Quan Sát Được Ngũ Uẩn Sanh Diệt? Ngồi Thiền… Mục Đích Là Gì?

- Hỏi
1) "Trong Vô Đối Môn có nói đến bốn lần giác ngộ vậy xin hỏi, lần giác ngộ thứ mấy thì có thể quan sát được ngũ uẩn sanh lên và diệt đi? (Lê Ngọc Tới)
10.1. Đáp
Câu hỏi của bạn mình chưa nắm hết ý, không biết bạn muốn hỏi: Lần giác ngộ thứ mấy thì có thể quan sát được ngũ uẩn sanh lên và diệt đi, tức năm uẩn sanh lên và diệt đi!!! ... Hay năm món sắc; thọ; tưởng; hành; thức sanh lên và diệt đi??? ... Để thoả mãn cả hai ý, mình xin tuần tự trả lời từng ý như sau:
10.1.1. Ngũ uẩn chỉ hiện khởi, hay sanh diệt ở người chưa giác ngộ.
Khi mê, ngũ uẩn (gồm sắc uẩn đến thức uẩn) mới sanh diệt...
− Tức là, đối với người mê, lúc họ mê sắc; thọ; tưởng; hành; thức... Bấy giờ năm món đó mới trở thành “năm uẩn pháp” và chấp lấy nó, gọi là “ngũ thủ uẩn”, từ đây khổ, phiền não sanh khởi!!!
− Hết mê, năm món sắc; thọ; tưởng; hành; thức trở về bản chất không tánh (không uẩn) của nó, từ đó năm uẩn pháp cũng “tự tịch diệt”. Kinh dạy “Ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”!!!
Vì thế, ngũ uẩn[1] chỉ hiện khởi, hay sanh diệt ở người chưa giác ngộ, còn người đã giác ngộ, ngũ uẩn tịch diệt (không thể sanh khởi, gọi là ngũ uẩn giai không) ... Vì vậy, câu hỏi của bạn (thuộc ý một) không thể giải quyết được (do người giác ngộ, năm uẩn tự không, đã tịch diệt, làm gì có “uẩn” sanh diệt mà quan sát)!!! ...
10.1.2. Lần giác ngộ thứ mấy thì có thể quan sát được năm món sắc; thọ; tưởng; hành; thức sanh lên và diệt đi???
Một người giác ngộ lần thứ hai, tức sau khi tâm thức hoàn toàn vắng lặng, người này dùng “tánh giác lặng lẽ quan sát” chuyển biến của thân tâm, người này có thể cảm nhận từng sát na sanh diệt của năm món sắc; thọ; tưởng; hành; thức!!!
Ở trường hợp khác, những người thành tựu thiền thứ hai (nhị thiền), sau khi dứt giác quán, cũng có thể cảm nhận “một vài phần” chuyển biến của năm món sắc; thọ; tưởng; hành; thức thông qua “tướng trạng của hỉ lạc, khinh an”!!!
Người được sơ thiền tuy cũng có hỉ lạc, khinh an, nhưng “không thể nhận biết rõ rệt” chuyển biến trên, vì sơ thiền “còn kẹt giác quán”!!! ... Chúc bạn... an vui!!!
- Hỏi
2) Con rất thích tu thiền nhưng thật chất con không biết gì Phật pháp, kinh điển. Con chỉ xem trên YouTube cách dạy ngồi thiền và con cũng thực tập được lâu rồi (khoảng 2 năm), nay con có thể ngồi khoảng 2 tiếng vào mổi buổi sáng nhưng tâm con vẫn chưa định được, vậy con phải làm gì để tâm được định? Con nghĩ, khi mình làm gì thì phải có mục đích, còn không có mục đích thì không thể tiến xa hơn, vậy thì Thầy có thể cho con biết, con nên ngồi thiền để làm gỉ? và mục đích là gì? (QuangTang)
Theo mình, câu hỏi của bạn có hai ý!!! ... Tạm thời mình chia ra, và trả lời từng ý như sau:
10.2.1. Thích tu thiền nhưng tâm chưa định, phải làm gì để tâm định?
Bạn... thân mến!!! ... Lời đầu tiên, mình xin tán thán “công lực tuyệt vời” khi bạn ngồi thiền mỗi buổi sáng hai tiếng!!!
Theo mình biết, trong đời có rất nhiều loại thiền, mỗi loại thiền có công dụng riêng, bạn không nói rõ bạn tu thiền gì và thực hành như thế nào, nên rất khó có ý kiến!!!
Về việc làm thế nào để tâm được định, mình xin có ý kiến như sau: Trong Phật đạo, định là hệ quả của giác ngộ!!! ... Vì thế, muốn tâm thức không động lay (định, thanh tịnh), người này phải giác ngộ!!! ... Muốn giác ngộ, phải hiểu Phật pháp!!!
Trường hợp có người không giác ngộ, dùng một sở pháp để cột chặt tâm ý, mong rằng, với sự cột chặt này tâm ý ta không động lay... Việc làm này, tâm thức chỉ tạm dừng trong thời gian người ấy dùng biện pháp “cưỡng bức hay bức tử” tâm thức!!! ... Khi buông ra, hết cưỡng bức, tâm thức lại loạn động!!!
Đây là lí do vì sao, những người không giác ngộ, cho dù nỗ lực dùng thiền định để khống chế tâm thức, quả chứng cao nhất của họ cũng chỉ là “Phi tưởng, phi phi tưởng xứ định” (tức ở trong thiền thì không loạn tưởng, xả thiền lại loạn tưởng)!!!
Vì thế, mình khuyên bạn, muốn tâm được định (thanh tịnh, vắng lặng, an vui) ... Có lẽ bạn nên tìm hiểu thật kĩ Phật pháp trước đã, trong quá trình tìm hiểu, nhờ những ý nghĩa thấu thoát từ Phật pháp, tâm thức của bạn “dần dần tự dừng” dẫn đến “dừng vĩnh viễn” (tự được thiền)!!! ... Vì rằng, chức năng của Phật pháp là giúp người hết mê muội, do hết mê muội, tâm thức không loạn động, tâm thức không loạn động (tự dừng) gọi là định (hay thanh tịnh)!!! Vì thế, mọi chủ trương dùng một sở pháp cột chặt tâm; ý; thức để được định, chủ trương như thế chẳng phải của Phật đạo!!!
10.2.2. Ngồi thiền để làm gì? và mục đích là gì?
Người đời, muốn thực hiện một điều gì đó, trước tiên phải đưa ra mục đích... Từ mục đích, ta mới chọn hành động phù hợp để giúp mục đích thành công!!! ... Hành động mà không có mục đích, thì chẳng bao giờ hành động đó có kết quả (như ý)!!! Giống như đi mà chẳng biết đi đâu thì... (sẽ) không biết... về đâu!!!
Cho nên, Bạn muốn được định??? ... Bạn muốn tu thiền??? ... Nhưng bạn chưa đưa ra mục đích: Tu định để làm gì??? tu thiền để làm gì???... Thì cho dù bạn có ngồi hai tiếng mỗi buổi sáng, chứ ngồi suốt hai kiếp, chắc chắn cũng không đạt được mục đích (vì mục đích không có, hoặc hành động không phù hợp mục đích)!!!
Còn bạn hỏi: “Vậy thì Thầy có thể cho con biết, con nên ngồi thiền để làm gì? và mục đích là gì?” ... Bạn... ơi!!! ... Mình đâu có “bảo bạn tu thiền” mà mình cho bạn biết ngồi thiền để làm gì!!! ... Và, mình cũng đâu có “khuyên bạn tu thiền” mà mình trả lời mục đích của bạn là gì!!! ... Các thứ ấy do bạn tự chọn mà!!!
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình sau nhiều năm hướng dẫn HĐ Lý Gia tu tập... Để giúp mọi người chấm dứt loạn tâm, trước tiên mình cho họ biết rõ mục đích cao nhất của Phật đạo là gì, có bao nhiêu mục tiêu người tu tập cần phải lần lượt chiếm lĩnh để đạt được mục đích sau cùng... Khi họ biết rõ những điều ấy, mình giúp họ từng bước giác ngộ để bản thân họ hoàn thành từng mục tiêu trước mắt!!! ... Mình chẳng yêu cầu họ tu thiền, mình cũng chẳng bắt họ tu định... Nhưng, cứ sau mỗi lần giác ngộ, tâm thức họ lại định (thanh tịnh) sâu hơn, loạn động ít hơn!!! ... Thậm chí có rất nhiều người đến bây giờ, tâm thức không hề loạn động và đang hướng đến trí tuệ!!! ...
Chúc bạn... an vui, mau chóng tìm thấy mục đích của mình!!!
(04-10-2019)
[[1]] ngũ uẩn: Xin xem thêm Ngũ Ấm Ngũ Uẩn (Sách Phật Giáo Và Thiền, NXB Dân Trí, Tác giả Lý Tứ). |
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






