Chữ "Hành" Trong Hành Uẩn Và Trong 12 Nhân Duyên? Thiền Của Phật Giáo Là Như Thế Nào?

− Hỏi
(1) Thầy cho con hỏi một câu, chữ hành trong hành uẩn và chữ Hành trong 12 nhân duyên giống nhau hay khác nhau như thế nào? (22/08/2020 11:05:25; Nguyễn Trung Hiếu)
- 50.1 Đáp
Chữ “hành” trong hành uẩn và chữ “hành” trong 12 nhân duyên giống nhau hay khác nhau như thế nào?
Chữ “hành” trong hành uẩn và 12 nhân duyên có cùng một gốc, đó là: Sự luân chuyển hay động lay tâm thức!!!
Tuy nhiên về tính chất thì, hai chữ hành này có khác biệt đôi chút do tạo tác của tâm thức trong từng giai đoạn!!!
- Chữ hành trong hành uẩn: Nhằm chỉ cho việc tâm thức mất cân đối trong đời sống, do (tâm thức) bị nhiễm ô hai pháp đối đãi (thế gian) như: Thiện ác, thương ghét, tốt xấu, đúng sai, hơn thua, được mất, tu không tu, v.v... Từ đó hành (thanh tịnh hành, vô lậu hành) trở thành hành uẩn hay hành ấm!!!
Tuỳ vào mức độ chấp nhất hay mê muội các pháp đối đãi (nhị nguyên) nói trên, khiến tâm thức động lay, hành uẩn trở thành dòng chảy phát sinh các món phiền não hay lậu hoặc!!! Ví như hai đầu kênh dẫn nước khi có độ chênh lệch (A khác C), lập tức sự chảy sẽ diễn ra, do vậy ở đó có sự luân chuyển và cuốn trôi!!!
- Chữ hành trong 12 nhân duyên: Là động lực giúp thức ấm sau khi từ bỏ thân nghiệp cũ đi tìm thân nghiệp mới... Theo nguyên lí lực đẩy và lực kéo, bên nào mạnh hơn sẽ thắng!!!
Động lực chính của hành trong 12 nhân duyên là tình và tưởng (theo kinh Thủ Lăng Nghiêm)!!! Ta có thể tạm hiểu hai pháp tình tưởng là một dạng năng lực thiện và ác, hay trược (ô trược, dơ bẩn, đen tối, nhiều ham muốn, tàn ác) và thanh (cao thượng, hướng thiện, thanh lương, ít dục)!!! Từ đó, nếu: Thức ấm có tỉ lệ tình nhiều sẽ đi vào ba đường ác!!! Thức ấm có tỉ lệ tưởng nhiều sẽ đi vào thiên cảnh!!! Tình tưởng bất định sẽ tuỳ vào duyên nghiệp!!!
Muốn hiểu rõ sự luân chuyển của thức ấm và chuyển động của hành ấm, xin xem bài viết “Hữu Vô Sơ Yếu Luận” trong sách Anh Lạc Luận Tập 1 (NXB Dân Trí; Lý Tứ) - Bài viết này cũng được đăng trên Fanpage Lý Tứ!!!
Chúc bạn... an vui, tinh tấn!!!
− Hỏi:
(2) Mình tìm hiểu về phép tu thiền, thì thấy có rất nhiều loại thiền và phương pháp tu tập khác nhau. Vậy thiền nào mới là thiền của Phật Giáo và những loại thiền nào, không nằm trong Phật giáo. Vậy cách tu tập của thiền Phật giáo là như thế nào ạ? Xin BQT chỉ dẫn mình để mình hiểu thêm và để tu tập ạ!
(23/08/2020 11:42:15; Nguyễn Thị Thắm)
- 50.2. Đáp:
Chữ thiền trong Phật giáo, phần lớn mang ý nghĩa “thiền tư”!!! ... Tức người tu hành ở trong tĩnh lặng tư duy một vấn đề của giáo pháp!!! ... Khi vấn đề đã được tư duy thấu đáo (như pháp), tâm thức sẽ tự dừng (gọi là định)!!! ... Từ đó, các thiền chi như hỷ lạc, khinh an, v.v... tự xuất sinh!!!
Trong kinh, Phật dạy có bốn thứ thiền bao gồm của ngoại đạo và của Phật đạo!!! Bốn thứ thiền ấy là:
- Ngu phu sở hành thiền: Đây là loại thiền của ngoại đạo!!! Loại thiền này người ta dùng một sở pháp cột chặt, hoặc dùng sức kiên định bức tử tâm ý để tâm ý không động lay!!! Có thể người ta dùng tưởng để hướng tâm ý thức đến một vị trí trên thân hay ngoài thân mong đạt được hoặc tìm thấy cảnh giới nào đó từ tưởng sinh!!!
- Phan duyên như thiền: Đây là loại thiền của người tu học nhưng không được đạo sư khai thị ý nghĩa của từng pháp trong Phật pháp... Người đó dùng những “hiểu biết không như pháp” của mình, hướng tâm thức theo ý nghĩa mà người ấy cho là đúng đắn!!! Đây cũng là loại thiền tư, nhưng “phi lí tác ý”!!! Vì thế, kết quả của nó là, sau khi thiền tư thành tựu, tà kiến sẽ phát sinh!!!
- Quán sát nghĩa thiền: Đây là loại thiền của những người đã được đạo sư khai thị ý nghĩa đích thực của mỗi pháp!!! Người này dùng “huệ lực” để tư duy đến tận nguồn cơn của pháp ấy!!!
Do sự hiểu biết từ giác lực, do sự thấu đáo từ huệ lực!!! Vị tu hành này trong quá trình thiền tư, từng giác phần của thất giác chi sẽ tiếp nối thành tựu!!! Kết quả của thiền này, khi thành tựu, người tu hành sẽ đặt một chân vào diệt đế!!! Sau đó, sẽ được đạo sư khai thị một lần nữa, vào hẳn diệt đế!!! Cũng có trường hợp, vị ấy “kiến thiệt tế” rồi tiếp tục phát nguyện học trí tuệ ở đạo đế!!!
- Như Lai thiền: Đây là loại thiền tự được của bậc giác ngộ!!!
Nhờ trí tuệ siêu việt!!! Vị này tự tại xuất nhập các thiền thú!!! Vị ấy tuỳ duyên chúng sanh, tự tại xuất nhập Tứ thiền, Bát định, Cửu thứ đệ định, Siêu việt tam muội, Sư tử phấn tấn tam muội, Bát bội xả, cùng các Tam muội môn hay Giải thoát môn của chư Phật, v.v... để giảng nói, giúp chúng sanh thành tựu như pháp các cảnh giới ấy!!!
Qua những gì phân tích ở trên!!! Chỉ có hai loại thiền là Quán sát nghĩa thiền và Như lai thiền là hai loại thiền chính thống của Phật đạo!!!
Muốn tu tập hai thứ thiền này, người tu hành cần được trang bị những kiến thức cơ bản, phù hợp và chuẩn về giáo pháp cho mỗi đối tượng!!! Vì rằng, mỗi một người tu hành là một căn cơ sai khác, không ai giống ai!!! Các thứ đã được trang bị, làm thành ngọn đuốc giáo pháp... Và, ngọn đuốc Phật pháp phải được làm nên bởi giáo pháp đúng đắn!!!
Thiền tư (hay thiền) của Phật đạo chính là phép tắc dùng ánh sáng từ ngọn đuốc giáo pháp soi rọi vào tâm thức, và kết quả cuối cùng của nó chính là việc đạt được ba mục tiêu của giáo pháp đề ra, đó là: Giác Ngộ - Giải Thoát - Trí tuệ!!! Vì thế, không có ngọn đuốc giáo pháp thật sự, nhất định không thể thành tựu bất kì một quả vị nào của Phật đạo!!!
“Ở đâu có mặt trời, ở đó có ánh sáng!!! Nhưng, không phải ở đâu có ánh sáng ở đó cũng có mặt trời”!!! (Trích Phật Giáo Và Thiền (NXB Dân Trí; Lý Tứ)
Chúc các bạn... an vui, tinh tấn, thành công trong cuộc sống!!!
(24/08/2020)
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






