Đạo Là Gì? Vì  Sao Suy Nghĩ Tự Ngưng Bặt?

 0
Đạo Là Gì? Vì  Sao Suy Nghĩ Tự Ngưng Bặt?

− Hỏi:

1) “Tôi thường theo dõi trang của Ngài và cũng đồng ý với cách giải thích rành mạch của Ngài. Không biết gọi bằng gì nên tôi tạm gọi Ngài là Ngài cho phải lẽ. (1a) Xin Ngài cho biết đạo (con đường) của Ngài là gì? (1b) Nó như thế nào? (1c) Những người đi theo Ngài đã và sẽ được gì? (1d) Có chắc là con đường của Ngài dẫn họ đi đúng hay không”? (03/05/2020 15:26:34; Nguyễn Trọng Ân)

2) Trong khi suy nghĩ tự nhiên ngưng bặt, khởi động lại suy nghĩ đó, nó lại tiếp tục ngưng lại lần nữa... Có phải sự ngưng bặt đó là Trí Tuệ tự điều chỉnh không”? (04/05/2020 21:30:33; Lê ngọc Tới) 

- Đáp

39.1. Xin Ngài cho biết đạo (con đường) của Ngài là gì? 

 Lời đầu tiên, Lý Tứ xin cảm ơn đánh giá của bạn trong câu hỏi trên!!! ... Chuyện xưng hô như thế nào, Lý Tứ không quan trọng... “Ngài, bướm, thầy, mày, v.v...” chỉ là danh xưng thông qua mối quan hệ xã hội, bản thân Lý Tứ không quan tâm!!! ... Bạn thích thế nào, cứ gọi thế ấy!!! ... Về các thắc mắc, xin được trả lời:

39.1.1. (1a) “Xin Ngài cho biết đạo (con đường) của Ngài là gì?

 Con đường của mình và các bằng hữu của mình (tạm gọi là Lý Gia) đang đi, không phải là con đường do mình đặt ra, mà con đường này mình học từ kinh điển của Phật... Sau khi dấn thân trên con đường ấy, bản thân thấy nhiều lợi ích cũng như đạt được các mục tiêu do Phật đạo đề ra!!! ... Từ đó, mình chia sẻ lợi ích của con đường này đến những người thân quen và những ai có ham thích như mình!!! ... Về tên gọi là gì? ... Cho đến giờ này, mình và các bằng hữu không đặt tên riêng, chỉ gọi nôm na là Phật đạo, tức con đường Phật vẽ ra cho bọn mình đi theo!!!

39.1.2.  (1b) “Nó như thế nào”?

 Xin trả lời vắn tắt: Con đường đó có bốn bước!!! 

  • Bước thứ nhất: Dắt người ra khỏi thế gian pháp... Tương đương Khổ Đế trong Tứ Đế!!!
  • Bước thứ hai: Thành tựu vô lậu tâm và đạo quả xuất thế... Tương đương Tập Đế và Diệt Đế trong Tứ Đế!!!
  • Bước thứ ba: Học trí tuệ, để thành tựu đạo quả xuất thế gian thượng thượng... Tương đương Đạo Đế trong Tứ Đế!!!
  • Bước thứ tư: Quay trở lại thế gian và tiếp tục dắt người đi ba bước trước... Tương đương Đẳng Giác và Diệu Giác!!!

39.1.3.  (1c) “Những người đi theo Ngài đã và sẽ được gì”?

 Như đã giải thích ở phần 39.1.1 (1a) & 39.1.2 (1b) Những người đi theo mình, tuỳ vào từng bước họ đã đi:

  • Nếu người ấy đi xong bước thứ nhất: Sẽ thoát khỏi phần lớn tám món khổ nhân sinh là: Sinh; Lão; Bịnh; Tử; Ái biệt li; Cầu bất đắc; Oán tắng hội; Ngũ ấm xí thịnh!!!
  • Nếu người ấy đi hết bước thứ hai: Tâm thức sẽ không còn phiền não, kiết sử, lậu hoặc (gọi chung là thành tựu Vô Lậu Quả) ... Sau đó thấy được Bổn Tâm; Bổn Tánh (gọi chung là minh tâm kiến tánh)!!!
  • Nếu người ấy tiếp tục đi hết bước thứ ba: Trí tuệ sẽ được khai mở để học tập các Tam Muội Môn và Giải Thoát Môn của chư Phật, gọi nôm na là học Nhất Thiết Trí!!! Thành tựu Hữu Sư Trí!!!
  • Cuối cùng, bước thứ tư: Vị này phát đại tâm, làm công hạnh... Khi nào đủ duyên, sẽ thấy Phật tánh, tự chứng Vô Sư Trí!!!

39.1.4.  (1d) “Có chắc là con đường của Ngài dẫn họ đi đúng hay không”?

Về câu này, mình xin thưa: Đúng hay không đúng không phải do con đường, mà do mục tiêu của người đi đặt ra!!! 

  • Người nào đặt ra một hay bốn mục tiêu như đã nêu ở trên, con đường này là con đường đúng với người ấy... Vì rằng, bốn bước nêu trên, đáp ứng một hoặc bốn mục tiêu của họ đặt ra...!!!
  • Người nào đặt những mục tiêu cho mình, mà các mục tiêu ấy không gồm bốn bước nêu trên... Con đường này nhất định sai với họ...!!!
  • Tóm lại, đúng hay sai, ma hay Phật, v.v... không phải do con đường!!! ... Bởi tự mỗi con đường luôn không tánh, tức không có tánh chất của đúng hay sai, của ma hay Phật!!! ... Ví dụ: Một người muốn học nghề kim hoàn mà đi đến lò rèn chuyên rèn dao kéo để học, con đường họ học sẽ sai với tâm nguyện và mục tiêu họ đề ra!!! ... Còn người thích học làm dao kéo thì, lò rèn chính là con đường dẫn họ đi đúng hướng!!!

39.2. Trong khi suy nghĩ tự nhiên ngưng bặt, khởi động lại..., nó... tiếp tục ngưng lại... Có phải sự ngưng bặt đó là Trí Tuệ tự điều chỉnh không”? 

Bạn... thân mến!!! ... Câu hỏi của bạn không rõ ràng, tức bạn không nêu hoàn cảnh nào thì sự ngưng bặt xảy ra cũng như trước đó bạn đã làm gì để hôm nay có hiện tượng ấy nên rất khó trả lời!!! Tuy nhiên, mình cũng xin “đoán mò” ý của bạn và trả lời như sau:

  • Theo mình biết, phần lớn người tu hành nếu thường xuyên dùng một sở pháp để điều phục ý thức, sau một thời gian dụng công, hay xảy ra trạng thái ý thức (nghĩ suy) bỗng dưng ngưng bặt!!! Khi gặp trạng thái này, người ấy cảm thấy “đầu óc trống rỗng” một thời gian ngắn... Muốn suy nghĩ trở lại, phải khởi động não bộ!!! Bạn hỏi trạng thái này có phải trí tuệ tự điều chỉnh hay không???
  • Trạng thái ý thức ngưng bặt không phải là trí tuệ tự điều chỉnh, mà nó là kết quả như đã trình bày ở trên, tức ý thức bỗng dưng bị “phanh” do thói quen của việc “dụng công có chủ ý trước đó”!!! Ta có thể hiểu điều này qua ví dụ sau: Giống như những người huấn luyện thú để làm xiếc, họ thường bắt con thú làm theo ý của mình và thưởng cho nó thức ăn... Sau một thời gian, con thú đã quen với tập tính mới, trong quá trình làm xiếc, con thú tự ngưng hoạt động khi đang làm xiếc, chừng nào người huấn luyện thưởng cho nó thức ăn, nó sẽ tiếp tục làm theo ý người huấn luyện!!!
  • Ý thức con người cũng như thế, khi ta thường xuyên bắt nó dừng lại bằng một sở pháp... Ý thức quen với thói quen này, trong một tình huống bất ngờ nào đó, ý thức tự dừng theo “lối mòn” đã được huấn luyện do dụng công trước đó!!! ...

Đây chỉ là trả lời theo kinh nghiệm cá nhân của mình... Không biết có đúng với ý câu hỏi của bạn hay không??? Cảm ơn bạn đã không quên Lý Gia!!! ... Chúc các bạn... cùng tất cả bạn đọc an vui, tinh tấn!!!

(11/05/2020)

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 0
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG