay con vui mừng, tùy hỷ nhưng có khi con lại thấy hình như không “tâm phục khẩu phục”, nên đem tâm phàm phu ra chấp trước rồi lại suy nghĩ theo mình cảm nhận vị ấy không có được như vậy. Có lúc con phải mất một thời gian để nhận ra vấn đề. Con cũng tự quán “tâm” mình và biết rất rõ con không có ganh tị hay ganh ghét gì với ai, chỉ còn “tập khí” hay chấp đúng sai rồi suy diễn, và cũng biết tự quở trách mình nhưng phải mất thời gian. Thầy có thể chỉ dạy con cách “đánh” thẳng để được Thanh Tịnh, đỡ mất thời gian không Thầy?
Trả lời: Không nên ganh tỵ, dù “một chút xíu trong lòng” để xứng đáng là một Phật Tử. Hãy kiểm điểm tự thân, đây là hành động tu tập thật sự của một Phật Tử chân chánh.
Muốn trị bệnh này phải thực tập pháp Tùy Hỷ. Tùy hỷ là thấy nghe người được điều tốt, điều hay, nên sanh tâm vui mừng, sau vui mừng tâm càng thêm thanh tịnh.
Trên đời không ai “tâm phục khẩu phục” kẻ đem tâm phàm phu ra suy diễn Phật pháp. Vì Phật pháp là pháp tu tập để “mất tâm phàm phu”, nếu còn tâm này thì phải coi lại.
Hỏi: Con đang tư duy lời dạy của Thầy, là người tu hành phải một lần “Bỏ Thân”. Thưa Thầy, con cảm nhận câu nói này hình như có liên quan với đoạn kinh: “Những ai còn tư niệm, tư lường, thầm ý đây là cảnh sở duyên cho thức an trú, thức an trú thức tăng trưởng, thức tăng trưởng thức chọn lựa...” Xin Thầy chỉ dạy thêm cho con...
Trả lời: Tư duy như vậy là Đúng!
Hỏi: Thầy ơi, đôi lúc con muốn chỉ gởi email để đặt câu hỏi riêng vì chưa thấy thoải mái để gởi email chung. Làm như vậy có sai với phép tắc tu hành không vậy Thầy? Tuy nhiên khi trả lời tùy ở nơi Thầy muốn gởi như thế nào cũng được.
Trả lời: Không có gì là sai, rất nhiều người nhờ những câu hỏi riêng mà được điều tốt. Trong địa vị tu hành, có những điều không tiện hỏi trước đại chúng là “chuyện thường tình thế thôi”!!! Không tiện hỏi trước mọi người, thì hỏi riêng, đâu có gì sai với đúng.
Nhưng thông thường, sau khi trả lời cho một người, nếu thấy điều này có lợi cho nhiều người, mình sẽ chuyển câu hỏi và trả lời đó đến cho mọi người, hoặc lúc nào thuận tiện, đủ duyên mình tìm cách nói cho mọi người biết điều này, để mọi người cùng lợi lạc. Phật pháp không có gì riêng tư, chỉ thuận duyên để nói với mọi người hay chưa mà thôi. Vì thế hỏi riêng hay chung không đáng để tâm.
Mình biết “tùy thời” để nói, cũng biết “tùy cơ” để giúp người mà!!!
(06-2011)
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






