Làm Gì Sau Khi Thực Hành Thiểu Dục Tri Túc

Các bạn !!!
Mùng năm Tết Canh Tý, BQT nhận được câu hỏi “mở hàng” của HĐ Phạm Thuỳ !!! Đầu năm mới, BQT chúc Thuỳ an vui, tinh tấn, thành công mọi mặt !!!
Câu hỏi của Thuỳ như sau:
“Con xin kính chào Thầy và các huynh đệ Lý Gia.
Nhân dịp đầu năm mới con kính chúc Thầy sức khoẻ dồi dào, cùng kính chúc các huynh đệ tỉ muội luôn tinh tấn tu học, gia đạo bình an.
Đầu năm mới con có một câu hỏi rất mong thầy có thể chỉ dẫn cho con sáng tỏ trong bước đường tu học.
Một vị tu học sau khi thực hành sống thiểu dục tri túc sau một thời gian tâm vị này không còn cảm thấy ham thích những thứ như ngày trước như được ăn ngon, mặc đồ đẹp, nhiều tiền bạc, hay nghe những lời khen ngợi… vị này nhận ra được cái không chân lý của hạnh phúc tạm thời nơi được ăn món ngon, được mặc đồ đẹp, được nghe những lời tốt đẹp khen ngợi, hay tận hưởng đi chơi như trước kia, và trở lên nhàm mỏi trần thế, cảm nhận này đôi khi thật sâu sắc, dẫn đến chán tiếp xúc với đời sống, chỉ muốn ở nơi thanh vắng để tư duy Phật pháp.
Con xin hỏi vị này cần tiếp tục tu học hay dẫn tâm như thế nào để không bị xa rời đời sống, vào được cảnh giới không còn chán ghét cũng không còn yêu thích, đạt được tâm thanh tịnh và nếu sống ở hiện đời nhưng vẫn tỉnh giác, không bị quay lại mê đắm các pháp thế gian”.
Con, Phạm Thuỳ – 29/01/2020 11:11:19
Thuỳ thân mến !!!
Trước khi trả lời câu hỏi, cá nhân mình có những lời ngợi khen đặc biệt đến Thuỳ !!! Thuỳ là một trong những HĐ của Lý Gia tuổi còn rất trẻ, có học vị không nhỏ ở đời, công việc làm ổn định…Thuỳ trở thành môn đệ Lý Gia chỉ mới trên một năm, nhưng sau lần nói chuyện vừa rồi (hình như hôm mùng 2 tết), mình nhận ra Thuỳ trưởng thành rất nhiều và đã bắt đầu đi vào quỷ đạo…!!!
“Đi vào quỹ đạo” là một trong những bước khởi đầu quan trọng đối với người tu hành…Nó giống như một con thuyền đã có những chuyển động đầu tiên để rời bến !!! Mọi thứ đều thay đổi trên đường đi của nó, vì thế chỉ có những người cùng đi trên con thuyền đó mới cảm nhận hết những đổi thay liên tiếp diễn ra !!! Và, những người còn trên bến đồng thời cũng nhận ra “người kia đã rời bến, đi xa ta và…mất…hút” !!! Ha ha ha ha !!! Người trên thuyền và kẻ dưới bến “đều ngạc nhiên” trước sự đổi thay !!!
Chắc giờ này, với một thứ tâm thức “mới rợi” này, Thuỳ dần dần sẽ thấm thía với hai chữ “cảnh giới” trong Phật đạo !!! Thuỳ ơi !!! Cảnh giới, chẳng phải là cái gì ghê gớm như người ta thường ảo tưởng về nó, mà nó chỉ là sự chuyển đổi ngoạn mục từ “tâm thức thế gian sang tâm thức xuất thế” !!! Có nghĩa là, cũng tại nơi này, cũng con người này, cũng việc làm này, cũng tô hủ tiếu này, cũng ổ bánh mì này, cũng những bằng hữu này…Nhưng, bây giờ mọi thứ mang một ý nghĩa khác, một nhãn quang khác, chẳng giống như hồi trước !!! Và cuối cùng, một thế giới khác đang hình thành trong tâm thức, ta tạm gọi là cảnh giới cho oai vậy thôi !!!
Dân gian có câu nói: “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” !!! Câu này hàm ý rằng, những người “cùng cảnh giới” sẽ tìm nhau, còn “khác cảnh giới” sẽ khó thân thiện vì không hiểu, không hợp nhau !!! Đây là lí do vì sao, “mà……”, chắc giờ này Thuỳ hiểu sâu sắc chữ “mà…..” này !!! Nhưng không sao !!! Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, mình tin rằng, mọi thứ lại tốt đẹp !!! Cái ngỡ ngàng ban đầu rồi cũng sẽ quen đi…mọi việc lại “đâu vào đấy” !!!
Về câu hỏi của Thuỳ, mình xin trả lời như sau: (đây cũng là trả lời chung cho những HĐ Lý Gia bắt đầu rời bến thế gian) !!!
* Khi thực hành thành công phép “thiểu dục tri túc”, những chuyển biến dễ thấy như, không còn ham ăn ngon, chẳng thích mặc đẹp, chẳng ưa hội hè hát xướng, chẳng thích chuyện thiên hạ, chán ghét thị phi…v..v… xảy ra trong tâm thức là chuyện tự nhiên…nó tự nhiên như con bò thích cỏ !!!
Nếu giác ngộ mà đời sống không có gì thay đổi, tâm ý chẳng khác người đời, gặp gì cũng ham, thấy gì cũng thích, chuyện gì cũng có mình, ham ưa hội hè đình đám đông vui, bạ đâu cũng tham gia phê phán, chẳng ưa độc cư đọc tụng tư duy…v..v…thì, giác ngộ mà làm gì ???!!!
Vì thế, thành tựu phép thiểu dục tri túc là bước khởi đầu của những đổi thay quan trọng, giống như con nòng nọc bắt đầu xa rời cái đuôi thân yêu của nó, để sau đó trở thành một con ếch, con ếch mới có thể lên bờ và trở thành loài lưỡng cư, tự tại cả dưới nước lẫn trên khô !!!
* “Con xin hỏi vị này cần tiếp tục tu học hay dẫn tâm như thế nào để không bị xa rời đời sống, vào được cảnh giới không còn chán ghét cũng không còn yêu thích, đạt được tâm thanh tịnh và nếu sống ở hiện đời nhưng vẫn tỉnh giác, không bị quay lại mê đắm các pháp thế gian”.
Để có thể thành tựu những điều Thuỳ viết, sau khi thành tựu đời sống thiểu dục tri túc, phải tiếp tục tư duy, quan sát tâm thức để thành tựu “hai vô sanh”… Đó là “không sanh tâm” và “không sanh pháp” !!! Khi thành tựu hai vô sanh, những thứ như ghét, yêu, đây, kia…v..v…nói chung các pháp đối đãi, nhị nguyên của thế gian sẽ tự tịch diệt…Từ đó, tuy đang sống ở đời, trước cái lao xao của thiên hạ mà tâm thức vẫn tự thanh tịnh Niết Bàn, gọi là chứng “Giải Thoát Bất Động”, vĩnh viễn không còn thối lui, gọi là thành tựu “Bất thối chuyển” !!!
Nói chung, thành tựu thiểu dục tri túc chỉ là thành tựu bước đầu trên con đường tiến về đạo quả xuất thế…Đây là một trong những thành tựu quan trọng, nhưng chỉ quan trọng đối với người sơ ngộ, cho nên thành tựu này chưa phải là tất cả !!! Con đường phía trước còn rất dài, cách thức thực hiện các bước tiếp theo như thế nào, tài liệu tu tập hiện tại Thuỳ và HĐ Lý Gia đang có trong tay, mình đã viết đầy đủ ở đó, các bạn hãy đọc và tìm hiểu thêm !!!
Chúc Thuỳ có những thành công tiếp theo…đẹp…mắt… trên con đường tu tập, để mấy con nòng nọc nó thấy…mà…ớn…chơi !!!
BQT rất mong, nhận được các câu hỏi hay và bổ ích từ các bạn !!!
LÝ TỨ
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






