Thẩm Sát Môn

Các bạn!!!
Phật Đạo là chân lý. Vì thế, văn tự của Phật đạo phải là quyết định nghĩa, là đệ nhất nghĩa, là chân nghĩa, là thật nghĩa, là bất nhị nghĩa, là bất dị nghĩa, là bất di nghĩa, là vô đối nghĩa, là tương ưng nghĩa...
Có nghĩa rằng, ngôn thuyết trong Phật Đạo là thiệt cú, là tuyệt cú, là bất dị cú, là quyết định cú... Vì thế nó đòi hỏi độ chuẩn xác rất cao, tính chân thật không thể thiếu và chính ngôn thuyết này hiển bày “tâm lượng”, chỗ̃ thấu suốt của người tu hành.
Nó giống như tiếng chim hót, người săn chim lành nghề, chỉ cần nghe tiếng chim thoáng qua tai, liền biết được đó là loại chim gì, trống mái.
Giống như người săn voi thiện nghệ, chỉ cần thoáng thấy dấu chân voi là biết ngay con voi đó là loại voi gì cùng giòng giống ra sao.
Người tu hành đến một mức độ nào đó, sức thiện xảo của thanh minh cũng như vậy, khi nghe một câu nói, đọc một đoạn văn... Liền biết rằng điều đó là đúng hay sai, tâm địa người nói như thế nào, chỗ̃ tu hành của họ đến đâu, lỗ̃i lầm còn bao nhiêu thứ.
Vì thế, năng lực “thẩm định ngôn thuyết trong Phật Đạo” rất quan trọng. Nếu người tu hành không có năng lực này thì, không thể phân biệt đúng sai từ những câu nói có liên hệ đến giáo pháp, vị lai rất khó thâm nhập chỗ̃ sâu kín của đạo. Cho nên, trong Bồ Tát Pháp có môn học “Thanh Minh”, một trong ngũ minh. Thanh minh là môn học giúp người tu hành khả năng lắng nghe, nhìn xem để đánh giá đối tượng mà “chẩn mạch, kê toa”. Nếu không có hoặc thiếu khả năng này, rất dễ bị “thế trí biện thông” nó gạt, và chẳng biết đâu là chánh lý, đâu là tà lý. Thiếu năng lực này, vị lai khó có thể thành tựu “Tứ Vô Ngại Biện”!!!
Muốn thẩm định một câu, một nghĩa nào đó trong Phật Đạo có như pháp hay không. Nó đòi hỏi người thẩm định phải giác ngộ chắc thật, trí tuệ bừng sáng, tư duy chính xác, phân tích hữu hiệu, đang sở hữu gia tài kiến thức Phật pháp chuẩn mực, bằng một cái tâm trong sáng, một cái tánh quyết đoán, một thẩm xét lô gích, một quyết định như pháp và một thấu suốt vừa đủ... Những điều liệt kê trên, là “điều kiện ắt có và đủ” để thành tựu “thẩm sát môn”.
Trong thời buổi “vàng thau lẫn lộn”, “chân giả khó phân”, “thực hư lẫn lộn” của mạt pháp, người tu hành lại càng cần đến năng lực thẩm định dựa vào ngôn thuyết văn tự. Nếu thiếu điều này, cầm chắc sẽ chẳng nhìn ra căn cơ sai khác của các chủng tánh, đã không phân định được chủng tánh, khó có thể thành tựu loại trí, pháp trí, chứ nói gì đến đạo tướng trí hoặc những thứ trí cao hơn.
Câu hỏi mình đặt ra, không ngoài mục đích giúp các bạn tập làm quen với môn học mới này. Mình nhận được sáu câu trả lời. Bốn câu trả lời rằng: Câu nói được viện dẫn là sai, một kết luận vừa sai vừa đúng, một kết luận hoàn toàn đúng. Sáu câu trả lời này xét ra cũng đã đủ cho thấy “năng lực thẩm định” của HĐ chúng ta.
(25-08-2014)
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






