Tâm Bình Thường Là Đạo. Được Hiểu Như Thế Nào? Lý Gia Theo Pháp Môn Nào?

- Hỏi
Trong giới tu hành thường hay nói “tâm bình thường là đạo”. Theo Trọng Tuệ, những người sinh ra trên đời nếu không có vấn đề thần kinh đều là người bình thường. Xin hỏi hai chữ bình thường ở đây được hiểu như thế nào để đúng với đạo? Và bình thường tâm đã là tâm cuối cùng trong đạo hay chưa? (02/12/2019 2:30:15; Trần Trọng Tuệ; Đà Nẵng)
- Đáp
Câu nói “bình thường tâm thị đạo” là câu nói mà hầu như người tu hành nào cũng từng được nghe qua, và cũng là mục tiêu người trong Thiền môn nhắm đến!!! ... Câu nói này, gần như tư tưởng chủ đạo trong các bài thuyết pháp của Lục Tổ Huệ Năng, sau đó được nhắc đến trong mẫu đối đáp giữa Triệu Châu và Nam Tuyền:
- “Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền Phổ Nguyện:
− Như hà thị đạo? (Thế nào là đạo?)
- Ngài Nam Tuyền trả lời:
− Bình thường tâm thị đạo (Tâm bình thường là đạo)”
Xét về tính chân lí của câu nói trên, theo mình đây là câu trả lời tuyệt vời, tuy ngắn gọn nhưng bao hàm đầy đủ ý nghĩa của Đạo Giải Thoát!!!
Về ý nghĩa của câu “bình thường tâm thị đạo”, để có thể hiểu được ý nghĩa đích thực của nó, mình xin đưa ra hai cảnh giới tiêu biểu, nhằm nêu lên tính chất sai khác của cái được gọi là “bình thường (tâm) của đời”, và “bình thường (tâm) của đạo”!!!
- Bình thường (tâm) của đời: Là một thứ tâm thức của những người không có vấn đề về bệnh lí thần kinh, không có vấn đề về tâm sinh lí, mọi sinh hoạt như: Học tập, nghĩ suy, lao động, lối sống, v.v... thực hiện theo những chuẩn mực chung (của xã hội) giống mọi người bình thường khác!!!
- Bình thường (tâm) của đạo: Là cảnh giới của người giác ngộ!!! Đây là một loại tâm thức không bị tác động bởi cảnh duyên... Hay nói khác hơn, một thứ tâm thức đã thấu suốt bản chất của cảnh duyên cùng các pháp, cho nên dù có đối trước cảnh duyên hay các pháp... Các thứ tâm hư vọng như: Phiền não, kiết sử, lậu hoặc không thể sinh khởi!!!
Để có thể thành tựu “một cái tâm bình thường trong đạo pháp” ... Kinh Kim Cang dạy: “Không trụ nơi cái thấy sinh tâm, không trụ nơi nghe, ngửi, nếm, xúc chạm hay nghĩ suy sinh tâm... Không nên trụ bất kì một nơi nào để sinh tâm” (Bất ưng trụ sắc sinh tâm, bất ưng trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp sinh tâm... Ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm)!!!
- Về điều bạn hỏi: “Và bình thường tâm đã là tâm cuối cùng trong đạo hay chưa?” ... Theo thiển ý của mình, “bình thường tâm” chỉ là một trong những cảnh giới quan trọng mà người tu hành cần đạt đến, chứ chưa được gọi là cuối cùng!!! ...
Bình thường tâm thuộc về Diệt Đế... Đây là một thứ tâm đã hoàn toàn tịch diệt hư vọng tâm (của một chúng sanh) nó thuộc về Thánh tâm (tâm không phiền não, kiết sử, lậu hoặc của bậc Thánh), chứ chưa phải Phật tâm (Phật tâm mới là tâm rốt sau trong Phật đạo)!!!
Muốn thành tựu Phật tâm, sau khi thành tựu bình thường tâm, vị tu hành này phải phát tâm “cầu học trí tuệ”, phát nguyện “hoá độ chúng sanh” và một lòng một dạ thực hành rốt ráo hai thứ tâm nguyện nói trên... Cho đến khi nào tám đức tính tốt đẹp là “từ, bi, hỉ, xả, thường, ngã, lạc, tịnh” viên mãn mới được gọi là tâm cuối cùng!!!
Để dễ hiểu, người thành tựu bình thường tâm ra khỏi “phần đoạn sanh tử” của một chúng sanh... Sau đó, phát tâm cầu học trí tuệ, phát nguyện hoá độ chúng sanh để bước vào giai đoạn tu tập thứ hai của Bồ Tát Đạo, gọi là “bất tư nghì biến dịch sanh tử” ... Trong quá trình chuyển hoá nhận thức của “bất tư nghì biến dịch sanh tử”, “Huệ nhãn” và “Phật nhãn” được khai, các tính chất tốt đẹp của “Đại Niết Bàn” dần dần thành tựu cho đến viên mãn mới được coi là tâm cuối cùng!!! ... Đây là lí do vì sao kinh Diệu Pháp Liên Hoa và các kinh Giáo Bồ Tát ra đời!!! ... Đây cũng là lí do vì sao ba cảnh giới của Phật đạo được nêu theo thứ lớp là Giác Ngộ - Giải Thoát - Trí Tuệ!!!
️ Giác Ngộ: Thấu rõ tâm nào là vô thường (của chúng sanh), tâm nào là bình thường (của Thánh đạo)!!!
Giải Thoát: Tịch diệt tâm vô thường (của phàm phu), thành tựu tâm bình thường (của Thánh đạo)!!!
Trí Tuệ: Từ bỏ thánh tâm (của ba thừa), thành tựu Đại Niết Bàn tâm (của Phật thừa)
Tiến trình sau, minh hoạ các bước cần phải thành tựu những thứ tâm trong Phật đạo: Bình Đẳng (tâm) à Đẳng (tâm) à Vô Đẳng Đẳng (tâm) à Vô Thượng Chánh Đẳng (tâm)!!!
Hy vọng, những giải thích vừa rồi, có thể giúp Trọng Tuệ hiểu ra quy trình tu tập các thứ tâm của Phật đạo và nhận ra tâm nào mới là tâm cuối cùng (Viên Giác)!!! ... Chúc bạn thành tựu những điều cần thành tựu!!!
- Hỏi
(2) “Thưa thầy Lý Tứ, con chỉ biết thầy và Lý Gia qua mạng xã hội. Đọc các bài viết của thầy cũng như huynh đệ con rất thích rồi hiểu ra nhiều điều mà trước đây không thể hiểu, xem hình con thấy thầy và mọi người trong Lý Gia là những người bình thường, không có gì khác với những người khác. Thầy có thể cho con biết Lý Gia tu theo pháp môn nào, nghe nói đệ tử Lý Gia có người giác ngộ thiệt hay không, điều kiện để con có thể học theo học như các huynh đệ của lí gia như thế nào!” (04/12/2019 19:47:25; Huệ Nghi)
- Đáp:
- Mình và mọi người trong Lý Gia đều là dân tại gia, gồm những người bình thường như những người bình thường khác ngoài xã hội, không có gì đặc biệt!!! ... Thậm chí hơi cù lần nữa là khác, cù lần là do HĐ Lý Gia hạn chế các tiếp xúc bất lợi cho việc tu tập, cũng như không đua đòi, không hơn thua, chịu thiệt một chút chả sao..., vì thế lâu dần trở thành... “Cù... Lần...” So với người đời là chuyện hiển nhiên!!!
- Mình và Lý Gia không theo một pháp môn nào, mà chỉ học tập theo những điều Phật dạy, điều nào thấy ứng dụng được thì lập tức ứng dụng, điều nào cao siêu quá thì để đó mai mốt tính!!! ... Nói nôm na, qua sông dùng thuyền, leo núi chống gậy, đường bộ đi xe, xa quá đi tàu bay, không tiền cuốc bộ, v.v... Không sử dụng một phương tiện nhất định!!! ... Nói chung, Lý Gia linh hoạt trong tu tập cũng như giáo huấn!!! ... Tuỳ bệnh cho thuốc!!! ... Bệnh nặng quá thì... mua... “Hòm”, và sẵn sàng lo chuyện... “Hậu... Sự!!!”
- Đệ tử Lý Gia có giác ngộ hay không??? ... Điều này thiệt khó nói!!! ... Bởi lẽ, giống như: Chỉ những người cùng chung sống trên một dòng sông, mới có thể đồng cảm với nhau khúc sông nào sâu, khúc sông nào cạn, khúc sông nào hung dữ, khúc sông nào hiền hoà... Người chưa từng sống ở đó, rất khó cảm nhận khi chỉ nghe nói về những đặc điểm của dòng sông ấy!!!
Tuy nhiên, theo đánh giá của mình cũng như tất cả HĐ Lý Gia, sau một thời gian chữa trị, hầu hết HĐ Lý Gia đều không thấy muộn phiền gì nhiều trong đời sống khi gặp sự việc bất như ý!!! ... Tham, sân, giận hờn “cao chạy xa bay”!!! ... Sáng, trưa, chiều, tối... Vui vẻ trong lòng!!! ... Những thói xấu như tật đố, ganh ghét, thị phi, hơn thua, rao lỗi người khác, ham nói, nói điều chưa thật biết, nói để chứng minh ta đang tồn tại, v.v... trốn biệt ngàn!!! ... Thường xưng tán và tuỳ hỉ khi thấy người khác thành tựu điều tốt đẹp!!!
- HĐ Lý Gia chẳng thấy mình được gì, ngoại trừ mỗi ngày bớt đi một chút ngu, theo phương châm: “Học một điều để bớt ngu một điều, chứ không phải học một điều để khôn thêm một điều...”
- Theo quan điểm của Lý Gia, bớt ngu tạm gọi là có trí...
- Lý Gia không phân biệt thành phần, xuất thân, tôn giáo, tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc, v.v... Và, cũng không có luật lệ gì hết!!! ... Những ai ham thích nghiên cứu Phật pháp đều có thể tham gia!!! ... Vui thì ở!!! ... Buồn thì đi!!! ... Lý Gia đề cao “Triết Lí Con Chuồn Chuồn: Khi vui nó đậu, khi buồn thì nó cứ bay đi thoải mái”!!!
֎ Tóm lại, Lý Gia là như thế!!! ... Như thế!!! ... Và như thế!!!
Rất mong, một ngày đẹp trời, bạn sẽ trở thành “con chuồn chuồn” cho Lý Gia thêm vui cửa vui nhà!!! ... Chúc bạn... an vui... Thân!!!
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






