Tam Pháp Ấn, Tham Sân Si, Ngũ Âm Ngũ Uẩn, Vô Vi… Muốn Đọc (Lý) Và Thể Nghiệm (Sự) Phải Làm Gì?

 0
Tam Pháp Ấn, Tham Sân Si, Ngũ Âm Ngũ Uẩn, Vô Vi… Muốn Đọc (Lý) Và Thể Nghiệm (Sự) Phải Làm Gì?

- Hỏi

1) Về Tam Pháp Ấn?

a) Xin hỏi công dụng của Tam Pháp Ấn (không, vô tướng, vô tác) là gì? (Minh Nguyệt Chu)

b) Mối liên hệ giữa Tam Pháp Ấn và người tu tập khi dứt hai thứ vô minh (Nhuận Chi Vô Minh và Căn Bổn Vô Minh) là gì?

5.1.a. Đáp: Phật đạo có rất nhiều Pháp ấn, nhưng tựu trung có ba Pháp ấn quan trọng người tu hành thường nghe nói, đó là: Tứ Pháp Ấn, Tam Pháp Ấn và Đệ Nhất Pháp Ấn!!!

  • Tứ Pháp Ấn gồm: Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã (cũng có nơi gọi là Tam Pháp Ấn gồm “Vô thường, Khổ và Vô ngã”) ... Đây là Pháp Ấn của Nhị thừa!!!
  • Tam Pháp Ấn gồm: Không, vô tướng, vô tác... Đây là Pháp Ấn thuộc về Bồ Tát Quyền Thừa, dành cho người tu tập tiến về đạo quả vô lậu bằng con đường Tam Giải Thoát Môn...!!!
  • Đệ Nhất Pháp Ấn hay Thiệt Tướng Pháp Ấn: Đây là Pháp Ấn, của Bồ Tát Nhất Thừa, dành cho người thấy thiệt tướng!!!

Công dụng của các Pháp ấn trong Phật đạo dùng để ấn tâm... Có nghĩa rằng, để biết mình có tu đúng chánh pháp hay không, người tu hành căn cứ vào các Pháp Ấn, lấy Pháp Ấn làm bản đối chiếu với tâm thức, khi nào tâm thức tương ưng với một Pháp Ấn nào đó, biết rằng con đường ta đang đi là đúng!!! ... Ta có thể tạm hiểu, Pháp Ấn chính là “con dấu pháp” ấn chứng đạo quả của người tu hành!!!

 5.1.b. Đáp: Bồ Tát Quyền Thừa thành tựu Tam Pháp Ấn, tịch diệt hai thứ vô minh, đó là Nhuận Chi Vô Minh và Căn Bản Vô Minh... Bồ Tát Nhất Thừa thành tựu Đệ Nhất Pháp Ấn, tịch diệt Vô Minh Trụ Địa!!!  (23-08-2019)

- Hỏi

2) Con người thường tham lam ích kỷ? ... Con người có tánh hay sân giận? ... Con người thường sống trong si ái... sau khi chết họ sẽ sanh về cõi giới nào vậy?    (Thái Hùng Cường)

 5.2. Đáp:

Phật dạy: “Như một cái cây, nó sẽ ngã theo hướng (người đốn cây dùng búa) mở miệng”. Câu này có nghĩa rằng, những người có các thứ tánh như bạn kể ở trên, nếu không giác ngộ, nhất định họ sẽ sanh về cõi giới của những chúng sinh có các thứ tánh ấy!!!

- Hỏi

3) Khi nghe bài Ngũ ấm và Ngũ uẩn, hình như là Thầy viết phân tách rạch ròi làm hai phần riêng biệt, nhưng thật ra ngũ ấm và ngũ uẩn phải liên kết chặt chẽ với nhau phải không ạ? ... Một người muốn giải thoát phải quán chiếu diệt trừ rốt ráo ngũ ấm muốn vậy thì phải nhờ ngũ uẩn giúp đỡ cho nên trong khi hành thiền ngũ ấm và ngũ uẩn phải tiến hành nối tiếp nhau. Con nghĩ như vậy là đúng hay sai ạ! ... Sự vận hành ngũ ấm và ngũ uẩn trong khi hành thiền như thế nào mới đúng theo tinh thần Phật đạo ạ? (Kim Diễm Văn)

5.3. Đáp

Ngũ ấm và ngũ uẩn không phải hai thứ khác nhau, mà nó là hai mặt của một vấn đề... Khi nào năm món sắc, thọ, tưởng, hành, thức mang tính chất trói buộc thì gọi là ngũ ấm... Khi nào, năm món đó tích chứa nguyên nhân phát sinh khổ phiền não, gọi là ngũ uẩn!!!

  • Muốn không bị năm ấm trói buộc, phải dùng thiền định để yểm li, do tính chất của thiền định là: Tuần tự đưa người ra khỏi dục, sắc và vô sắc (ba cõi chính là “nhân” biến năm món sắc, thọ, tưởng... từ không tánh trở thành năm ấm)!!!
  • Muốn không bị năm uẩn làm cho ta khổ phiền não, phải dùng trí tuệ quán sát để thấu suốt bản chất tự không của ngũ uẩn, kinh gọi là “chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thế khổ ách”!!!

- Hỏi

4) Pháp vô vi là thế nào, con mơ hồ, con nghĩ là phép Phật phải không thầy? (Jessica Nguyên)

 5.4. Đáp: Trong Phật đạo, vô vi là cảnh giới của tâm thức khi các hữu vi pháp đã tịch diệt... Khi tâm thức không hiện khởi các hữu vi pháp, Phật đạo gọi (tâm thức) đó là vô vi, chứ không có một vô vi pháp!!! ... Vì thế Phật dạy: “Vô vi như sừng thỏ lông rùa”, câu này có nghĩa vô vi chỉ có tên gọi mà không có một pháp thực thể!!!  (23-08-2019)

- Hỏi

5) Làm thế nào để cho một người chưa hiểu Phật Pháp đọc (lý) thể nghiệm (sự) để có thể nhập được. (Lê Ngọc Tới)

 5.5. Đáp: Một người chưa hiểu Phật pháp, muốn từ nơi lý thể nhập sự... Người này phải học Phật pháp và phải học thôi!!! ... Theo mình thì, không có con đường khác!!! ...

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 0
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG