Các Pháp Tương Ưng

 0
Các Pháp Tương Ưng

Các bạn! ...  Trong buổi sinh hoạt vừa rồi, sau khi triển khai đề tài liên quan giữa Kinh Kim Cang và Kinh Bát Nhã, cũng như những nguyên lý cơ bản để có thể thành tựu "Kim Cang Tâm" và "Kim Cang Trí" trong Bồ Tát đạo... Đồng thời, mình cũng triển khai sơ lược về Tứ Cú Kim Cang (tứ cú kệ đẳng) và mối liên hệ giữa ba cuốn kinh: Kim Cang, Thủ Lăng Nghiêm và Lăng Già đối với Tam Giải Thoát Môn.

Mình nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các trưởng lão, những vị có bề dày tu tập, thậm chí nhiều vị mong muốn được tiếp tục nghe tiếp phần sâu thẳm của đề tài này. Hy vọng, có cơ duyên nào đó, mình sẽ nói chuyện tiếp tục với các bạn về đề tài lý thú trên. Kỳ này, chúng ta trao đổi với nhau một vấn đề khác, không kém phần quan trọng trong Bồ Tát đạo. Đó là:

 “Làm Thế Nào Để Nhận Biết Một Nghĩa Tương Ưng Với Tứ Đế Và Những Bất Cập Khi Trao Đổi Phật Pháp...”

Như mọi người đều biết, Tứ Đế trong Phật đạo là bốn cấp học, mỗi cấp học sẽ có một số lớp (địa vị) mà người tu hành phải thành tựu... Trong mỗi cấp lớp đều có những bài giáo khoa (kinh) liên hệ đến cấp lớp đó, càng lên những cấp cao hơn, chương trình học tập lại chia ra nhiều phân ban, ở mỗi phân ban, các Tụ Pháp (ví như Giới Tụ, Định Tụ, Tuệ Tụ, v.v...) được triển khai ưu tiên theo nguyên tắc mũi nhọn, căn cứ vào loại hình học tập của các thừa. Ước đoán, có chừng khoảng bốn ngàn Tụ Pháp như vậy mà một Bồ Tát phải thấu suốt.

Vì thế, việc phải trải qua các cấp học, nắm vững giáo trình học tập của từng cấp là rất quan trọng. Đây là tiền đề để vị lai, khi hoàn thành phần Đạo Đế, các Bồ Tát có sự thấu suốt nhất định khi thực hiện Bồ Tát hạnh.  Nếu không thấm nhuần điều này, không thấu suốt các nghĩa tương ưng, không nắm vững chỉ thú kinh hoặc quyết định nghĩa, nó sẽ tạo nên những buổi "thuyết pháp lộn lạo", không thể đưa người thành tựu những cấp lớp cụ thể. Giống như trong giáo dục, người Thầy đem bài giảng của cấp "đại học" dạy cho trẻ tập "đánh vần", hoặc ngược lại!

Thực tế hiện nay, không thiếu những buổi thuyết pháp hoặc giảng nói mang dáng dấp như vậy. Chính vì điều này, hiệu quả của việc dạy và học không cao, thậm chí đôi lúc mình có cảm giác cả người nói và người nghe đều "ù ù cạc cạc trong cơn tuỳ mộng", giống như những gì mà Thạch Liêm đã khái quát trong bài bố cáo từ mấy trăm năm trước.  Để có những khái niệm ban đầu về “Các Pháp Tương Ưng”. Đề cương sau, sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quát về buổi trao đổi tuần này, các pháp chi tiết sẽ được triển khai cụ thể trong buổi nói chuyện.

I. Khái Quát Về TỨ ĐẾ Và Những Cấp Học Tương Ưng.

I.1. Nhị Đế (tục đế và đệ nhất nghĩa đế)

I.2. Cách phát hiện chữ ĐẾ

II. Nguyên Lý (mềm) Để Thấy Được Các Pháp Tương Ưng. Khái Niệm Về "Nguyên Lý Mềm" Trong Phật đạo.

II.1. Kinh tương ưng

II.2. Nghĩa tương ưng

II.3. Quyết định nghĩa tương ưng

III. Những Dẫn Dụ Về Các Pháp Không Tương Ưng.

III.1. Kinh không tương ưng

III.2. Nghĩa không tương ưng

III.3. Quyết định nghĩa không tương ưng

IV. Ứng Dụng Cặp Câu Hỏi Trong Giáo Trình Nhất Thiết Trí.

1. Vì sao Phật (hoặc Thiện Tri Thức) thuyết điều này? Và…

2. Phật (hoặc Thiện Tri Thức) thuyết điều đó để làm gì?" khi tham cứu kinh điển hay học tập.

IV.1. Ý nghĩa hai câu hỏi

IV.2. Cách vận dụng từng câu hỏi để xử lý kinh điển hay học tập.

IV.3. Điều gì sẽ xảy ra, khi một Bồ Tát không thể xử lý hai câu hỏi nêu trên khi tham cứu kinh điển (hay học tập) để dẫn đến việc thuyết pháp lộn lạo?

Chúng ta sẽ trao đổi cụ thể từng phần một trong buổi sinh hoạt.

* * * * * 

Các bạn! ...  Cho dù bất kỳ một thành tựu nào đó, dù nhỏ hay lớn trong HĐ chúng ta, đều là niềm vui rất lớn đối với mình. Vì bởi, chúng ta gặp nhau chỉ có một mục đích duy nhất. Đó là: "Tu tập để tự mình giác ngộ và sau đó giúp người giác ngộ". Có nghĩa rằng, "Giác ngộ là mục tiêu cốt lõi của HĐ chúng ta. Ngoài mục tiêu này chúng ta không còn mục tiêu khác". Và, điều này cũng là tâm nguyện duy nhất của mình. Chính vì thế, khi hay tin một HĐ nào đó ứng dụng những điều mình đã chỉ dạy, và có được thành tựu nhất định trong Phật đạo, mình thật sự hoan hỷ!

Hy vọng, sau thấy biết này, các HĐ sẽ giữ vững thành tựu hiện có, chăm chỉ tu tập như "con ong chăm chỉ hút mật" nhất định những thành tựu lớn hơn sẽ chờ đón bạn!

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 0
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG