Từ Một Tâm Đến Một Tâm

 0
Từ Một Tâm Đến Một Tâm

Các bạn!!!

Mấy hôm nay, gặp sự cố nhỏ, không đáng kể về sức khoẻ, và mình cũng đã viết trên email là: Mình rất OK!!! Nhưng hai ngày qua, có nhiều HĐ gọi về hoặc trực tiếp đến thăm hỏi, mình rất xúc động trước “nghĩa tình” này!!!

Nhân sự việc trên, mình nghiệm ra vài “Đạo Lý” nho nhỏ trong Phật Đạo. Vì sao thành tựu trong Phật Đạo, Phật gọi đó là thành tựu “Trí Tuệ”, mà không gọi là thành tựu “lý trí” như ở đời thường gọi???

Mình nghiệm ra: Mấu chốt vấn đề ở chỗ̃ chữ “Tuệ”. Tuệ chính là sự phát sáng, sự đồng cảm nào đó “từ một tâm đến một tâm”. Có nghĩa, đây là sự ảnh chiếu với nhau thông qua cảm thông, nghĩa tình, và những chia sẻ như pháp. Nó chính là thành tố cơ bản để thành tựu “Từ Bi Tâm” sau này.

Trí Tuệ trong Phật Đạo là một thứ trí được xây dựng trên nền móng “của Đại Tâm”. Chứ không phải là một thứ trí được xây dựng trên nền tảng phàm tâm như "lý sự".

Kết quả nào được xây dựng trên nền tảng của lý, tức dựa vào sự “cân, đong, đo, đếm” bằng những toan tính của lý trí, thì chẳng thể thành tựu đúng nghĩa Trí Tuệ trong Phật Đạo.

Chính Trí Tuệ trong Phật Đạo được xây dựng trên mảnh đất Đại Tâm, vì thế thành tựu trí tuệ đồng thời sẽ thành tựu “Từ tâm và Bi tâm”. Và nó luôn luôn cho ra “Hoan hỷ tâm và Xả ly tâm”. Vì thế, có thể nói: Hỷ và Xả là hệ quả tất yếu của Từ Bi Tâm.

Có nghĩa rằng, thành tựu phần “Trí” dành cho công việc tự cứu. Thành tựu phần “Tuệ” dành cho công việc độ tha. Nhờ thành tựu hai phần Trí và Tuệ mà Phật Đạo mới sản sanh ra Chư Phật đầy đủ bốn tâm Vô Lượng. Đây kết quả của sự cảm thông như pháp đến với sự cảm thông phi pháp, gọi là bi nguyện khế hợp bi ngưỡng.

Do thành tựu đủ trí tuệ với bốn món tâm vô lượng, nên Phật Đạo có phép đương cơ. Đương cơ trong Phật Đạo chính là sự thông cảm giữa “một tâm cơ và một tâm cơ”. Đây là nguyên lý của phép “Dĩ Tâm Truyền Tâm” trong Đạo Pháp!!!

Các bạn!!!

Chiều nay, ngồi tâm sự với một HĐ trong một không gian vắng, chỉ có “hai Thầy trò”. Một không gian lý tưởng cho một đương cơ. Vị HĐ tâm sự: “Mấy ngày hôm nay, Giác Quán cứ thường trực trong đầu. Mỗ̃i khi một đề tài hiện lên, đã thôi thúc anh ta tư duy không ngừng và thúc giục anh ta đi tìm tư liệu tham khảo làm sơ sở để thấu suốt đề tài đó”.

Nhân cơ hội này, mình trao đổi với HĐ về ý nghĩa của “Nhất Tâm Như Ý Túc” trong Giác Quán. Đề tài trao đổi chiều nay là:

  • Vì sao một chúng sanh không thể tự mình rời khỏi ba cõi và phải đi theo nghiệp.
  • Vì sao Bậc Thánh có thể chứng nhập Niết Bàn.
  • Vì sao Bồ Tát không đi theo nghiệp mà đi theo “Nguyện” hoặc “Thị Hiện”.

Sau đó, vị HĐ có hỏi thêm mình về ý nghĩa:

  • Thế nào: Giác là Đế của Tập, Ngộ là Đế của Diệt, Trí là Đế của Đạo?
  • Thế nào là Kiết sử, thế nào là Tập nhân???
  • Thế nào là nghĩa của: “Tập nhân chiêu cảm với giao báo hình thành cõi nước???”

Trong một đương cơ tốt như buổi chiều hôm nay, qua trao đổi, vị HĐ sáng tỏ nhiều vấn đề trọng đại của Phật Đạo. Nét vui mừng hiện rõ trong cái tuổi tám mươi!!!

Sau buổi nói chuyện với vị HĐ này, mình cảm nhận rất rõ: Vì sao trong một thời kinh Phật thuyết ra, có vô số người đắc các quả vị sai biệt. Trong khi đó, cũng bài kinh này, khi viết lại thì rất hy hữu mới có người hiểu được một phần nhỏ không đáng kể từ ý nghĩa bài kinh???

Các bạn!!!

Chính chữ “Tuệ” trong một Trí Tuệ. Đây là sự phát sáng nhờ sự “đồng cảm” từ “một tâm đến một tâm”, cái làm nên các quả vị trong một thời thuyết của Thế Tôn.

Còn khi bài kinh được chép lại, người đọc chỉ thấu lý trên bình diện của “lý trí”, mà không có nét đặc thù của đương cơ, đó là sự đồng cảm của “một tâm đến một tâm”.

Vì thế, nếu thuần tuý tu tập trên bình diện “lý trí” thì thành quả đạt được cao nhất, cũng chỉ là phần “Trí” của “lý trí”, tức không có cái tình, cốt lõi của sự đồng cảm để cho ra phần Tuệ. Đã không có phần cơ bản này thì, nếu có một sự thành tựu nào đó, thành tựu này luôn luôn có dáng dấp của “kiến giải”, một kết quả do “cân, đong, đo, đếm” của...”cái lý” và “ngã”!!!

  • Tuệ, phần toả sáng thuộc về tâm.
  • Trí, thuộc về phần thấu suốt của trí.

Hai điều này chỉ có thể thành tựu quân bình trong một thứ tâm đặc biệt, đó là một thứ tâm đã loại rốt ráo phần “lý trí”. Mọi thứ “cân, đong, đo, đếm” của đời, sẽ không có giá trị sử dụng cho việc cầu thành Đạo Quả Trí Tuệ trong Phật Đạo.

Sáng nay, mẹ của mình, Bà Cụ Nhuận Bình có điện thoại để hỏi thăm sức khoẻ. Bà nói trong mếu máo: “Mẹ nguyện đem thân này gánh vác hết tất cả nghiệp quả cho con (là mình) và HĐ. Để mọi người bình yên mà tu tập!!!”

Nghe những lời này mình rất cảm động. Trong HĐ chúng ta, mỗ̃i người thể hiện cảm xúc bằng một cách rất riêng. Không thể hiện nào giống thể hiện nào. Nhưng mình nghĩ, tất cả đều có những “cảm xúc nhất định” trên tinh thần Đạo Pháp.

Mình xin cảm ơn, rất cảm ơn tất cả!!! Cảm ơn những cảm xúc cho dù mỗ̃i người thể hiện như thế nào dưới bất kỳ dưới hình thức nào...!!!

(24-06-2014)

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 0
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG