Hỏi Đáp và… Tâm Tình

 0
Hỏi Đáp và… Tâm Tình

Hỏi: Kính Thầy! Mấy hôm nay con quán lại tâm, nhận thấy. Khi bản thân nhìn thấy nghiệp dù thiện hay ác là đã tạo nghiệp. Khi thấy mình thanh tịnh là đang không thanh tịnh. Muốn được tâm thanh tịnh phải qua cửa ải vô sanh pháp. Nhưng vô sanh pháp cũng là một pháp gọi là “pháp vô sanh pháp”, các pháp cũng được hình thành do duyên hợp, mà nhân duyên như mạng lưới bao trùm cả vũ trụ...

Kính thưa Thầy! Làm sao đoạn các duyên để không vướng mắc trong luân hồi? Cũng như con gặp Thầy đã là nhân duyên, con viết thư này gởi Thầy cũng tạo bởi nhiều nhân duyên?

Đáp: Các bạn!!!

- Nếu nhìn thấy, mà chẳng sanh khởi quan niệm thiện hay ác thì cái thấy này nó thế nào??? … Muốn biết điều này, xin xem kinh Thủ Lăng Nghiêm.

- Ai bảo rằng “thấy mình thanh tịnh” thì đang không thanh tịnh??? … Ví dụ: Thấy mình đang no, chẳng lẽ người này không no??? Người đã no, có cách kiểm chứng, đó là “không thấy đói”!!!

Vả lại chư thánh xưa, khi thành tựu thánh pháp, liền tuyên bố như sư tử hống về tứ thành tựu. Chẳng lẽ các vị thánh này “đang không thành tựu”???!!! … Muốn biết điều này, xin xem Tiểu Kinh Dụ Dấu Chân Voi.

- Ai bảo rằng: Vô Sanh Pháp cũng là một pháp???

Vô Sanh Pháp là “Không Sanh Pháp” chứ chẳng phải “Sanh cái pháp Vô Sanh”. Muốn rõ điều này, phải thoát ra khỏi Vô Minh Trụ Địa!!!

- Muốn đoạn dứt các duyên, ra khỏi sanh diệt của ba cõi???

- Người tu hành phải rốt ráo không sanh pháp, tức là vị này phải thành tựu viên mãn “Vô Sanh Pháp Nhẫn”. Chí ít cũng phải thành tựu mục tiêu phạm hạnh, tức thành tựu “giải thoát bất động” (xin xem kinh “… Lõi Cây”).

- Phật pháp không thể đem cái hiểu biết của mình ra suy lường các quả vị, mà nó đòi hỏi người tu hành phải “như pháp dấn thân” để thành tựu cái cần thành tựu, gọi là thực chứng!!!

(03-02-2013)

Hỏi: Khi chưa thành Phật, Phật lấy đâu ra kinh điển để tu hành? Thành Phật từ đâu ra? Có phải từ chúng sanh cảm thông không?

Đáp: Phật đã thành từ vô lượng kiếp, chứ không phải hôm đó mới thành. Giống như mặt trăng, không phải đợi ngày rằm mới tròn. Xin coi phẩm Nguyệt Dụ của Đại Niết Bàn.

Hỏi: Nếu không còn một mảy may pháp hiện khởi, nơi đó là thánh trí tự chứng. Thì từ lời nói tới hành động có phải là kinh điển không?

Đáp: Không có mảy may pháp, thì làm gì có lời nói, làm gì có hành động??? Xin xem kinh Lăng Già câu: “Từ đêm ấy...”

Hỏi: Bát chánh đạo là “tu đạo”. Nơi thánh trí tức bát chánh đạo, vì cái này có cái kia có. Nên có thể nói: “đời sống của họ chính là nghĩa kinh”?

Đáp: Vị này không có đời sống!!! Còn tu, cho dù đó là tu đạo, tức còn trong “địa vị tu hành”. Thì làm gì mà thành kinh được!!!???

Hỏi: Có thể nói chánh pháp nhiếp thọ, là còn y nơi nghĩa kinh mà tu hành để đưa đến thánh trí tự chứng. Còn nhiếp thọ chánh pháp, là không y nơi kinh mà chính họ là thánh trí, là nghĩa kinh, là bát chánh đạo?

Đáp: Người nhiếp thọ chánh pháp không là cái gì hết. Không là cái gì hết, nên tạm gọi nhiếp thọ chánh pháp.

Hỏi: Vô minh lậu khác với căn bổn vô minh ở chỗ̃ nào?

Đáp:

  • Vô minh lậu: Do vô minh mà có phiền não.
  • Căn bổn vô minh: Cái gốc làm ra vô minh.

(23-02-2013)

Hỏi: Lầm nhận và cung kính là hai hay một?

Đáp: Lầm nhận và cung kính là hai món khác nhau.

  • Lầm nhận thuộc về “Trí”.
  • Cung kính thuộc về “Tâm”.

Hỏi: Khi nào hết lầm nhận?

Đáp: Khi nào thức nghiệp diệt, trí rõ biết sẽ hết lầm nhận.

Hỏi: Khi nào hết cung kính?

Đáp: Trong Phật Đạo, cung kính thì không hết!!!

Hỏi: Cung kính có mấy thứ?

Đáp: Có hai thứ là:

- Thế gian cung kính, và xuất thế gian cung kính.

- Thân cung kính và tâm cung kính.

Hỏi: Người không còn lầm nhận đây là cha, mẹ, vợ, con, hoặc kia là Phật có còn cung kính không?

Đáp: Cung kính nhưng không lầm nhận.

  •  Không lầm nhận cha hoặc vợ chồng, để mất tâm ái luyến.
  •  Không lầm nhận Phật, để biết thiệt nghĩa của Phật.

 Hỏi: Thầy có dạy con của mình, không lầm nhận Thầy là cha không?

Đáp: Mình đang dạy chúng không được lầm nhận mình là cha, để mau hết ngu si, hầu thấy thiệt tướng.

  •  Hết ngu si, tâm cung kính thường tăng trưởng như Thường Bất Kinh Bồ Tát chẳng hạn.
  •  Kẻ còn ngu si, có tâm cung kính nhưng tâm này vô thường.

 Ví dụ: Kẻ ngu do sợ hãi mà cung kính, hết sợ hãi hết cung kính. Do nể nang mà cung kính, hết nể nang hết cung kính. Do lợi dưỡng mà cung kính hết lợi dưỡng hết cung kính. Do thấy nghe mà cung kính, hết thấy nghe hết cung kính... do chết mà hết cung kính!!!

 Hỏi: Bồ Tát có phải lúc nào có người đến xin, liền phải cho hay không?

Đáp: Không nhất thiết như vậy, tùy thời.

Hỏi: Tùy thời là thế nào?

Đáp: Tùy thời là, lúc nào Bồ Tát lập đàn bố thí, có người đến xin liền cho. Còn lúc không lập đàn, thì tùy mà cho hay không cho.

Hỏi: Nếu đã phát tâm bố thí, có người đến xin, người thí phải nên như thế nào?

Đáp: Đã phát tâm bố thí, có người đến xin, người bố thí phải biết, nhân có người này đến xin mà tôi được tâm bố thí, hiểu biết như vậy thì, pháp bố thí dễ thành tựu.

(22-03-2013)

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 1
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG