Thầy Lý Tứ Đã Làm Theo Phật Pháp Gì Làm Thế Nào Để Biết Bản Thân Có Nhiều Hay Ít Công Đức

Các bạn!!! ... Hôm qua, mình nhận được 10 câu hỏi của bạn Thích Không Không từ Trang Lý Gia!!! ... Bạn ấy viết: “Thưa Thầy Lý Tứ. Tôi có một số thắc mắc rất mong được Thầy chỉ giáo ạ.” Và 10 câu hỏi, mình sẽ tuần tự trả lời như sau:
Hỏi - Đáp
61.1. Thầy Lý Tứ đã làm theo Phật pháp nguyên thủy hay Đại thừa... hay là gì?
Mình không làm theo Phật pháp nguyên thuỷ hay đại thừa... mà “làm theo lời Phật dạy”!!!
61.2. Làm sao để biết bản thân có nhiều Công đức hay ít Công đức?
- Điều kiện, để một người biết bản thân “có nhiều hay ít tiền” là: “Người đó phải có tiền”!!!
- Cho nên, để bản thân biết mình có nhiều hay ít công đức, điều kiện tiên quyết là: “Phải có công đức”!!!
61.3. Thầy Lý Tứ có thể mô tả một cách sơ qua về Cảnh giới mà Thầy đã chứng được không?
Khi nào “đủ duyên” nhất định mình sẽ trả lời cho bạn điều này... Còn bây giờ thì, xin được phép... “Khất... lại...!!!”
61.4. Có phải tới cảnh giới nào đó thì dễ nhưng để giữ được mình ở cảnh giới đó mới thực sự khó phải không? (Vì tôi có lần rơi vào trạng thái an lạc, trạng thái rỗng khi thiền. Nhưng tôi lại chưa thể giữ được trạng thái đó mỗi ngày.)
- Nếu thật sự giác ngộ một cảnh giới nào đó của Phật đạo thì, chuyện giữ nó sẽ không khó (thậm chí không cần giữ) ... Vì rằng, các cảnh giới trong Phật đạo là “thường”, vô vi, bất thối...!!!
- Còn nếu, cảnh giới mà ta bắt gặp chỉ là cảnh giới của thế gian, do thế gian pháp làm ra, nhất định sẽ chóng mất và không bền chắc, có cố giữ cũng sẽ không tồn tại theo thời gian do tâm ý sanh diệt không dừng... Cho nên, tất cả các cảnh giới của thế gian, do thế gian pháp làm ra (thuộc hữu vi) đều “vô thường” (giữ cũng không được)!!!
61.5. Liệu một người có thể vừa Giác ngộ vừa kiếm nhiều tiền không ạ? (Vì tôi muốn có tiền để từ thiện, hoặc xây Chùa...)
Một người giác ngộ cũng có thể kiếm nhiều tiền!!! ... Phật sử từng ghi lại, rất nhiều Bồ tát giác ngộ thâm sâu, nhưng đồng thời cũng là những người rất giàu có!!! ... Kinh Kim Cang cũng dạy: “Ai trì tụng kinh này, phước đức nhiều vô số kể”!!!
61.6. Việt Nam có quá nhiều Thầy, nhiều vị sư... Làm sao để tôi biết vị sư ấy đã đi đúng hướng và sẽ giác ngộ hoặc đã giác ngộ để mình có thể bái làm sư?
Nếu trong đời có một ai đó, có thể biết những điều sau: “Biết người khác tu hành đúng hướng hay không, vị lai chừng nào sẽ giác ngộ hoặc đã giác ngộ đến đâu, v.v...” thì, người đó “không cần đi tìm người để bái sư” mà, chờ người đủ duyên tìm đến để: “Bái... Vị... Đó... Làm... Thầy”!!!
Tuy vậy, mình cũng xin “mách cho bạn” một mẹo nhỏ: Muốn tìm một người có thể dạy mình đạo pháp, đầu tiên phải xác định mục tiêu tu học của mình là gì, nếu người nào đáp ứng được mục tiêu của mình đề ra, thì nên nhận người đó làm thầy!!!
61.7. Tu tại gia khó đắc đạo hơn Tu ở Chùa phải không ạ? (Vì tu tại gia vẫn phải lo cơm áo gạo tiền, lo con cái...)
Tại gia hay xuất gia đều có thể đắc đạo!!! ... Vì, đắc đạo (của Phật đạo) là do...ở... “Cái...Đầu” (không phải ở nơi chốn)!!! ... Cho nên bất luận tại gia hay xuất gia, ở đâu mà thấu suốt giáo pháp đều có thể đắc đạo!!!
61.8. Thầy nghĩ thế nào về Thiên Chúa?
Mình “chưa từng có nhu cầu” nghĩ đến điều bạn vừa hỏi!!!
61.9. Dấu hiệu nào để người ấy biết đã tới lúc mình cần xuất gia?
− Chán nhà thích chùa!!!
− Chán tục thích tăng!!!
− Chán karaoke thích chuông mõ!!!
− Chán ăn nhậu thích tu hành!!!
− Chán thời trang hàng hiệu, thích pháp phục nâu sồng!!!
- ..., v.v...
61.10. Nếu bản thân khi đã Giác ngộ, mà người thân bố mẹ đã qua đời, vậy người ấy có thể độ cho người thân Giác ngộ khi mà họ đã chết hay không?
Khi nào:
- Thầy giáo, có thể dạy cho cha mẹ học tập sau khi qua đời!!!
- Thầy thuốc, có thể chữa lành bệnh cho cha mẹ sau khi song thân tạ thế!!!
- Nghệ sĩ, có thể biểu diễn cho người đã chết thưởng thức nghệ thuật, v.v...!!!
Chừng ấy:
- Người giác ngộ có thể độ cho người thân giác ngộ sau khi họ đã chết!!!
Hy vọng, những giải đáp vừa rồi có thể giúp Không Không và bạn đọc giải toả những gì đã thắc mắc!!! ... Chúc mọi người an vui, tinh tấn!!!
(16/12/2020)
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






