Tâm Và Pháp

 0
Tâm Và Pháp

Các bạn! ... Có một vị khách quý đã đặt một số câu hỏi chung quanh cuốn Vô Đối Môn! ... Xin chuyển đến các bạn, nội dung câu hỏi thú vị và thực tế này:

KHÁCH: TâmPháp là hai vấn đề ông nhấn mạnh trong cuốn sách. Nếu có thể nói ngắn gọn hơn cho một người học đạo Phật thấu hiểu để vận dụng vào thực tế cuộc sống, ông sẽ tóm tắt 2 ý trên như thế nào?

LÝ T:  Phật đạo đề ra bốn nơi chốn mà người tu hành phải giải quyết tận gốc nếu muốn được an vui, bốn nơi chốn đó là “Tứ nim x”, gồm: Thân niệm xứ, Thọ niệm xứ, Tâm niệm xứ và Pháp niệm xứ.

Trong Vô Đối Môn, mình chỉ đề cập nhiều đến Tâm niệm xứ và Pháp niệm xứ mà ít đề cập đến hai niệm xứ còn lại là vì... trong các mẩu đối thoại mà mình đã trao đổi, toàn bộ là cư sĩ, và phần lớn họ chỉ đề cập đến những khúc mắc trong phạm vi của tâm và pháp, cho nên người đọc chỉ thấy Vô Đối Môn nói nhiều đến tâm và pháp là lý do như vậy!

Về “Tâm” và “Pháp” mình xin sơ lược như sau:

─“Tâm” trong Phật đạo, nhằm chỉ một hiệu ứng tình cảm khi các giác quan xúc đối với trần cảnh rồi chấp chặt, mê mờ và sinh các quan niệm hư dối từ nơi trần cảnh ấy, để rồi cuối cùng... một hiệu ứng tình cảm khởi lên.

Ví dụ: Một bức tranh, tự thân nó không có ý nghĩa đẹp xấu, nhưng khi ta tiếp cận bức tranh, tuỳ vào góc nhìn, tuỳ vào quan điểm, tình cảm, v.v... ta sẽ thấy bức tranh đó đẹp hay xấu (theo quan đim riêng của ta). Nếu ta mê mờ, chấp chặt quan điểm này, trong lòng sẽ sinh các hiệu ứng tình cảm như thương hay ghét (bức tranh), thương thì khởi tâm tham (mun có đưc), chán ghét thì sẽ sân hận (mun xa lánh), những hiệu ứng như vậy, Phật đạo gọi là Tâm hay phàm tâm (khi phàm tâm hay hư vọng tâm rốt ráo tịch diệt, chơn tâm hay bổn tâm thanh tịnh sẽ hiện)!

─“Pháp”, là đối tượng của ý căn, nó là những nhận thức, quan niệm, khái niệm, quan điểm, v.v... Phật đạo chỉ ra rằng, các pháp hay nhận thức, quan niệm, khái niệm như thế không có chân lý, chỉ đúng với nơi này, người này, văn hoá này... không đúng với nơi khác, người khác, văn hoá khác...

Vì thế một pháp tự nó không có những tính chất nhất định, không bền chắc vì không đại diện cho chân lí, Phật đạo gọi là không tánh. Nếu ta mê say các quan niệm ấy, sẽ bị các quan niệm ấy trói buộc, làm cho u tối và phát sinh phiền não cũng như các thứ kiết sử là tham, sân, v.v... (khi ý thức không mê say các pháp, thức mê sẽ chuyển thành trí)!

─Về ứng dụng, nếu trong cuộc sống, ta tỉnh táo trước mọi cảnh duyên, không mê mờ để cho tâm và pháp hư vọng chế ngự hay làm chủ bản thân, nhất định trước mọi hoàn cảnh ta không động lay hay bị cám dỗ bởi bất kì việc gì (Phật giáo tạm gọi là Định Vô Lậu)... Từ đó, đời sống sẽ an vui!

Một khi không bị cảnh duyên làm vướng bận trong lòng, không phân tâm bởi những tác động bên ngoài, người ta mới có thể toàn tâm toàn ý cho công việc, lao động hay học tập, nhờ đó khi làm việc sẽ cho ra hiệu quả cao!

KHÁCH: Xin cảm ơn cư sĩ!

LÝ T: Xin cảm ơn câu hỏi của quý khách, chúc quý khách an vui, thành công trong cuộc sống! (01-08-2019)

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 4
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG