Lý Thuyết Ba Đao

 0
Lý Thuyết Ba Đao

1. LÝ GIA “TAM ĐAO”

Lý Thuyết… “Ba Đao” còn gọi là Lý Gia Tam Đao Binh Khí Phổ!!!

Đúng là đại sự nhân duyên Phật ra đời để dạy Phật tri kiến, và cũng chỉ để dạy Phật tri kiến. Nhưng vì, chúng sanh không thể tiếp nhận tri kiến này, nên Phật phải “quyền nói ba thừa”. Hạ một đao làm mất chất chúng sanh, sau đó mới dạy thiệt ngữ, tức Phật tri kiến.

Đây là lý do vì sao Phật có ba lần chuyển Pháp Luân. Kinh Pháp Hoa lấy thí dụ “quyền cho ba xe”, sau đó mới cho “xe trâu trắng”, ba xe dụ cho ba thừa, xe trâu trắng dụ cho Phật thừa. Vì thế, mới có chuyện năm trăm gã tăng thượng mạn từ bỏ hội Pháp Hoa ra đi. Vì năm trăm vị này “chưa hạ một đao” mà nói “hạ một đao”. Phật nói: “Bọn họ đi là phải”. Năm trăm người ấy, nếu ở lại cũng không ích lợi gì, vì họ không tin có Phật tri kiến.

Có thể hiểu ba lần chuyển Pháp Luân như sau:

1.1. Đao thứ nhất (ĐỆ NHẤT ĐAO).

Nói Tứ Đế, để chúng sanh từ bỏ con người cũ, dứt Tập đế, chứng Diệt đế, thành Thánh chủng.

1.2. Đao thứ hai (ĐỆ NHỊ ĐAO).

Tuyên nói kinh Diệu Pháp Liên Hoa, để “Khai Thị Phật tri kiến”. Đây là bước chuẩn bị nhằm đưa ra khái niệm Nhất thừa hay Phật thừa.

1.3. Đao thứ ba (ĐỆ TAM ĐAO).

Tuyên nói Phật tánh và Đại Niết Bàn, giúp người “Ngộ Nhập Phật tri kiến”, thành tựu Phật thừa, thành Phật chủng.

Vì thế, tu một trong ba thừa không phải để làm Phật, vì Phật không do ba thừa. Mà người cõi này, không tu một trong ba thừa cũng không thể làm Phật, vì Phật không phải chúng sanh. Cho nên mới nói: “Bốn Đế nhiếp Ba Thừa”, nhưng Phật thừa thì “Không có pháp chi để chứng, này Tu Bồ Đề...”.

Giống như uống thuốc để chữa bệnh què (Ba thừa). Hết què mới tập võ nghệ (Diệu Pháp Liên Hoa… tập nói ví dụ). Võ nghệ thành tài mới làm võ sư (…Lão thợ rèn Cunda)...

(09-2011)

2. LÝ GIA “ĐỆ NHỊ ĐAO” Nguyên lý LÝ GIA đao pháp.

  • Đao thứ nhất: Học chiêu thức, gồm lý luận và thế miếng.
  • Đao thứ hai: Lên sàn đấu, hạ đối phương, chứ không phải ngồi đó mà lý luận (lý luận xong “xịt máu mồm”).

2.1. Khẩu quyết… “Đệ nhị đao”

Như mây bay trên trời

Không đẹp cũng không xấu

Người có trí hãy tìm

Cái đẹp, trong cái đẹp.

Vì lợi ích muôn loài

Vì an vui tứ chúng

Vì sanh tử chẳng thật

Nên mây cũng không thật.

Không thật nhưng có vui

Thường cho nhiều lợi ích

Nơi không thật thành thật

Cái người trí cần tìm!!!

Cùng Các bạn!!!

Mình vừa đọc một đoạn sớ Tâm Pháp của Quỳnh, đây chỉ là đoạn văn nháp nhưng rất hay, mình thật vui và cao hứng. Không ngờ với khả năng tiếng Việt bị giới hạn trước đây, nhưng chỉ một thời gian ngắn tìm hiểu Phật Pháp, sức kiến giải và kiến thức của Quỳnh tăng lên đáng kể... Đúng là Phật Pháp vi diệu, nếu học tập có phương pháp.

Phép học đao thứ hai, cái cần nhất là khối lượng kiến thức, khả năng quan sát tư duy, cách lập luận cũng như trình bày vấn đề... Những điều này rất quan trọng, thiếu các yếu tố nói trên, rất khó bước qua cửa thứ nhất trong bốn cửa của tầng hai. Mình tạm gọi là “một chiêu bốn thức”, có nghĩa phải hoàn thành bốn giai đoạn của đoạn đường này. (Lúc nào thuận tiện, mình sẽ trình bày bốn giai đoạn này, và tập sớ chỉ là giai đoạn đầu).

Vì thế, nếu sớ được một bản văn thì, khả năng tiếp thu đao thứ hai rất dễ. Chính vì điều này mà người xưa hay sớ kinh là vậy, pháp sớ gần như môn học bắt buộc. Sớ thành thạo mới có thể viết luận và giảng kinh.

Để thành tựu đao pháp thứ hai, rất mong các bạn tập sớ. Chỉ có làm như vậy, mới đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi khắt khe của “đệ nhị đao”.

2.2. Chiêu quyết tối hậu – “Đệ nhị đao”

Nơi nào có rắn độc

Ở đó có thuốc chữa!!!

Thuốc chữa lành phương này

Chưa chắc tốt phương kia!!!

Vì thế người có trí

Tùy cơ mà bốc thuốc

Bài thuốc dân gian này

Kẻ ngu không thể học.

Vì kẻ ngu quen thói

Tích trữ thuốc mọi nơi

Mà quên rằng chỉ có

Nơi nào rắn độc ở

Thuốc tại đó mới linh.

Đem thuốc từ nơi này

Đến nơi kia để trị

Với mong muốn bệnh lành

Cầm bằng hại người bệnh.

Vì thế muốn cứu người

Cứ như bài thuốc rắn

Không được thêm hoặc bớt

Không được tích trữ nhiều!!!

Chỉ ngay tại nơi đó

Đi thụt lui ba bước

Nhướng con mắt cho rõ

Thấy diệu dược cứu người!!!

Muốn làm nên Tâm Pháp

Phải rõ cái không Tâm

Cũng đừng quên không Pháp

Ai thấu hai thứ này

Biết đường vào Tâm Pháp!!!

(06-2012)

3. LÝ GIA “ĐỆ TAM ĐAO”

Chờ đương cơ…!!!

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 0
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG