Nguồn Gốc Của Phân Biệt, Cửa Ngõ Tâm Tông

 0
Nguồn Gốc Của Phân Biệt, Cửa Ngõ Tâm Tông

1.NGUỒN GỐC CỦA PHÂN BIỆT VÀ SỰ MÊ MUỘI

Sáng nay, mình có trao đổi với một số HĐ về nguồn gốc của phân biệt và sự mê muội mà Phật Đạo gọi đó là vô minh. Buổi trao đổi có nội dung như sau:

Không thấy rõ, không biết rõ, không giác ngộ thiệt tướng của sự vật, sự việc... chính là nguyên nhân dẫn đến phân biệt... từ đó đem tâm suy lường... Do suy lường, nên nơi không pháp bỗ̃ng dưng thành có pháp. Nơi không tâm bỗ̃ng dưng sanh tâm...

Nó giống như, ban đêm nhìn thấy tàu lá chuối khô lủng lẳng trên cây. Vì không biết rõ, không thấy rõ trên kia thật sự chỉ là tàu chuối khô, nên lầm tưởng đó là ma quỷ, và những phiền não, ưu tư, quan niệm từ con quỷ sẽ sanh.

Phật Đạo ra đời, trong chừng mực nào đó, giúp người “giác ngộ thiệt tướng”. Khi thấy được thiệt tướng, phân biệt, suy lường, thầm ý, sanh tâm, sanh pháp...Các thứ mê muội này bỗ̃ng dưng tự dừng. Đã giác ngộ và dừng rồi, thì “chẳng làm sao hết”... Chẳng làm sao hết, tức thị chân chánh tu hành, Phật đạo gọi là vô tác!

(21-01-2015)

2. CỬA NGÕ TÂM TÔNG

Để từng bước ra khỏi Giáo Tông, dần dần thể nhập Tâm Tông. Mấy hôm nay, chúng ta đã bàn nhiều về cách hiểu của Giáo Tông cũng như Tâm Tông đối với Tứ Đế.

Để tìm ra chiếc chìa khoá mở cánh cửa đầu tiên của Tâm Tông, mình có một câu hỏi liên quan đến sự việc này, xin gởi đến các bạn.

  • Vì sao trong Phật Đạo, “Tứ Đế” là con đường dẫn đến Tâm Tông hoàn hảo nhất?

Thời gian trả lời câu hỏi, không hạn lượng... Khi chưa có câu trả lời đúng nhất về văn tự lẫn ý nghĩa, thời hạn trả lời vẫn còn. Một HĐ có thể gởi nhiều câu trả lời qua nhiều thời điểm khác nhau.

Trong thời gian này, các đề tài khác về Phật Pháp, chúng ta vẫn trao đổi bình thường. Mình cũng sẽ không giải thích thêm về câu hỏi. Vì thế, khi chưa hiểu nội dung câu hỏi, các bạn tự suy nghĩ... Tâm Tông là như thế, giống như kinh Đại Thừa, những cảnh giới thuộc về Tâm Tông, Đức Phật cũng không giải thích, người đọc “tự thầm hội”.

(22-01-2015)

3. ĐÁNH GIÁ

Đọc đi đọc lại bài viết của các vị HĐ này, cảm nhận đầu tiên của mình là: Ba bài viết rất chuẩn, chuẩn cả về văn phong lẫn ý nghĩa. Đọc lên, cứ ngỡ những bài viết này là của mình. Từ cách đặt vấn đề, đến lý luận và ngạc nhiên nhất là văn phong, loại văn chương đặc trưng của Tâm Tông... Như vậy là “con cá trong ao lạch ngày xưa, đã bắt đầu hoá kiếp”...

Các bạn!!!

Thấm nhuần Giáo Tông có nhiều lợi ích như thế... Đã thấm nhuần Giáo Tông, chỉ cần một phen hoá kiếp nữa, thì “cây đa già không thể không thành mặt trời”...Rất mong, nhìn thấy được “câu chuyện cổ tích của thế kỷ 21” từ các bạn!

(23-01-2015)

4. NHẬN RA “BẢN CHẤT”… “LỰC HẤP DẪN…” Đọc các câu trả lời, mình có vài cảm nhận sau:

  • Tất cả các bài (đã nhận) của HĐ là một bài. Nội dung, ý nghĩa không khác, chỉ khác cách viết.
  • Những HĐ có câu trả lời, đều thấm nhuần Giáo Tông từ ý nghĩa đến văn tự (thấu đạt ngữ nghĩa). Xin chúc mừng thành quả này. Nó giống như những người trồng táo, nắm vững quy trình từ khi quả táo mới đậu đến lúc quả táo chín.
  • Nhưng cũng “chính cái nhìn chuyên nghiệp của người trồng táo”, mà khi thấy quả táo rơi, họ không thể thảnh thơi đứng ngoài cuộc để tìm ra “quy luật rơi” hay “lực hấp dẫn” như một Newton ngày xưa.
  • Đọc các câu trả lời của HĐ, mình lại liên tưởng đến câu chuyện quả trứng gà của Cristoforo Colombo. Mọi người lo đi tìm cái sâu xa, mà “quên những điều đơn giản trước mắt...”.

Xin chuyển đến các bạn “hai câu chuyện đời”. Như là một gợi ý xa xa trong lúc đi tìm câu trả lời.

Câu chuyện thứ 1 (khám phá củ̉a Cristoforo Colombo).

...Năm 1492, sau khi Kha Luân Bố (Cristoforo Colombo) tìm ra châu Mỹ (mà lúc đó ông tưởng là đất của xứ Ấn độ). Lúc trở về nước ông được bà hoàng Tây ban nha rất hậu đãi, mở tiệc linh đình để thết đãi người đã có công tìm ra con đường mới trong ngành hàng hải.

Trong bữa tiệc có nhiều người ganh tị với ông mới to nhỏ rằng “nếu không có Kha Luân Bố tìm ra mảnh đất này, thì cũng sẽ có người khác tìm ra thôi”. Kha Luân Bố không nói gì cả, nhưng đến khi gần tàn tiệc ông mới đứng lên, cầm một quả trứng và ra câu đố cho mọi người rằng “nếu ai để đứng được quả trứng trên bàn mà không ngã lăn, thì ông xin bái phục và từ bỏ chức tước quan trưởng của ngành hàng hải Tây ban Nha”.

Mọi người trong bữa tiệc đều thử qua, kể cả những người đả kích ông lúc nãy cũng hăm hở vén tay áo lên làm thử nhưng không một ai dựng đứng được quả trứng đứng giữa bàn. Tức giận ông khách đả kích nọ cho rằng Kha Luân Bố đã đưa ra một câu đố không có lời giải đáp. Lúc đó Kha Luân Bố mới từ tốn đứng lên cầm quả trứng gõ nhẹ xuống bàn cho một đầu vỏ bị vỡ, như thế quả trứng đứng thẳng mà không lăn qua một bên. Lúc ấy mọi người mới ồ lên và ông khách đả kích lên tiếng "có thế thôi chứ đâu có gì là khó, nếu làm như vậy thì ai chẳng làm được". Kha Luân Bố trả lời:

“Dĩ nhiên là khi đã có người chỉ cho ông thấy phải làm sao rồi, thì không có gì khó cả. Cũng như việc tìm ra châu Mỹ vậy, khi tôi đã tìm ra rồi thì ai cũng cho là dễ, nhưng nếu các người không tìm ra được cách để đứng quả trứng thì liệu có tìm ra được châu Mỹ hay không?”.

Câu chuyện thứ 2 (khám phá củ̉a Newton).

...Vào một ngày mùa thu, Niu-tơn (Newton) ngồi trên chiếc ghế trong vườn hoa đọc sách, bỗ̃ng dưng một quả táo từ cây rơi xuống trúng đầu.

Ông xoa đầu, nhìn quả táo chín lăn xuống vũng bùn. Quả táo đã cho ông một gợi ý làm ông nghĩ miên man. Tại sao quả táo chín lại rơi xuống đất? Nguyên nhân của nó là gì? Tại sao nó lại phải rơi xuống mà không bay lên trời. Như vậy trái đất có cái gì hút nó sao? Mọi vật trên trái đất đều có sức nặng, hòn đá ném đi rốt cuộc lại rơi xuống đất, trọng lượng của mọi vật có phải là kết quả của lực hút trái đất không?

Qua quá trình nghiên cứu, Niu-tơn đã tìm ra câu trả lời: Mọi vật trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất. Nói một cách khác là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn nhau, vì có loại lực hấp dẫn này mà mặt trăng mới quay quanh trái đất, trái đất mới quay quanh mặt trời. Đối với mặt trời thì trái đất cũng là một quả táo khổng lồ, nó quay quanh mặt trời. Đây chính là định luật “Vạn vật hấp dẫn” nổi tiếng của Niu-tơn mà đến bây giờ mỗ̃i khi nhắc đến nhà bác học nổi tiếng này là nhiều bạn nhớ ngay đến câu chuyện thú vị về ông.

Các bạn!!!

Trên đây chỉ là một câu chuyện vui trong đời, nhưng nếu có khả năng liên tưởng và tư duy logic bạn sẽ nhận thấy nó còn hàm chứa những ý nghĩa sâu xa hơn thế rất nhiều. Những nhà khoa học đi trước chúng ta hàng trăm năm chỉ thông qua những hiện tượng rất đơn giản trong cuộc sống đã tìm tòi và nghiên cứu để lí giải chúng. Nhiều thành quả mà chúng ta đang sử dụng ngày nay chính là kết quả của những sự nỗ̃ lực ấy. Nhưng, trong cuộc sống hàng ngày vẫn còn rất nhiều hiện tượng được cho là bí ẩn?

Có thể bạn đã biết? Có thể bạn đã từng suy nghĩ và mong muốn tìm ra những câu trả lời? Và cũng rất có thể chỉ từ một hiện tượng nào đó, bạn sẽ tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc hàng ngày giống như khi quả táo rơi Niu-tơn đã suy nghĩ, nghiên cứu và tìm ra định luật "Vạn vật hấp dẫn"… Hy vọng sau câu chuyện, sẽ nhận được những câu trả lời “rất bất ngờ” trong cái đơn giản nhất từ trước mắt của các bạn...

(25-01-2015)

5. ÔNG THẦN VE CHAI

Sau khi gởi đến HĐ hai “câu chuyện đời” hôm qua, một số HĐ đã nhận ra: Dùng sức hiểu biết của Giáo Tông để trả lời câu hỏi là không thoả đáng. Các HĐ này, không dùng cách cắt nghĩa dài dòng, ê a, có đầu đuôi của Giáo Tông để trả lời. Thay vào đó, các HĐ này cô đọng ý nghĩa, dùng lời văn ngắn gọn dứt khoát để trả lời. Cách thể hiện này, có chút gì đó của Tâm Tông, nhưng không thoát ra khỏi cái nhìn cũng như cách tư duy Giáo Tông. Nó giống như “người thợ giỏi”, nhìn mọi việc qua lăng kính chuyên môn. Thế mới biết, muốn bức phá ra khỏi một định kiến, cho dù đó là định kiến tốt (của tu chứng), nhưng đã ăn sâu vào đời sống… thật không dễ!!!

Viết đến đây, mình chợt nhớ một câu chuyện kinh, câu chuyện đại khái như sau:

“...Một hôm, Đại Sĩ Văn Thù Sư Lợi với thân tướng một Đại Sĩ, đến thuyết pháp cho một chúng hội tu hành rất đông, sau buổi thuyết pháp, có hai trăm người từ bỏ pháp hội ra đi...

Để giúp hai trăm người tu hành này có chánh kiến, Đại Sĩ Văn Thù Sư Lợi hoá hiện thành "một vị Đạo Sư có tu có chứng", đối trước hai trăm người này, và cũng thuyết lại những điều lúc trước đã thuyết. Kết quả, hai trăm người này có chánh kiến và cúng dường cho Ngài Văn Thù Sư Lợi y Tăng Già Lê...”.

Theo mình nghĩ, chắc lúc đó Ngài Văn Thù ngồi kiết già, lim dim hai con mắt, dáng vẻ rất trịnh trọng!... Cũng con người đó, cũng trí tuệ đó, cũng ngữ ngôn đó, cũng ý nghĩa đó... Nhưng thêm một chút gia vị tu hành vào, sẽ hấp dẫn được một số người!

Thế đấy Các bạn! Sức hấp dẫn của Giáo Tông rất lớn, vượt ra khỏi nó thiệt không dễ dàng!

Các bạn!

Câu hỏi về Tứ Đế mình đưa ra, là một câu hỏi không khó, thậm chí dễ như “quả trứng gà đặt trên bàn”! Nhưng cái khó ở chỗ̃, làm thế nào để thoát ra khỏi những “định kiến cũng như thành tựu bản thân” mà nhìn sự việc. Còn giữ chặt định kiến tu hành và kết quả tâm chứng để nhìn sự việc, chẳng khác nào quả trứng đã bị vô hiệu hoá hai hạt nhân là lòng đỏ và lòng trắng, nhưng cái vỏ mỏng manh thì hãy còn đó.

Tâm tông chính là sự thoát ly vĩnh viễn cái vỏ này”. Như Ông Thần Ve Chai, chỉ nhìn thấy và lý giải sự việc một cách khách quan trung thực, khi nào “Ông Ta” dám từ bỏ và thoát khỏi cái... ve chai...!

(26-01-2015)

6. TẢN MẠN… NHÂN ĐỌC EMAIL

Trong các câu trả lời, một bài viết mà theo mình, có phần mở đầu lý thú nhất: “...Mấy hôm nay, con đã tư duy và trả lời rồi tự phản biện nhưng vẫn chưa thỏa mãn, bây giờ mới thiệt thông cảm với Đại Sư Thần Tú!

Từ ngày biết đến giáo pháp đến giờ, đọc rất nhiều tư liệu Phật Giáo, nói chuyện với không biết bao nhiêu người... Nhưng con chưa thấy tư liệu nào, hoặc một ai “thông cảm với Đại Sư Thần Tú”. Và hầu như, người tu hành thời nay, ai mà không biết chê Đại Sư Thần Tú thì kẻ đó thuộc loại “tu dở nhất thiên hạ”, mặc dù… thực tế người ấy có xứng đáng làm “đồ tử, đồ tôn” của Thần Tú hay chưa thì còn phải... coi lại!

Các bạn!

Đọc lời tự sự trên, mình ngẫm nghĩ hoài, không biết tiền kiếp Tú Đại Sư làm nên cái nghiệp gì, mà lại bị hậu bối chê không thương tiếc, chê cả ngàn năm rồi mà chưa dừng...

Nay trong HĐ chúng ta, có người thông cảm với Tú Đại Sư, chắc cái nghiệp của vị đạo sư ấy sắp mãn, để công bằng trả lại cho Đại Sư sự tôn trọng nhất định mà môn đồ của ông và người đương thời đã từng vinh danh: “Nam Năng Bắc Tú” (phương Nam có Huệ Năng, phương Bắc có Thần Tú)...!

Theo suy nghĩ riêng của mình, Đại Sư Thần Tú rất đáng được tôn trọng, bởi sức rộng và sự chuẩn mực mang màu sắc Giáo Tông của ông ta. Song “cái bóng của Lục Tổ quá lớn”, cái hào nhoáng của Tâm Tông đã làm cho Tú Đại Sư trở thành mục tiêu để hậu bối chê bai.

Có thể nói, thảm họa của sự tu hành xưa nay manh nha từ những chấp nhất cực đoan này! Nhân đọc lời tự sự của HĐ, mình càng thêm trân trọng HĐ chúng ta. Chúng ta không giống ngoài kia “nghe thiên hạ chê quá, mình cũng... chê... theo”!

(26-01-2015)

7. TỔNG KẾT CÂU HỎI VỀ... TỨ ĐẾ

Đặc biệt, chiều hôm qua và sáng hôm nay, mình có hai cuộc nói chuyện bằng ĐT với Cụ Bà Nhuận Bình để nghe bà trả lời câu hỏi.

  • Cuộc nói chuyện chiều hôm qua: Bà Cụ nói rõ về tiến trình Tứ Đế và kết luận: Tiến trình này hoàn hảo, nên nó là con đường đưa đến Tâm Tông hoàn hảo.
  • Cuộc nói chuyện sáng nay: Bà Cụ cho biết suốt đêm không ngủ, chỉ nằm tư duy về Tứ Đế. Và bà kết luận: Tứ Đế là chân lý, nên là con đường hoàn hảo.

Để tìm ra một nguyên lý, tìm ra một giải pháp, tìm ra một hướng đi, tìm ra chân lý, tìm ra lời giải đủ sức thuyết phục. Không có con đường nào tốt hơn là con đường thâm nhập bằng Trí Tuệ. Có Trí Tuệ là có tất cả. Và Phật Đạo cũng không ngoại lệ!

Con đường đến với Tâm Tông cũng giống như vậy. Cho dù một pháp được coi là thù thắng nhất, nhưng nó không xây dựng trên nền tảng Trí Tuệ, không đưa đến thành tựu trí tuệ, thì pháp đó không thể cho ra kết quả Trí Tuệ. Mà Tâm Tông chính là Trí Tuệ, Trí Tuệ là Tâm Tông!

Phật Tâm Tông chính là Trí Tuệ Vô Thượng. Đức Thế Tôn có danh xưng là Vô Thượng Giác, danh xưng này cho thấy đây là bậc đầy đủ Trí Tuệ.

Nỗ̃ lực tư duy trong mấy ngày qua, không phải các HĐ đang đi trên con đường Trí Tuệ để tiến đến đích Trí Tuệ là gì? Chánh tư duy là những viên ngọc quý. Trí Tuệ được tìm thấy từ những tư duy này là Viên Ngọc Chủ. Chúng ta đang lục lọi tìm kiếm trong núi ngọc để tìm Viên Ngọc Chủ.

Và, cho dù khó khăn cách mấy, nếu ta đi đúng hướng, vào đúng núi ngọc, thì nhất định Viên Ngọc Chủ sẽ hiện. Câu trả lời tốt nhất mà mình chờ đợi từ HĐ, đã xuất hiện, như những gì hứa trước đó, khi nào có câu trả lời đúng nhất, mình sẽ: “Khui thùng và chuyển toàn bộ đến các bạn”.

Hôm nay, mình gởi đến các bạn câu trả lời đúng nhất để các bạn chiêm nghiệm. Sau khi đọc câu trả lời được coi là đúng nhất, có thể có một vài HĐ sẽ nghĩ rằng: “Để quả trứng gà đứng được trên bàn, đâu có gì là khó” .

Đúng, không có gì là khó, nhưng cũng không phải... dễ, nếu chưa tìm ra giải pháp... tốt nhất! Cái Ấn mới thiệt là hên...

Mình đang chuẩn bị gởi đi, thì lại nhận được một câu trả lời “đúng nữa”! Trăm hoa đua nở!... Cái Ấn hên thiệt! Xin chuyển câu trả lời đúng thứ nhì vừa nhận còn nóng hổi đến các bạn luôn một thể...

Kính Thầy,

Mấy hôm nay, con đọc kỹ những bài Thầy viết, nghiền ngẫm những lời Thầy dạy, rời bỏ danh tướng để hầu tìm về hang ổ Tâm Tông. Con đặt câu hỏi của Thầy trước mặt, tập luận giải, phản biện, liên kết tất cả các tư liệu có được hòng thấu suốt vấn đề, tìm ra lời giải đáp chính xác.

Con nghiệm rằng trước một sự việc như cái vụ câu hỏi đợt này, nếu không suốt thấu câu hỏi, không rõ mục đích của người hỏi, không suốt thấu mấu chốt để mở chỗ̃ gút mắc, không thể liên kết các tư liệu có được, không có phương tiện thù thắng... thì không thể giải quyết được sự việc như Pháp.

Thì cũng vậy, trước một đối tượng, nếu không đọc được tâm trí của họ qua lời tâm sự, qua chỗ̃ trình bày, qua hành động, không suốt thấu chỗ̃ kẹt mắc, không rõ biết cái gì họ cần giác, cái gì cần ngộ, cái gì cần thấu suốt, không rõ biết cột mốc để cắm cho người, không đủ phương tiện để giúp người thành tựu cái cần thành tựu... Thì làm sao gọi là Tâm Tông?

Nhưng muốn làm được điều này, ngoài việc thông thuộc thế nào là tục đế, thế nào là thánh đế, thế nào là chân đế. Còn phải có một công cụ hữu hiệu của trí tuệ mới có thể phát huy ưu thế của Tứ Đế trong Giáo Pháp. Công cụ hữu hiệu đó là gì? Muốn có được công cụ hữu hiệu, đầu tiên phải thành tựu cho được chiếc chìa khoá, mà “chìa khoá này phải là chìa khoá của trí tuệ”. Vì thế, thành tựu Khổ trí, Tập trí, Diệt trí, Đạo trí chính là chiếc chìa khoá vàng để vào Tâm Tông... Đây là bốn thứ trí căn bản làm cơ sở thành tựu hoàn hảo mười một loại trí, mà bốn trí này chỉ có trong bốn đế (khổ, tập, diệt, đạo). Cho nên con nghiệm ra: “Tứ Đế là cơ sở để thành tựu Tứ Trí”, nên nó là con đường dẫn đến Tâm Tông hoàn hảo nhất, mà không có một pháp nào hội đủ các yếu tố quan trọng này.

Con cảm ơn Thầy đã và đang dạy con tập giải quyết một vấn đề như Pháp. Con lại nhớ đến đại thần công mà Thầy đã truyền trao: "Chiếc Phát Đẳng Pháp, Tu Rị Tu Mọ, Ta Rị Ta Mọ Đại Thần Công".

Thưa Thầy!!!

Con xin được trả lời câu hỏi: Vì sao trong Phật Đạo, Tứ Đế là con đường dẫn đến Tâm Tông hoàn hảo nhất?

Nói đến Phật đạo là nói đến Tứ Đế.

Đích đến trong Phật đạo là thể nhập Tâm Tông. Vì thế Lý Tứ bèn làm Sư tử hống: "Lý viên dung Diệu Pháp. Tứ thông đạt Tâm Tông.”

Tâm Tông là do tự thể nhập chứ không do tu mà thành.

Tuy nhiên, chẳng phải không cần đến giáo pháp. Giáo pháp ấy chính là Tứ Đế. Nhờ thấm nhuần Tứ Đế, nên vị tu hành dần dần phát sinh Tứ Trí. Một khi Tứ Trí phát sinh thì cơ hội thể nhập Tâm Tông rất cao.

Có thể nói Tứ Trí là thuộc tính củ̉a Tâm Tông.

Ví như Tứ Trí là ánh sáng mặt trời, thì Tâm Tông chính là mặt trời. Cho nên mới nói Tứ Đế là con đường dẫn đến Tâm Tông hoàn hảo nhất. Cũng như ánh sáng mặt trời là con đường dẫn đến mặt trời hoàn hảo nhất...!

Trên đây là sự hiểu biết thô thiển của con. Mong Thầy chỉ dạy thêm.

Các bạn!!!

Sáng nay, đọc lại những câu trả lời của HĐ. Có thể nói: Mỗ̃i câu trả lời là một áng văn, một tiểu luận “kiệt xuất trong Phật Đạo”. Chúng ta có thể tự hào rằng: Mỗ̃i HĐ là một viên ngọc quý chánh pháp, còn sót lại trong thời mạt pháp!!!

(28-01-2015)

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 0
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG