Trò Chơi Trí Tuệ Kỳ 12/2016: Về Chánh Tinh Tấn

Các bạn!!!
Hôm nay Chủ Nhật là ngày nghỉ, mình không định viết email cho mọi người, dự tính thứ hai chúng ta mới tiếp tục công việc tu học.
Nhưng rồi bốn câu kệ của Thế Tôn, lại văng vẳng vang lên trong lúc đang ngồi uống trà. Bốn câu kệ như “một mệnh lệnh” thôi thúc bản thân dẹp chuyện nghỉ ngơi để viết email này cho mọi người!!!
“Thị nhật dĩ quá,
Mạng diệc tùy giảm,
Như thiểu thủy ngư,
Tư hữu hà lạc???
Đại chúng!!!
Đương cần tinh tấn,
Như cứu đầu nhiên,
Thân vật phóng dật!!!”
Tạm dịch:
Hiện tại sẽ qua mau,
Quỹ thời gian còn mấy,
Như cá gặp mùa hạn,
Thế gian có gì hay???!!!
Mọi người!!!
Phải cần cù tinh tấn,
Như cứu lửa cháy đầu,
Chớ vui theo thế gian,
Phóng dật (ngày) sau sẽ khổ!!!
Mình lại suy nghĩ, việc tu tập cũng giống như chuyện học ở đời, nếu không siêng năng, không có định hướng đúng, không xây dựng thái độ tu hành nghiêm túc (Giống như đứa trẻ cắp sách đi học mà không đến lớp, chỉ quanh quẩn trong các phòng game, hoặc mải mê theo thú vui bên ngoài) tương lai, chắc chắn không thể thành tựu việc học tập!!!
Nhưng rồi mình lại suy nghĩ, hai chữ Tinh Tấn người tu hành nào cũng biết. Nhưng Tinh Tấn như thế nào, ý nghĩa ra làm sao để người tu hành bỏ công sức và gặt hái được kết quả như Phật đạo mong muốn (gọi là Chánh Tinh Tấn) lại là việc cần bàn!!!
Nếu chưa thấu suốt ý nghĩa đích thực của Chánh Tinh Tấn, chắc chắn công sức bỏ ra sẽ không thể có được một kết quả như ý, thậm chí ngược lại, điều này không phải là chuyện hiếm của người tu hành!!!
Đây là lý do vì sao các câu hỏi của hôm nay được gởi đến các bạn.
I. CÂU HỎI_TCTT 12-2016_ VỀ.. ‘CHÁNH TINH TẤN’
1) Làm thế nào để biết chắc rằng, việc tu học trong hiện tại của bản thân đang đúng với ý nghĩa của Chánh Tinh Tấn trong Phật đạo??? Có thể đưa ra một vài ví dụ của bản thân, để minh hoạ cho việc tu tập của bạn đúng với ý nghĩa của Chánh Tinh Tấn (minh hoạ này không bắt buộc)!!!
2) Xin nêu lên, có bao nhiêu mục tiêu cơ bản trong Phật đạo người tu hành cần phải biết rõ, để vị lai có thể chiếm lĩnh từng quả vị (tuần tự từ thấp lên cao) cho đến Đạo quả cao nhất???
Rất mong nhận được những kiến giải lý thú từ mọi người, những kiến giải lý thú của các bạn, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ thế nào là Chánh Tinh Tấn, từ đó chúng ta mới vững tin tu hành, không sợ lạc vào Tà Tinh Tấn (có Tinh Tấn nhưng lệch hướng)!!!
(21-08-2016)
II. TIẾP NHẬN TRẢ LỜI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI..
֍ Các bạn!!!
Nói đến Chánh Tinh Tấn, là nói đến sự mẫu mực với đầy đủ tính chân lý của Giáo Pháp, nó hoàn toàn cụ thể, không mang tính ước lệ!!!
Về câu hỏi thứ hai cũng như vậy. Tất nhiên, mục tiêu tu tập trong Phật đạo là tự độ và độ tha. Nhưng, cột mốc cụ thể là gì??? Đâu là hệ quy chiếu mang tính cơ học của những cột mốc này??? Nếu không đáp ứng các yêu cầu như thế, câu trả lời chỉ có “giá trị bóng gió” hơn là “thực tiễn biện chứng”!!!
Tất cả những gì vừa nêu, hình như không có điều gì HĐ chúng ta chưa biết. Chỉ có một điều, khi trả lời, các HĐ chỉ viết theo cảm tính mà thiếu hẳn sự “liên hệ giữa tu tập và nền tảng giáo pháp” để chứng minh cho điều mình đã viết.
֍ Các bạn!!!
Nói chung, dường như HĐ chúng ta không nắm vững trọng tâm việc tu hành (để làm gì), cũng như hệ thống tu tập gồm những cấp độ nào!!!
Mình xin đơn cử một vài câu hỏi ngoài đời và cách trả lời, để HĐ có thể liên hệ đến hai câu hỏi vừa rồi.
Ví như có người hỏi:
1) Sau thời gian chữa trị, làm thế nào để bạn nhận biết bệnh tình trong người có thuyên giảm???
- Tất nhiên, nếu chữa trị đúng, có hiệu quả. Người trả lời phải liệt kê các thứ bệnh trước đây mắc phải, đến hôm nay đã giải quyết được những bệnh nào. Và bản thân chính là bảng tham chiếu để cho ra kết quả đó.
Hoặc có người hỏi:
2) Xin cho biết, muốn hoàn thành các bậc học trong Hệ thống Giáo dục hiện nay (từ thấp lên cao), người học trò phải trải qua bao nhiêu cấp học để thành tựu học vị cuối cùng???
- Tất nhiên, trước câu hỏi này, người trả lời phải nắm vững các bậc học trong Hệ thống Giáo dục Quốc dân.
Cụ thể như, có bốn cấp học, người học phải hoàn thành, mới có thể đạt đến học vị cao nhất. Đó là cấp Tiểu học, cấp Trung học cơ sở, cấp Trung học Phổ thông, cấp Đại học và sau Đại học. Hệ thống Giáo dục, chính là hệ quy chiếu mang tính cơ học, nhờ tính cơ học này người học trò có thể tìm cho mình loại hình học tập phù hợp.
Vì rằng, thực tế có nhiều loại hình giáo dục khác nhau, nên tính cơ học trong Hệ thống Giáo dục cũng linh hoạt vận động theo!!!
֍ Các bạn!!!
Thói quen trả lời chung chung, trả lời khơi khơi, trả lời không cụ thể, trả lời vô căn cứ. Sẽ khó có được một kết quả thuyết phục. Để có câu trả lời thuyết phục, phải căn cứ vào những cơ sở nhất định, các cơ sở này phải có giá trị và đáng tin cậy.
Trong Phật đạo, nếu không tìm thấy cơ sở lý luận, và không quy kết được, sẽ rất khó để người tu hành hoàn thành Đạo Đế!!!
Rất mong, nhận được những câu trả lời thuyết phục nhất từ các bạn.
(22-08-2016)
֍ Các bạn!!!
Chánh Tinh Tấn là một khái niệm rất quan trọng của Đạo Pháp. Chỉ khi nào, người tu hành hiểu rõ khái niệm này, thì bây giờ nỗ lực tu tập của người ấy mới không bị sai lệch. Sai lệch trong tu tập gọi là Tà Tinh Tấn!!!
Chánh Tinh Tấn và các bước tu tập trong hệ thống Giáo Pháp giống như mũi tên chỉ đường. Vì thế, Giáo Pháp và các mục tiêu của Giáo Pháp đề ra, chính là cơ sở giúp người tu hành căn cứ để biết rằng con đường ta đang đi là đúng hay sai.
Các câu hỏi trong đợt này, sẽ giúp các bạn nắm vững ý nghĩa của Chánh Tinh Tấn.
Khi đã nắm vững khái niệm này, nhất định việc tu tập sẽ đạt kết quả như ý!!!
(23-08-2016)
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






