Bốn Loại Thiền Phật Dạy 

 0
Bốn Loại Thiền Phật Dạy 

Mới tảng sáng, vừa pha xong bình trà, đã có người gọi cho mình...

− A lô! Mình nghe đây!!!

− Thầy có xem các bài viết trên mạng không???

− Không! Rất ít khi đọc các bài viết trên ấy, vì quá bận...

− Có người phong thêm cho Thầy thêm một danh xưng nữa là “Thiền Sư LÝ TỨ”!!!

− Ồ! Có việc đó nữa hay sao??? Thiền Sư!!! Ha ha ha ha!!! Theo bạn, có nên mời mọi người một chầu cà phê để “rửa cái danh xưng mới toanh” này hay không???

− Tốn tiền vô ích bởi cái “tào lao danh”, mà Thầy đâu có dạy thiền, vì Thầy biết quá rõ đường đi của các loại thiền mà!!!

− Thì đó! Thì đó! Vậy mới ghê chớ!!! Vậy mới phải rửa “cái cục nực cười” này chớ!!!

− Nhưng mà con thắc mắc một điều!!!

− Điều gì???

− Bài Yếu Chỉ Thiền Na, Thầy nói đến Thiền Na... Có người mắt nhắm mắt mở, đọc ba sồn ba sực, rồi hiểu thành Thiền Tông... Sau đó bình loạn lung tung!!!

− Ha ha ha ha!!! Chuyện này sao giống mấy cụ chuyên làm quân sư quạt mo, dạy HLV Pak Hang-seo cách đá bóng trên mạng quá vậy ta!!! Theo mình, các cụ ấy mở to mắt lắm chớ, săm soi từng chữ, nhưng vì chẳng hiểu nổi Thiền Na là gì, nên tưởng nó cũng giống Thiền Tông đấy thôi, bài này thì mình có đọc, nhưng không để tâm tới những chuyện vớ vẩn ấy!!! 

− Thưa Thầy, như vậy các HĐ chúng ta không tu thiền, có thành tựu Thiền Na như Thầy viết trong bài Yếu Chỉ Thiền Na hay không???

− Bạn có thấy hỉ lạc, khinh an, sáng suốt... thường xuyên xảy ra trong bạn hay không???

− Dạ có, sau khi hiểu ra vấn đề, đi đứng nằm ngồi gì trong con cũng an vui và hỉ lạc tràn đầy, thấy nghe rất sáng suốt, lao động rất hiệu quả!!!

− Đó!!! Đó!!! Thiền Na ban sơ là như vậy đó!!! Nhưng sau một thời gian, đến khi tâm thức bão hoà, bạn sẽ không còn cảm nhận đó nữa... mà chỉ thấy một nguồn tâm an lạc, thanh tịnh (hai đặc tính cơ bản của Niết Bàn)!!!

Giống như người nghèo, bỗng dưng có được một món tiền cực lớn, lúc đầu rất vui, nhưng sau một thời gian, cái vui tự mất chỉ còn lại an lạc tự tại của một người giàu có!!!

Thiền Na hay còn gọi là Xuất Thế Gian Thiền là như thế, nó là kết quả của Trí Tuệ, của Giác Ngộ, chứ không phải sản phẩm do một thứ công phu nào đó làm ra!!!

− Thưa Thầy! Trên đời có mấy thứ thiền???

− Kinh Lăng Già, Phật dạy có bốn thứ thiền như sau:

Lại nữa, Đại Huệ! Có bốn thứ thiền. Thế nào là bốn?

Nghĩa là: Ngu phu sở hành thiền; Phan duyên như thiền; Quán sát nghĩa thiền; Như Lai thiền.

  • Thế nào là Ngu phu sở hành thiền? Nghĩa là Thanh văn, Duyên giác, ngoại đạo tu hành, quán tánh nhân vô ngã, tự tướng, cộng tướng, các lóng xương, vô thường, khổ, tướng bất tịnh, chấp trước làm đầu. Tướng như thế chẳng quán khác, trước sau chuyển tiến, tướng chẳng trừ diệt. Ấy gọi là Ngu phu sở hành thiền.
  • Thế nào là Phan duyên như thiền? Nghĩa là vọng tưởng về hai vô ngã vẫn là vọng tưởng, chỗ như thật chẳng sanh vọng tưởng, ấy gọi là phan duyên như thiền.
  • Thế nào là Quán sát nghĩa thiền? Nghĩa là nhân vô ngã, tự tướng, cộng tướng và ngoại đạo tự, tha, đồng, không tánh rồi, quán pháp vô ngã, nghĩa tướng địa kia thứ lớp tăng tiến, ấy gọi là quán sát nghĩa thiền.
  • Thế nào là Như Lai thiền? Nghĩa là (giác ngộ), vào đất Như Lai được tướng tự giác thánh trí, ba thứ lạc trụ, thành tựu việc bất khả tư nghì cho chúng sanh, ấy gọi là Như Lai thiền…”

Bạn thử suy nghĩ, thứ thiền mà HĐ mà chúng ta giác ngộ rồi tự được, chẳng do dụng công, là loại thiền nào trong bốn thứ thiền (chính thống) mà Thế Tôn đã dạy ở trên!!! Ha ha ha ha!!!

Tạm biệt!!! Mình đi làm công chuyện đây!!!

(xx-08-2019)

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 1
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG