Chuyện Ba Mươi Bảy Phẩm

Hôm qua mình có nói chuyện với một số HĐ về Ba mươi bảy phẩm. Câu chuyện như sau:
1. TỨ NIỆM XỨ.
Bốn món thân, thọ, tâm, pháp. Giống như bốn miếng ruộng để người tu hành gieo trồng hạt mầm Bồ Đề lên đó. Bốn miếng ruộng này, không gieo giống Bồ đề, nó sẽ mọc cỏ vô minh, phiền não.
2. TỨ CHÁNH CẦN.
Giống như kỹ thuật canh tác cây trồng. Chăm bón đúng gọi là thiện, chăm bón sai gọi là ác. Thiện thì thành tựu như ý, ác thì cây trồng “chết queo”!!!
3. TỨ NHƯ Ý TÚC.
Gồm bốn món dục, tinh tấn, nhất tâm và niệm. Đây là bốn món người tu hành phải thực hành thường xuyên, thực hành đến khi nào tâm nghiệp không còn rong ruổi nơi tiền cảnh, chỉ "một lòng một dạ" nhớ nghĩ con đường và mục tiêu mình đã chọn, gọi là "nhất tâm như ý túc". Làm gì, suy nghĩ gì cũng không rời chuyện này gọi là "Niệm như ý túc". Thành tựu Tứ Như Ý Túc sẽ dừng hiện nghiệp, chuẩn bị bước vào dòng Thánh.
4. NGŨ CĂN.
Giống như hạt giống đã nảy mầm ra năm cái rễ, năm cái rễ đó là: Tín, tấn, niệm, định, huệ. Khi hạt giống nảy mầm ra rễ, người nông phu lại tiếp tục chăm bón, để mấy cái rễ này phát triển, giúp thân cây tăng trưởng.
5. NGŨ LỰC.
Như năm cái rễ bám chặt vào đất, năm cái rễ bây giờ là công cụ hút dinh dưỡng từ đất, dưỡng chất từ đất chính là công đức, công đức này do thân; thọ; tâm; pháp hoà hiệp từ phân thiện giải thoát cùng nước thiện thanh tịnh mà thành. Năm cái rễ còn có công dụng đặc biệt nữa là, giữ cho thân cây không bị gãy đổ.
Do đó, năm cái rễ này thuộc loại rễ cọc, gồm một rễ cái và bốn rễ con. Năm cái rễ, mỗ̃i cái làm một chức năng, khi cây còn nhỏ, năm cái cùng một chức năng là hút dinh dưỡng...
Đố các bạn: 1) Khi cây trưởng thành, đã có cành nhánh, năm cái rễ: Tín; tấn; niệm; định; huệ... Rễ nào là rễ cái (rễ cọc, rễ chính). Đừng nói là cây Bồ Đề thuộc họ dừa không có rễ cọc mà chỉ có rễ chùm... Ha ha ha ha!!!
6. THẤT GIÁC CHI.
Sau khi cây đã trưởng thành, nó mọc ra bảy cái nhánh. Bảy nhánh này vươn xa tìm đến ánh mặt trời, đâm chồi nảy lộc, chờ ngày kết trái.
Đố các bạn: 2) Bảy nhánh giác chi, hút ánh sáng mặt trời là hút cái gì???; 3) Sau khi quang hợp, thành chất gì để “Cây Bồ Đề” kết trái mà không đơm hoa”??? Không tin, các bạn đi hỏi mấy cây Bồ Đề, nó sẽ nói là trong tự điển của giòng họ nhà mình không thấy có “từ hoa”!!!
7. BÁT CHÁNH ĐẠO.
Đến ngày đến tháng, cây Bồ Đề ra được tám cái trái. Ban đầu thì xanh, già chín thành đỏ, giống như trái ớt, "hồi nhỏ em mặc áo xanh, khi lớn bằng anh, em mặc áo đỏ"!!!
Đố các bạn: 4) Tám quả chánh này có giống quả chanh không??? Giống chỗ̃ nào??? Không giống chỗ̃ nào???
Bốn câu đố trên, các bạn để dành đó mà nghiền ngẫm, khi nào rảnh rỗ̃i lấy ra tư duy cho vui, đừng trả lời liền. Trả lời liền, nhất định sẽ trật lất...!!!
(18-08-2014)
Các bạn!!!
Hy vọng, chúng ta sẽ rút ra được điều gì đó trong đợt câu hỏi này. Lợi mình đã xong, nay ta phải tính đến chuyện lợi người chớ...!!!
Trong Tâm Pháp có nói rằng: “Phật đạo không chủ trương tồn tại trên những lý luận...”. Chiến lược tổng thể, cái vĩ mô trong Phật Giáo và Thiền không thiếu. Nếu đọc kỹ Tâm Pháp, các bạn sẽ thấy từng chiến thuật một, được áp dụng cho từng đối tượng cụ thể.
Mình có nhận được phần trả lời của một vị HĐ. “ Trả lời Câu số 1: Khi đã thể nhập, chữ “Lực” trong Ngũ lực lấy Nhất tâm và Tinh tấn như ý túc làm sức mạnh.”
Xin hỏi: Câu trả lời trên đúng hay sai??? Các bạn cho biết điều sai hay đúng nằm ở chỗ nào (có lý luận bảo vệ). Rất mong nhận được nhiều phân tích “như pháp” của các HĐ!!!
(21-08-2014)
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






