Thần Y Kỳ Đức

Các bạn!!!
Mấy hôm nay mình không được khoẻ lắm, đi đứng khó khăn do ngồi một chỗ̃ quá lâu để đọc và viết không đúng tư thế. Nhờ cái duyên “tứ đại chẳng điều thích này”, mà sáng nay, mình phải cậy “Thần Y Kỳ Đức” đến giúp. Vị Thần Y này, HĐ thường gọi là Hai Đức.
Có thể nói trong suốt bốn năm quen với Anh Hai, chỉ biết Y Sư này từ trước đến giờ, chỉ làm mỗ̃i một công việc đó là “chiếc cầu nối” khi nào HĐ bất hoà… chưa một lần nào được nghe Y Sư này thổ lộ chuyện tu hành.
Nhân lúc “chưa động tay chân để trị bịnh”, mình ngồi nghe Anh Hai trình bày về những gì thu hoạch được trong quá trình "âm thầm tự điều phục tâm này". Thú thật, nghe những điều Thần Y trình bày, mình rất bất ngờ! Bất ngờ với những thấy biết chính xác trong Phật Đạo, cũng như một vài nhận định về cách thức tu tập của HĐ chúng ta hiện nay.
- Đầu tiên, mình ngạc nhiên qua những gì Anh Hai trình bày về mấy cuốn PG&T, TP và CGTL. Có thể nói Anh Hai đã âm thầm đọc rất kỹ, nắm vững từng vấn đề. Chính nắm vững từng vấn đề, nên vị Y Sư này biết vận dụng những kiến thức đó vào đời sống tu tập để có được thành tựu đáng kể hôm nay.
Một câu nói của Anh Hai mà mình tâm đắc, đó là: “Giáo Pháp của Đức Phật, hay những gì Thầy đã triển khai cho HĐ nó như thuốc chữa bịnh. Một số HĐ đã không tự uống thứ thuốc này để hết bịnh, mà chỉ lo diễn giải về các món thuốc. Vì thế, diễn giải thì nhiều, mà bịnh hãy còn nguyên”! (Có lẽ kinh nghiệm của một Thầy thuốc đã giúp Anh Hai biết cách sử dụng thuốc một cách hiệu quả).
- Thứ đến, khi trình bày về phương châm “lặng lẽ quan sát”, vị Thần Y trình bày ngắn gọn, nhưng đã nói lên được cái nhìn sắc bén của một người dồi dào nội lực. Theo lời Anh Hai thì: Có ba hạng người nói rằng mình cũng đang lặng lẽ quan sát, nhưng kết quả rất sai khác.
- Hạng thứ nhất: Dùng cái ngã để quan sát, nhưng họ lại lầm tưởng rằng đó là lặng lẽ. Chính điều này dẫn đến cái thấy và những kết luận không rời tự ngã!!! Sự quan sát như thế, hoàn toàn không thể hiện được ý vị của hai chữ lặng lẽ. Nó giống như con đà điểu vùi cái đầu vào trong cát còn toàn thân ở ngoài, mong rằng việc làm này có thể tránh được kẻ thù (ví dụ này là của mình).
- Hạng thứ hai: Dùng sức giác để quan sát. Lấy giác để quan sát thì, mỗ̃i kết luận của hạng này, không thể thoát ra khỏi những gì đã giác. Điều này dẫn đến thấy biết, kết luận một pháp không rời văn tự kinh, nhưng trong văn tự vị ấy trình bày lại không hề có nội hàm. (Giống như trong võ học, võ sĩ phát chiêu mà không có kình lực! câu này mình thêm vào để minh họa cho vui...)
- Hạng thứ ba: Trong bất động mà lặng lẽ quan sát. Chính sự quan sát trong một nguồn tâm bất động, mới thấy được bản chất của một pháp. Và chỉ có ở nơi này, mới thực hành đúng ý nghĩa của hai chữ lặng lẽ. Khi lặng lẽ quan sát đúng pháp như vậy, bây giờ mới biết rằng: Trong chiều sâu sẽ có được cái rộng. Có thể nói ở địa vị này mới thật sự biết được sâu và rộng chẳng phải hai! Lần đầu tiên, mình được nghe một HĐ nhìn thấu chỗ̃ bí ẩn này... Hoan hô Hai Đức!
- Điều ngạc nhiên thứ ba khi nghe Anh Hai trình bày về những nguyên nhân trong HĐ thỉnh thoảng xảy ra bất hoà. Theo Anh Hai, sở dĩ có sự bất hoà nào đó, chính là vì trong HĐ, mỗ̃i người ôm giữ “một cục ngã”, nên nó không thể hoà. Và bản thân mình cũng đồng tình với kết luận này. Khi đối đãi với nhau bằng cái ngã thì: Bất hoà là chuyện hiển nhiên!!!
Buổi sáng nay, nhân cuộc trao đổi ngắn. Mình nhận ra: Trong con người thâm trầm, ít nói, chỉ chuyên làm chất liệu kết dính HĐ lại với nhau. Trong con người ấy, ẩn chứa điều gì đó sâu sắc, cái sâu sắc cần thiết của Đạo. Tất nhiên, còn những thành tựu khác của bản thân Anh Hai, vì tôn trọng con người thâm trầm này, nên mình không tiện kể ra đây.
Viết lại những điều này gởi đến mọi người, thay lời tán thán của mình đối với Thần Y. Mong rằng Thần Y tiếp tục “lặng lẽ quan sát” để có những thành tựu cao hơn. Theo mình thì, đây cũng là tấm gương sáng về nỗ̃ lực tu tập để HĐ chúng ta noi theo!
(06-06-2015)
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






