Tập Khai Thị

Các bạn!!!
Chỉ cho người bước đầu tu tập nhận ra điều gì đó, chưa phải là lớn lao gì trong Phật Đạo. Nhưng nó lại rất quan trọng. Giống như “người viễn xứ về lại quê hương”. Về lại quê hương để làm “người muôn năm cũ”.
Có về lại chốn cũ mới “thành người chốn cũ”. Muốn thành người chốn cũ, phải “Sống” và “Học” cái rất cũ nhưng đã bị lãng quên. Thành tựu sự học này thiên hạ gọi là "văn hoá". Phật đạo có văn hoá riêng của mình. Xin những ai đã về lại, hãy học và tiếp tục học. Để đời sống trở thành bất cộng.
Theo như những gì bạn kể lại, như vậy là đã thành công bước đầu trong “kỹ thuật khai thị”. Kỹ thuật này có thể giúp người khai tâm, trao chiếc chìa khoá để người tự mở cánh cửa Niết Bàn Tập Đế, điều này đã nhiều HĐ học được, có người thành thục, có người chưa.
Việc biết khai thị cho người, chỉ mới là giai đoạn sơ khai của giáo pháp. Nó nhằm “giúp người dứt tập”, tức là giúp họ nhận ra, cái mình đã hiểu, mình đã biết, cái mình đã sống, cái mình đeo đuổi bấy lâu nay... Chỉ là “một giấc mơ”...!!!
Biết như vậy, từ đó, kiết sử của họ không còn hiện khởi, không còn là nỗ̃i ám ảnh, không còn là lẽ sống, không còn là “bóng ma thường trực” dắt họ rong ruổi, tìm kiếm, hy vọng từ một ảo ảnh (vô thường)... Một chút an vui do xa lìa kiết sử làm họ thấy thảnh thơi!!!
Giai đoạn này, khi được khai thị, đối tượng có thấy an lạc, thấy được chút ánh sáng tự tâm. Nhưng bất giác vẫn còn lẩn khuất, nếu không khéo hộ trì, thì đâu vẫn hoàn đó, như “ném đá ao bèo”, đá chìm, bèo tụ. Vì cái thấy này, chút ánh sáng này vẫn còn là “sự nhận biết”, nó thuộc về “thế pháp”. Có nghĩa dùng một “hữu vi pháp” để “dứt một hữu vi pháp”. Phật dạy: “lấy huyễn pháp để diệt huyễn tâm”.
- Đặc biệt, kỹ thuật này nó như con dao hai lưỡi. Nếu không khéo hộ trì, không tiếp tục “trao một công cụ đủ mạnh” một “hiểu biết chắc thật” cho người thì...thì...thì người ấy sẽ phiền muộn trở lại. Vì sao cớ sự lại như vậy??? Vì bản chất của hữu vi là như vậy mà!!! Không tin thì cứ lặng lẽ quan sát người ấy sẽ thấy ngay.
- Điều quan trọng thứ hai, xưa nay thường hay xảy ra, đó là: Nếu vị Pháp Sư không khéo thiện xảo, không am tường Bát Nhã, không biết dùng Bát Nhã Trí, Bát Nhã Lực, Bát Nhã Phương Tiện để tác động đúng mức, nhằm thúc đẩy tối đa giúp người mau chóng chứng Diệt, thì người đó sẽ phát sinh tà kiến, vị lai không có thuốc chữa. Lịch sử Thiền Môn không thiếu những “cớ sự tréo ngoe” này!!! Giai đoạn giúp người rốt ráo chứng diệt rất cam go và dài lâu, vì đây mới là Niết Bàn Chân Thiệt. Cho nên trong giáo hoá đừng có nản, đừng tự mãn, chỉ một lòng một dạ vì người và vì người!!!
- Đó là lý do vì sao Phật phải thuyết Bát Nhã ròng rã 12 năm trời. Nó cũng chính là lý do mà mình phải tận dụng mọi phương tiện có được, nói xa nói gần, không trực tiếp gặp được...thì...thì...thì gián tiếp dùng Thần Thông Vi Tính. Coi đây như một “pháp gia trì” để gia trì cho HĐ. Thậm chí viết truyện kiếm hiệp cho HĐ đọc...chơi đặng khỏi thối chuyển, và không thể phủ nhận giá trị nhất định của “sự linh hoạt này"!!!
- Muốn làm được điều này, tức Thành tựu Bát Nhã Trí, Sở Đắc Bát Nhã Lực, thành thục Bát Nhã Phương Tiện... Thì không thể không mong cầu thấy Phật Tánh. Kinh Niết Bàn, Phật có đề cập đến giai đoạn tối hậu này như sau: “Trước khi thọ thực, thân Bồ Tát là nhục thân, thọ thực xong, Bồ Tát nhập Kim Cang Tam Muội tiêu hoá thức ăn, biến nhục thân thành Kim Cang chi thân, thấy Phật Tánh. Thành Đẳng Chánh Giác”.
- Như vậy nhục thân là gì??? Kim cang thân là gì??? Tiêu hoá thức ăn nào??? Vì sao phải tiêu hoá nó??? Cái gì là Kim Cang Thân??? Thành tựu mấy món này rồi, mới mong Phật Tánh hiện.
Thấy Phật Tánh??? Thật sự điều này hiện tại đối với HĐ còn là bước khá dài. Đúng hơn, nó là khoảng cách mà dường như mọi người “đang ở dưới núi”, chỉ đứng xa xa mà nhìn. Hi hi hi hi!!! Và không biết cái mình đang thấy đằng kia là dãy núi hay đàn trâu. Là cái mũ hay con quạ!!!
Nếu mình không lầm thì, cái thấy này không dễ. Vị tu hành muốn thấy Phật Tánh, đòi hỏi phải hội đủ nhiều yếu tố, gồm những tố chất bẩm sinh như: Nguyện xưa, phước đức, trí tuệ, và những tố chất do rèn luyện trong đời mà có, như đam mê, dấn thân, quên mình, vị tha, và phải là một người không tư lợi.
Mình còn nhớ, lâu lắm rồi, cách đây năm trăm kiếp của một con muỗ̃i, mình có một bằng hữu, lẽ ra sức trí tuệ của vị này tiến rất xa trong Phật Đạo. Nhưng vị bằng hữu này chỉ nhầm một điều, để rồi một ác pháp ra khỏi cửa miệng. Ác pháp đó như thế này: “Kinh doanh Phật Đạo là món kinh doanh siêu lợi nhuận”.
Từ đó đến nay, mình ngầm quan sát vị bằng hữu này và câu nói đó, thì...thì...thì... Chính ác pháp trên đã làm vị bằng hữu kia không tiến thêm về trí tuệ, thâm chí phát sinh tà kiến. Rất nhiều HĐ cũng nhận thấy như vậy, họ cảm nhận, vị này chỉ giỏi “lý sự” mà không thật sự giác ngộ, đây là lực cản chính của vị ấy.
Hy vọng những lời này đến tai vị bằng hữu kia và mong y ta nhớ lại mà sám hối để có thể thành tựu pháp lành. Xin đừng coi Phật Pháp như một "mặt hàng kinh doanh"!!!
Để hoàn thành bản nguyện và giúp người rốt ráo như chư Phật xưa đã làm. Mình mong mọi người cần tinh tấn hơn nữa, không "ngủ quên trên chiến thắng". Sau khi có được thành tựu bước đầu rồi hãy: Tinh tấn đọc tụng, tinh tấn tư duy, tinh tấn nghe pháp, tinh tấn giáo hoá, tinh tấn thiền định. Nói chung, tinh tấn không giảm!!!
(19-06-2013)
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






