Bốn Quả Vị Chứng Thánh (Kinh Phật) Đã Là Thực Tánh Chân Đế? Trạch Pháp Giác Chi Là Gì?

 0
Bốn Quả Vị Chứng Thánh (Kinh Phật) Đã Là Thực Tánh Chân Đế? Trạch Pháp Giác Chi Là Gì?

- Hỏi

 1) “Các vị Thánh từ Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm đã chứng được Níp Bàn hữu dư” ... đã là Thực Tánh các pháp hay Thực Tánh Chân Đế chưa?

Trong Kinh Phật có nói. “Các vị Thánh từ Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm đã chứng được Níp Bàn hữu dư” ... Vậy các cảnh giới của các vị ấy đã tu chứng đã là Thực Tánh Chân Đế chưa hay chỉ chứng được Thực Tánh của các Pháp? (25/10/2019; Lê ngọc Tới)

- Đáp

Bạn... thân mến!!!

14.1.1. Sơ quả Tu-đà-hoàn (Sotāpatti): Còn gọi là Nhập lưu, nghĩa là bắt đầu nhập vào dòng Thánh. Đây là Thánh vị đầu tiên sau khi đệ tử Phật phá được ba kiết sử Thân kiến, Giới cấm thủ, và nghi.

  • Sơ quả (Sotapatti): Chứng quả này gọi là Tu-đà-hoàn, người đoạn trừ ba kiết sử đầu gồm: Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ. Quả Tu-đà-hoàn còn được gọi là quả Nhập lưu (vào dòng Thánh)

14.1.2.  Nhị quả Tư-đà-hàm (Sakadāgāmī): Còn gọi là Nhất lai, nghĩa là còn trở lại cõi người này một lần nữa. Quả vị này hiện hữu nơi người đã phá xong ba kiết sử trên và tiếp tục làm mỏng nhẹ tham và sân.

  • Nhị quả (Sakadagami): Quả này được gọi là Tư-đà-hàm, người đã đoạn trừ ba kiết sử đầu và giảm dần hai kiết sử Tham, Sân.

14.1.3. Tam quả A-na-hàm (anāgāmī): Còn gọi là Bất lai, nghĩa là Không trở lại cõi người nữa, quả này xuất hiện nơi vị đã diệt sạch hai kiết sử tham và sân.

  • Tam quả (Anagami): Người chứng quả này được gọi là A-na-hàm, đoạn trừ năm kiết sử đầu. A-na-hàm còn được gọi là Bất lai (không trở lại cõi người nữa), chỉ tái sinh ở cõi Sắc hay Vô sắc để tiếp tục tu hành).

14.1.4. Tứ quả A La Hán (Arahanta): Là quả vị cuối cùng (trong tứ thánh quả), đạt được vô ngã, giải thoát hoàn toàn (ba cõi).

  • Tứ quả (Arahant): Người chứng quả này được gọi là A-la-hán, vị đã đoạn trừ mười kiết sử, hoàn toàn giải thoát, đạt được Niết Bàn, không còn nằm trong vòng luân hồi.

Ghi chú: Nguồn Wikipedia; Những câu đánh dấu (●) là nguồn Thư Viện Hoa Sen!!!

Như vậy, trong tứ thánh quả, chỉ có quả vị A La Hán mới hoàn toàn đoạn mười kiết sử, chứng giải thoát hiện tiền và đạt được cảnh giới Niết Bàn (hữu dư), còn ba quả vị của bạn nêu trong câu hỏi thì chưa!!! ... Tuy nhiên ba quả vị, Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm và A Na Hàm đều đã có hạt giống bậc thánh (thánh chủng) trong tâm thức của họ, cho nên được liệt vào tứ thánh quả!!!

 Theo những gì định nghĩa ở trên, ta có thể hiểu, một vị chứng A La Hán mới có thể tạm coi là đã chứng Niết Bàn Chân Đế!!!

Việc các A La Hán đã thấu suốt “thực tánh các pháp” hay chưa, thì không thấy nói đến!!! ... Nhưng, theo mình biết, Nhị thừa chứng A La Hán, chỉ mới thành tựu Vô Sanh Tâm, nhưng chưa thành tựu Vô Sanh Pháp... Do đó, khó có thể thấu suốt “thực tánh các pháp”!!! ... Vì rằng, thấu suốt “thực tánh” hay “thực tướng” các pháp, là cảnh giới của “trí chứng”, chứ không phải cảnh giới “tâm chứng” như Niết Bàn Chân Đế!!!

- Hỏi

 2) Trong 37 phẩm trợ đạo có phần “Trạch Pháp Giác Tri”, con chưa hiểu lắm. Xin Thầy từ bi giảng cho chúng con hiểu ạ? (25/10/2019 10:32:51; Vũ Tuấn)

 14.2. Đáp: Có lẽ, bạn muốn hỏi về Trạch Pháp Giác Chi trong Thất Giác Chi!!!??? ... Trạch Pháp Giác Chi, là bước đầu tiên trong bảy bước (bảy chi phần, bảy yếu tố, bảy giai đoạn...) giúp một người (đã hoàn thành Tư lương vị) bắt đầu từ Sơ giác tiến về Giải thoát (chứng Diệt đế, hoàn thành Kiến đạo vị)!!! ... Thất Giác Chi gồm: Trạch pháp giác chi, Niệm giác chi, Tinh tấn giác chi, Hỉ giác chi, Khinh an giác chi, Định giác chi và Xả giác chi!!!

Trạch pháp giác chi” là giản trạch, phân tích, tư duy một pháp (một câu kinh, một lời dạy...) cho đến khi nào thấu suốt ý nghĩa của pháp đó, còn gọi là “như lí tác ý”!!!

Trạch pháp giác chi thuộc về “Thiền tư” trong ba pháp “văn, tư, tu” ... Đây là cách dùng “Huệ lực” xuyên phá một pháp (bất kì) để thấu suốt ý nghĩa giải thoát đích thực của pháp ấy... Do đó, Trạch pháp giác chi luôn luôn đi sau Huệ lực (của ngũ lực)!!! ... Vì rằng, nếu chưa thành tựu Huệ lực (của ngũ lực) mà sử dụng Trạch pháp giác chi thì, Trạch pháp giác chi và Niệm giác chi bây giờ trở thành “giác quán” (tầm, tứ) của Thế gian thiền!!!

Từ Trạch pháp giác chi (giác chi đầu) đến Xả giác chi (giác chi cuối cùng), là chuỗi “liên hệ nhân quả” có tính tất yếu, xảy ra trong quá trình tâm thức chuyển hoá như pháp (của người Sơ giác ngộ)!!! ... Chính sự chuyển hoá tâm thức như pháp xảy ra có tính nhân quả này, mà các tính chất đặc trưng của Niết Bàn lần lượt xuất hiện cho đến viên mãn như, hỉ lạc, khinh an, định và xả!!! ... Đây là tướng trạng của các “thiền chi” thuộc về “Thiền giải thoát” (nhân nơi Giác ngộ mà được thiền) ... Sự xuất hiện các thiền chi của Thất Giác Chi hoàn toàn khác hẳn các thiền chi của Thế gian thiền (loại thiền do dụng công mà thành của những người chưa Giác ngộ)!!!

Tóm lại “Trạch pháp giác chi” là chi phần đầu tiên và cũng là chi phần rất quan trọng của “Kiến đạo vị” ... Ở đó, Huệ lực làm nhân tố quyết định thúc đẩy “Trạch pháp” trở thành “Giác chi” (chi phần giác ngộ)!!! ... Nếu không có Huệ Lực thì “Trạch pháp” chỉ là “Trạch pháp” ... Có nghĩa rằng, trong việc giản trạch ấy, không có ý vị của “Giác Ngộ”!!! ... Đây cũng là lí do vì sao ba cảnh giới của Phật đạo là: Giác Ngộ - Giải Thoát - Trí Tuệ lần lượt xuất hiện trước sau như pháp không thể hoán đổi!!!

Bạn... thân mến!!! ... Trên đây chỉ là những gì được coi là sơ lược về những điều bạn hỏi!!! ... Chúc an vui, tinh tấn!!!  

(03/11/2019)

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 0
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG