Trò Chơi Trí Tuệ Kỳ 04/2020: Giáo Tông Và Tâm Tông

 0
Trò Chơi Trí Tuệ Kỳ 04/2020: Giáo Tông Và Tâm Tông

Các bạn!!!

Như vậy là, chúng ta đã tổ chức thành công ba kì Trò Chơi Trí Tuệ của năm 2020!!! Cứ mỗi kì TCTT diễn ra, hầu hết HĐ của chúng ta tập trung nghiên cứu, thu thập tài liệu, tư duy, thể nhập để làm sáng tỏ đề tài của kì TCTT đó... Nhờ thế, sức rộng và chiều sâu của HĐ chúng ta ngày một sâu rộng hơn!!!

Phật đạo luôn nhắc đến hai từ “viên mãn”!!! Ở góc nhìn nào đó, viên mãn còn mang ý nghĩa về sự toàn bích của hai thành phần chính làm nên Phật đạo, đó là Giáo tông và Tâm tông!!! Người xưa thường ví Giáo Tông và Tâm tông trong Phật đạo như đôi cánh của một con chim, như hai chân của một người... Con chim mà đôi cánh không hoàn hảo sẽ không thể bay cao, bay xa... Con người mà đôi chân không lành lặn, sẽ khó có thể hoàn thành hành trình dài hơi đầy khó khăn, nhiều thử thách!!!

Giáo tông chính là hệ thống giáo lí, toàn bộ kinh điển nhà Phật!!! Tâm tông là sự thấu suốt, thực chứng những gì mà hệ thống giáo lí hay kinh điển đã đề cập đến!!! Ta có thể hiểu, Giáo tông giống như tấm bản đồ hoàn hảo... Tâm tông giống như những gì hiện hữu từ thực địa!!! Đây cũng là lí do vì sao Phật đạo có một khối lượng kinh điển đồ sộ như các bạn đã thấy... Và đây cũng là lí do vì sao, người không thực chứng sẽ không thể hiểu thật nghĩa của lời kinh!!! 

Phật đạo là chân lí, mà chân lí chính là sự thật hằng hữu trong mỗi pháp... Mà, đã là sự thật hằng hữu thì không có cái được gọi là bí mật!!! Vì thế, cái cớ sự được gọi là “bí” chỉ xảy ra khi người ta không hiểu (điều gì đó)... Cái cớ sự được gọi là “mật” chỉ xảy ra khi người ta không thấy (điều gì đó)... Ta có thể tạm hiểu: Không hiểu gọi là bí, không thấy gọi là mật!!! Để con đường tu tập và giáo pháp không còn bí mật, người tu hành thành tựu Giáo tông sẽ giải quyết cớ sự bí, cho ra Thuyết thông... Thành tựu Tông thông sẽ giải quyết cớ sự mật, cho ra Tông thông!!! Vì thế, kinh Lăng Già Phật dạy: “Ta có hai thứ thông, Thuyết thông và Tông thông, thuyết dạy kẻ đồng mông, tông vì người tu hành...”. Tổ Huệ Năng cũng nói: “Thuyết thông và Tông thông, như mặt trời giữa hư không, duy truyền pháp kiến tánh, xuống thế phá tà tông...”. Thiết nghĩ, lời Phật (Vị khai sáng Phật đạo) và lời Tổ Huệ Năng (Vị Tổ cuối cùng được chánh truyền đạo ấy) đã nói lên sự quan trọng của Giáo tông và Tâm tông là như thế nào!!!???

Có một vài lần mình cũng đã tâm sự với các bạn, Giáo tông và Tâm tông giống như chiêu thức và nội lực của người luyện võ công... Giáo tông như chiêu thức, Tâm tông như nội lực!!! Người chỉ có chiêu thức mà không có nội lực, khi lâm trận, chiêu thức kẻ ấy triển khai không khác gì phủi bụi trên người đối thủ!!! Người có nội lực mà không biết chiêu thức, khi lâm trận, người ấy chỉ biết đưa cái thân chịu đòn, như cái bao đựng cát dùng cho người tập luyện đấm đá!!!

Để giúp các bạn có cơ hội và thời gian tư duy, nghiền ngẫm về tầm mức quan trọng của Giáo tông và Tâm tông đối với người tu hành là như thế nào!!! Trò Chơi Trí Tuệ kì này, BQT có một số câu hỏi liên quan đến hai vấn đề trên!!!

Nội dung các câu hỏi như sau:

1) Trong tu học, một người chỉ chú trọng đến Giáo tông mà không hề thực chứng Tâm tông... Người này có thể tiếp cận đến giai đoạn nào (mức độ nào) của Giáo tông??? Vì sao như vậy??? Đề nghị giải thích cụ thể!!!

2) Trong tu học, một người chỉ chú trọng đến Tâm tông mà không hề biết đến Giáo tông... Người này có thể thân chứng toàn bộ các cảnh giới của Phật đạo hay không??? Vì sao được, vì sao không??? Đề nghị giải thích cụ thể!!!

 3) Trong việc giáo hoá (giúp người)... Người giáo hoá bị hạn chế (không am tường) Giáo tông, khi tuyên thuyết các pháp... Sẽ dẫn đến điều gì (điều gì xảy ra)??? Vì sao điều ấy xảy ra??? Đề nghị giải thích cụ thể!!!

4) Trong việc giáo hoá (giúp người)... Người giáo hoá chưa từng kinh qua thực chứng, khi tuyên thuyết các pháp... Hiệu quả việc tuyên thuyết đó sẽ như thế nào (hiệu quả đến đâu)??? Vì sao như vậy??? Đề nghị giải thích cụ thể!!!  

BQT rất mong, nhận được những trả lời lí thú và bổ ích từ các bạn!!!                                                    

(16/05/2020)

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 0
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG