Cảm Xúc Khi Đọc Các Bài Viết Trả Lời "Trò Chơi Chí Tuệ" Của HĐTM

 0
Cảm Xúc Khi Đọc Các Bài Viết Trả Lời "Trò Chơi Chí Tuệ" Của HĐTM

Các bạn!!!

Khuya nay, đọc lại tất cả các bài viết trả lời TRÒ CHƠI TRÍ TUỆ  kỳ 04-2019 mà mình đã nhận được… Bây giờ là 03 giờ 30 phút sáng, một cảm giác rất khó tả trong lòng, thay vì đi nghỉ, mình quyết định phải thức, để viết điều gì đó cho các bạn!!!

Thông thường, sau khi nhận được trả lời của một bạn nào đó, lần thứ nhất mình đọc lướt qua… Lần thứ hai, đọc thật kĩ từng câu, từng chữ và phân tích những điều các bạn viết có thoả mãn những yêu cầu câu hỏi đặt ra hay không… Sau đó, gởi email (hoặc điện thoại) phản hồi các bài có nhiều lỗi chính tả, góp ý cách trình bày, lập luận, đặt câu, phương pháp dùng từ thế nào cho phù hợp với Phật đạo… Phần việc cuối cùng là, đọc một lượt tất cả các bài đã nhận để đánh giá, so sánh, nhằm tìm ra bài viết hay nhất!!!

Tối hôm nay, những công việc như thế lặp lại… Có thể nói, trong mười bảy (17) bài viết mà mình đã nhận được cho đến giờ phút này, có đến mười lăm (15) vị HĐ đã trả lời đúng yêu cầu các câu hỏi đặt ra… Chỉ khác nhau ở cách lập luận, trình bày và kĩ năng viết!!!

Điều này cho thấy rằng, trải qua quá trình học tập và ứng dụng, hầu hết HĐ chúng ta thấm nhuần ý nghĩa của Tứ Niệm Xứ, một trong những yêu cầu cốt lõi và quan trọng của Phật đạo (tu hành mà không rành bốn món này, coi như “hai bàn tay trắng, làm nên một đống…nợ…đời”)!!!

Vì rằng, nếu chưa thấm nhuần ý nghĩa bốn xứ thì, không thể trả lời thoả đáng câu thứ hai… Nếu chưa ứng dụng thuần thục bốn xứ thì, sẽ khó có thể trả lời hoàn hảo câu hỏi thứ ba!!! Khi đặt câu hỏi thứ hai và thứ ba, mình đã ngầm chú ý đến việc thẩm định, đánh giá mức độ thành tựu của các bạn thông qua câu trả lời!!!

Các bạn!!!

Có thể nói, mặc dù trong mười bảy bài viết mình đã nhận được, có người viết hay, có người viết chưa hay… Hay hay chưa, phụ thuộc rất nhiều vào năng khiếu và công việc ở đời của từng người, vì chúng ta không phải là dân sử dụng bàn phím chuyên nghiệp (hi hi hi hi!!! May quá, còn chút nữa, là viết chữ “phím” thành “phiếm”).

Điều mình hoan hỉ đến không ngủ được là tinh thần tu tập và thành quả những câu trả lời đúng của hôm nay (15/17)!!! Con số 15/17 bạn trả lời đúng cả ba câu hỏi đặt ra, không phải ngẫu nhiên có được, kết quả này không phải là thứ kết quả rủi may, mà nó là hoa trái của cả một quá trình “lao động trí tuệ” miệt mài từ HĐ chúng ta để chăm bón cây giác ngộ, mới có ngày hôm nay!!!

Hồi trưa, nói chuyện với HĐTM Tây Nguyên, HĐTM có trình bày câu hỏi thứ ba… Và, một điều không ngờ, HĐ cũng đã trả lời đúng tinh thần câu hỏi được coi là khó này (Ha ha ha ha!!! Vì còn e ngại là HĐ mới của Lý Gia, nên “chưa dám cào bàn phím” để so găng cùng mọi người)!!!

Thế đấy các bạn!!! Hạnh phúc ngập tràn đến không ngủ được là như thế!!! Cảm ơn mọi người!!! Cảm ơn tất cả HĐ tốt của Lý Gia, những người đã ngày đêm miệt mài vì giáo pháp để rồi Lý Tứ có những phút giây hạnh phúc đến không thể… ngủ… được!!! Hu hu hu hu!!!

Rất mong, ngày mai sẽ nhận thêm nhiều câu trả lời lí thú từ các bạn!!!

(23/10/2019)

Những lần sinh hoạt vừa rồi, nhằm giúp các HĐ mới (gia nhập) có cái nhìn tổng quát về Phật đạo, cũng như giúp các bạn ấy bắt kịp, hoà cùng nhịp điệu tu tập của toàn thể HĐ Lý Gia, mình đã tập trung triển khai, giới thiệu các bước tu tập trong Phật đạo và mục tiêu cao nhất của Phật đạo là gì!!! Đồng thời, khái quát về 37 phẩm, nhân đó đào sâu Tứ Niệm Xứ!!!

Như các bạn đã biết!!! Nếu ta coi Tứ Diệu Đế là bốn cấp học trong Phật đạo thì, Ba Mươi Bảy Phẩm chính là 37 môn học giúp người học hoàn thành bốn cấp học nêu trên!!!

Trong đó, Tứ Niệm Xứ đóng vai trò chủ đạo, hay khác hơn, bốn niệm xứ chính là bốn mục tiêu cốt lõi, bốn cơ sở giúp người tu hành từ cốt lõi hay cơ sở ấy, tu tập để hoàn thành từng đạo phẩm... Kinh Niệm Xứ, Phật dạy như sau:

 “Này các Tỷ-kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ-kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong sáu năm, trong năm năm, trong bốn năm, trong ba năm, trong hai năm, trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ-kheo, không cần gì đến một năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong sáu tháng, trong năm tháng, trong bốn tháng, trong ba tháng, trong hai tháng, trong một tháng, trong nửa tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ-kheo, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng

một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn”. (Trích Kinh Niệm Xứ - Satipatthàna sutta)

Nếu đọc toàn bộ kinh điển của Phật, chúng ta không khó nhận ra, đồng thời là bốn niệm xứ, nhưng  mỗi cấp độ tu tập, mỗi thừa lại có một cách quán khác nhau... Có nghĩa, Thanh Văn quán khác, Duyên Giác quán khác, Bồ Tát quyền thừa quán khác, Bồ tát nhất thừa quán khác!!!

Chính sự sai khác này, giúp ta nhận ra, cùng quán bốn niệm xứ, nhưng tuỳ cách quán, tuỳ giai đoạn tu tập mà người tu hành thành tựu Tục Đế, Thánh Đế hay Chân Đế!!! Đây là lí do vì sao, ta thấy có lúc Phật dạy: Quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã... Lại có lúc Phật dạy: Bốn món thân, thọ, tâm, pháp chỉ do duyên hoà hợp sanh... Nhưng rồi cũng có lúc Phật dạy: Quán thân đồng với hư không; Quán cảm thọ chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở chặng giữa; Quán tâm chỉ là danh tự, tánh danh tự rời rạc; Quán các pháp thiện chẳng thể được, bất thiện chẳng thể được!!!

Nhưng, cho dù thành quả của phép quán Tứ Niệm Xứ là Tục Đế, Thánh Đế hay Chơn Đế, người tu tập trong Phật đạo muốn có một đạo quả nào đó, nhất định phải y cứ vào Tứ Niệm Xứ để tu tập!!! Rời bốn xứ này thì, nhất định không thể thành tựu bất kì một đạo quả nào trong Phật đạo!!! Nó giống như, trên thế gian có vô vàn mảnh ruộng, nhưng chỉ có bốn mảnh ruộng có tên là Thân Điền, Thọ Điền, Tâm Điền và Pháp Điền mới đủ điều kiện để trồng cây Giác Ngộ (Bồ Đề Thọ)!!!

Để giúp các bạn có cơ hội đào sâu và thấm nhuần Tứ Niệm Xứ!!!  TCTT  kỳ 04-2019 này có ba câu hỏi sau:

1) Hãy giải thích: Vì sao một người tu hành trong Phật đạo, chỉ có thể thành tựu các đạo quả của Phật đạo, khi người ấy quán Tứ Niệm Xứ (như pháp)???

2) Nếu một người tu tập trong Phật đạo, không quán Tứ Niệm Xứ... Mà quán một niệm xứ khác (như quán cảnh duyên bên ngoài là thế giới hay bình, bàn, v.v...). Người ấy có thể thành tựu một đạo quả nào đó trong Phật đạo hay không??? Vì sao được??? Vì sao không??? Xin giải thích cụ thể!!!

3) Xin bạn cho biết, mục tiêu cuối cùng của phép quán Tứ Niệm Xứ giúp người tu hành “thành tựu niệm xứ nào” trong tâm trí??? Vì sao như vậy???

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 1
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG