Gợi Ý Lần 1 "Trò Chơi Trí Tuệ Kỳ 02/2019"

Các bạn!!!
Sáng nay, đọc trả lời TRÒ CHƠI TRÍ TUỆ - 02/2019 của HĐTM (LÝ GIA) cùng một số trả lời khác... Mình có một vài nhận xét sau:
Hầu hết mọi người nắm vững giáo pháp, tuy nhiên để đáp ứng những yêu cầu của các câu hỏi đặt ra thì, một số bạn chưa thật sự đi sâu vào việc phân tích các yêu cầu đó... Vì thế, một số câu trả lời trở nên chung chung, không có được nghĩa quyết định!!!
− Ví dụ, ở câu hỏi thứ nhất: “Xin bạn cho biết, ba nhóm Tư lương vị, Kiến đạo vị và Tu đạo vị... Cơ bản tương ứng với những đế nào trong bốn đế??? Căn cứ vào điều gì, để bạn có thể kết luận về sự tương ưng đó??? Xin giải thích cụ thể!!!”
Câu hỏi này, ngoài việc yêu cầu người trả lời cho biết ba nhóm Tư lương vị, Kiến đạo vị và Tu đạo vị tương ứng với ‘đế’ nào của ‘bốn đế’... Câu hỏi còn đặt ra một yêu cầu khác là: “Căn cứ vào điều gì, để bạn có thể kết luận về sự tương ưng đó??? Xin giải thích cụ thể!!!”
Khi đưa ra yêu cầu này, mình muốn các bạn có cái nhìn sâu hơn về tam vị của 37 phẩm, đồng thời đưa ra nghĩa quyết định trong từng vị... Vì rằng, nghĩa quyết định trong từng vị, chính là cơ sở quan trọng giúp người tu hành thành tựu vị đó!!! Ví dụ: Đối với Tứ như ý túc thì, Nhất tâm như ý túc chính là phẩm có vai trò quyết định toàn bộ công cuộc tu tập của hành giả đối với bốn phẩm này... Đây là cơ sở để người tu hành căn cứ và kết luận rằng việc tu tập của tự thân đã tương ưng với ‘đế’ nào trong ‘bốn đế’!!!
Một yêu cầu nữa của câu hỏi, đó là: “Xin giải thích cụ thể!!!”. Vì sao có câu hỏi này: Khi đặt câu hỏi, mình muốn các bạn hình thành thói quen quay lại quan sát thành tựu của bản thân mà trả lời (không trả lời bằng suy luận)... Vì rằng, người không hoặc chưa thành tựu, chỉ dựa vào kiến giải (suy luận) thì không thể giải thích thoả đáng yêu cầu trên (có nghĩa bằng suy luận thì, chẳng thể biết chắc vì sao phẩm đó lại là phẩm quyết định cho sự tương ưng với đế được nêu)!!!
− Về câu hỏi thứ 2: “Xin bạn cho biết sự khác biệt giữa tín tâm, tín căn và tín lực là như thế nào???
Tín tâm, tín căn và tín lực phần nào thuộc thế gian pháp, phần nào thuộc xuất thế gian pháp??? Tại sao đồng thời ba thứ tín (tín tâm, tín căn, tín lực) đều là niềm tin (tín) mà, có niềm tin thuộc về thế gian giới, có niềm tin thuộc về xuất thế gian giới (cảnh giới), điều gì làm nên sự khác biệt này???
Đối với câu hỏi trên, hầu như mọi người đều trả lời thoả đáng... Điều này cho thấy các bạn nắm vững thế nào là đạo thế gian, thế nào là đạo xuất thế!!! Có nắm vững, các bạn mới quyết định được sự khác biệt giữa Tín tâm, Tín căn và Tín lực... Cũng như biết chắc niềm tin nào thuộc về thế gian giới, niềm tin nào thuộc về xuất thế gian giới!!!
Các bạn!!!
Các câu hỏi của Trò Chơi Trí Tuệ, sẽ giúp các bạn rất nhiều trong công việc giản trạch một pháp... Giản trạch một pháp đến tận nguồn cơn trên cơ sở lấy thân chứng làm đối tượng phân tích, là việc làm không thể thiếu trong việc học trí tuệ!!! Khi các bạn thấm nhuần sở học này, sẽ giúp các bạn hoàn thành nội minh (một trong ngũ minh của Bồ Tát) một cách dễ dàng!!!
Chừng đó, các bạn có thể xâm nhập các môn học của Đạo đế như Thẩm sát môn, Thấu thị môn, v.v... sẽ không khó!!! Thấm nhuần tám môn học của Đạo đế, khi nghe ai đó tuyên thuyết về Phật đạo, hoặc bình luận một câu, v.v... lập tức các bạn sẽ nhận ra lời nào từ thân chứng, lời nào học từ sách vở, lời nào là kiến giải thô thiển, lời nào hữu dụng trong việc tu tập, lời nào hí luận (nói cho vui tai chứ chẳng ích lợi gì)!!!
Giống như người săn thú, bẫy chim chuyên nghiệp, chỉ cần thoáng nghe tiếng kêu, thoáng thấy dấu chân, thoáng qua bóng dáng, v.v... lập tức biết ngay dòng giống, nơi trú ngụ, tập tính của loài thú đó!!!
Còn một tuần nữa, TRÒ CHƠI TRÍ TUỆ - 02/2019 sẽ tổng kết!!! BQT rất mong, nhận được những trả lời lí thú và bổ ích của các bạn!!!
Các bạn đã trả lời rồi, nếu thấy chưa thoả đáng, có thể trả lời tiếp tục... Không sao hết, chúng ta đang... học... mà!!!
(21-08-2020)
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






