Tuổi Già… Và Đạo Pháp

 0
Tuổi Già… Và Đạo Pháp

Phật dạy: “Người già không có được ba lợi ích. Một là lợi ích xuất gia, hai là lợi ích đọc tụng, ba là lợi ích tư duy thiền định...”

Sức mạnh của tuổi già vô địch, sự già không có đối thủ. Nó đã “đánh đuổi tuổi trẻ cao chạy xa bay”, không dám quay trở lại. Nó thiêu đốt tất cả tinh anh của một con người đến nỗ̃i người đời phải ta thán bằng câu nói rất tội nghiệp “lão lai tài tận”… Nếu “không có đạo pháp”, con người sẽ mất tất cả vì bị tuổi già cướp lấy.

Vì thế, lúc còn trẻ chúng ta phải đọc nhiều, tư duy nhiều, viết nhiều, đợi đến tuổi già những điều này rất khó thực hiện. Cho nên, mình luôn luôn thúc đẩy các bạn làm chuyện này từ ngày chúng ta mới quen biết nhau đến nay.

Hôm nay các bạn còn trẻ, sức khoẻ và tinh thần hãy còn. Phật đạo là đạo của trí tuệ, trong lúc các bạn đang còn tất cả những gì được gọi là tinh anh của một con người, các bạn không chịu đọc tụng, tư duy, học, hỏi, viết, giải, trình bày, v.v... Mai này tuổi già sẽ đến và nhất định nó đến, cơ hội thấm nhuần giáo pháp, có được trí tuệ là điều không thể. Chừng đó “lực bất tòng tâm” dù có muốn, các bạn cũng không thể thực hiện chí nguyện. Và cái còn lại của các bạn ở tuổi già là gì nào???!!!

Các bạn!!!

Để đặt một chân vào Đạo Nhất Thừa không dễ. Nếu chúng ta không có một khối lượng kiến thức nhất định và không có một năng lực tư duy sắc bén, mong muốn thể nhập Nhất Thừa là việc không thể.

Từ xưa đến nay, mỗ̃i khi đề ra những câu hỏi thuộc về ba thừa, tất cả HĐ chúng ta rất hào hứng sôi nổi tham gia. Nhưng, khi mình “nhóng thử” vài câu hỏi thuộc về phần sâu của chuyên môn, đòi hỏi khả năng tổng hợp và phân tích như pháp... Thì “núi rừng lặng yên”!!!

Điều này, nói lên những hạn chế nhất định nào đó từ chúng ta, khiến mình liên tưởng đến cảnh Ngũ Tổ yêu cầu mọi người "trình kệ thấy tánh". Thần Tú, một đời giảng nói giáo pháp và trong những người nghe cũng có nhiều người coi Thần Tú là bậc Thầy về giáo pháp. Nhưng, trước yêu cầu trình bài kệ thấy tánh thì, “lúc đó Thần Tú mất ăn mất ngủ mấy ngày, thân vã mồ hôi như tắm”!!! Lịch sử đã ghi lại như vậy!!!

Vì sao nó lại như vậy??? Cái không thật sự thông đạt, cái thiếu tự tin của Thần Tú đã làm cho vị pháp sư này "hồn xiêu phách tán" khi phải trình bày chỗ̃ thành tựu để bậc Đạo Sư thẩm định. Tất nhiên, nếu không có Ngũ Tổ đứng ra thẩm định, thì chắc chắn rằng: Tú Đại Sư có thể làm không biết bao nhiêu là kệ, và thao thao bất tuyệt giảng nói chân lý trước bao nhiêu người ù ù cạc cạc về giáo pháp!!!

Điều khiến mình cảm phục Thần Tú ở chỗ̃: Ông ta còn biết mất ăn mất ngủ và vã mồ hôi đầm đìa khi không làm được kệ để trình cho Đạo Sư!!! Cái mất ăn mất ngủ và vã mồ hôi này đáng để người đời sau suy gẫm và học tập!!!

Cái đáng sợ nhất của người học đạo là: Không trình được chỗ̃ chứng, mà vẫn ăn no ngủ kỹ, thân tâm mát lạnh, thong dong tự tại như chẳng có chuyện gì xảy ra... thậm chí chẳng đổ một chút mồ hôi!!! Sự xơ cứng “tâm hồn và trí tuệ” để mai này trở thành mãn tính mới đáng sợ!!!

Các bạn!!!

Nếu một ai đó, đem những điều mình đã hỏi, hỏi các bạn. Nhất định các bạn không lặng yên, các bạn hùng hồn trả lời cho họ, thậm chí trả lời hơn những gì người ta hỏi!!!

Những điều các bạn phân tích giảng nói cho người có đúng không???

Mình tin rằng những gì các bạn nói với họ không sai, nhưng đã hoàn toàn đúng hay chưa, có lẽ còn phải coi lại!!! Cái "không hẳn hoàn toàn đã đúng" là nguyên nhân khiến các bạn thiếu tự tin khi viết lên để mình cùng đại chúng thẩm định. Đây là điểm yếu của các bạn!!!

Trong giáo pháp của Chư Phật, không một ai có thể quyết chắc rằng: Điều mình hiểu là hoàn toàn đúng. Nhưng, nếu không đưa khiếm khuyết của mình cho đại chúng thẩm định và góp ý thì: Như một viên ngọc quý lẽ ra được mài dũa để mất đi tì vết, nay nó lại được cất kỹ và tỳ vết kia không thể tiêu thất. Rồi mai sau, khi có cơ duyên đem viên ngọc bày cho người đời xem, tất nhiên họ sẽ chỉ nhìn thấy một viên ngọc tỳ vết, và với họ, “tỳ vết chính là những gì đích thực nhất của một viên ngọc”!!!

Các bạn nghĩ gì về kết luận này của người đời do chính chúng ta tạo ra??? Tại sao chúng ta lại nhẫn tâm cho người đời sau chỉ thấy một viên ngọc tỳ vết??? Trong khi đó, khả năng làm mất tỳ vết là điều hoàn toàn có thể và nó ở ngay tầm tay của các bạn??? Trong Tứ Chánh Cần của Bồ Tát Đạo, làm như vậy mà được gọi là thiện hay sao???

Các bạn!!!

Vì lợi ích của bản thân và giáo pháp, để hoàn hảo một trí tuệ, vị lai có thể thật sự làm lợi ích cho nhiều người. Các bạn không có gì ngần ngại, phải học, hỏi, tư duy, trả lời... Những thứ này là điều tự nhiên của “cái sự học”!!! Và chính những điều này làm nên Trí Tuệ Trong Phật Đạo, chứ chẳng phải cái gì khác!!!

(20-08-2014)

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 0
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG