Lục Tổ Huệ Năng !!!

 0
Lục Tổ Huệ Năng !!!

Các bạn !!!

Sáng nay, mình lại nhận thêm một số thắc mắc của bạn đọc Tuấn Nguyễn ở Trà Vinh !!! Các câu hỏi của Tuấn Nguyễn lần này, xoay quanh một số thắc mắc về Lục Tổ Huệ Năng !!! 

Theo tài liệu ghi lại, Lục Tổ Huệ Năng là vị được truyền thừa y bát đời thứ 6 của Trung Quốc sau Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn…Và Ngài cũng là tổ đời thứ 33 được tính sau Ngài Ma Ha Ca Diếp…!!! 

“Lục Tổ Huệ Năng sinh ngày 27 tháng 2 năm 638 CN, tại Tân Hưng, Vân Phù, Trung Quốc… Ngài mất năm 713 CN” !!! Theo Wikipedia !!!

Gần đây, căn cứ vào bản Pháp Bảo Đàn Kinh được tìm thấy ở Đôn Hoàng… Tác giả Thích Mãn Giác lại cho rằng, Lục Tổ Huệ Năng là người Việt Nam !!!

“Qua các đời tổ truyền pháp nối nhau, chính vì Ngũ tổ Hoằng Nhẫn là người Trung Hoa truyền pháp cho Lục tổ Huệ Năng nên theo lịch sử Tàu hầu hết ai cũng nghĩ Lục tổ Huệ Năng là người Trung Quốc. Song thực tế, theo tài liệu gần đây được khai quật ở Đôn Hoàng thì Lục tổ Huệ Năng là người Việt Nam.

Để minh định sáng tỏ điều này, trong bài viết “Lục Tổ Huệ Năng là người Việt Nam” của tác giả Thích Mãn Giác trên trang (https://phatgiao.org.vn/luc-to-hue-nang-la-nguoi-viet-nam...) ngày 10 tháng 7 năm 2016 đã cung cấp thông tin tổ Huệ Năng là người Việt Nam.

Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin nêu một vài cứ liệu điển hình mà tác giả Thích Mãn Giác đã nêu ra trong bài viết nói trên về Lục tổ Huệ Năng (nếu bạn đọc và đạo hữu muốn tìm hiểu sâu và kỹ lưỡng hơn ở bài viết quan trọng này xin tìm đọc theo địa chỉ đã nêu).

Vậy, những cứ liệu và chi tiết quan trọng để khẳng định Lục tổ Huệ Năng là người Việt Nam mà tác giả Mãn Giác đã nêu trong bài viết trên căn cứ từ đâu?

Theo tác giả Mãn Giác: (xin được trích) “Nguyên bản Pháp Bảo Đàn Kinh mà tôi (tức TMG) là người dịch bản kinh này mới nhất tìm được từ động Đôn Hoàng, vùng sa mạc Tân Cương, miền Trung Á. Bản này đã được viết ra vào khoảng năm 830 và trễ nhất là năm 860 (theo sự giảo nghiệm lối viết chữ thảo ở thời đó, do một chuyên viên danh tiếng là Giáo sư Akira Fujieda của Đại học Tokyo). Đây là bản Pháp Bảo Đàn Kinh xưa nhất của thế giới hiện nay”.

Cũng theo tác giả Mãn Giác, trước đây ở Việt Nam tôi được biết ít nhất có ba bản kinh này được dịch Việt của ba dịch giả (Hòa thượng Thích Mãn Trực, Đoàn Trung Còn và Tô Quế) nhưng cả ba bản dịch này đều dựa theo bản chữ Hán Pháp Bảo Đàn Kinh được viết vào thế kỷ thứ XIII gọi là bản Tông Bảo; bản này không khác lắm với bản Đức Dị được in vào năm 1290 tại Nam Hải (Bản Đức Dị đã được du nhập vào Triều Tiên năm 1316 và tất cả bản Pháp Bảo Đàn Kinh bằng tiếng Triều Tiên đều xuất phát từ bản Đức Dị). Bản Pháp Bảo Đàn Kinh thông dụng nhất hiện nay ở Trung Hoa, Nhật Bản, và Việt Nam chính là bản Tông Bảo được viết vào năm 1291 và được in trong Đại tạng kinh ở đời Minh.

Ngoài những bản vừa kể, ít nhất chúng ta được biết có gần mười bản Pháp Bảo Đàn Kinh khác nhau, ngoài bản xưa nhất tìm được ở động Đôn Hoàng, viết vào khoảng những năm 830-860 (chính là bản tôi dịch – tức tác giả TMG) và ông cho rằng: Bản Đôn Hoàng là bản ngắn gọn nhất và chỉ gồm có mười hai ngàn chữ; bản Hưng Thánh Tự gồm mười bốn ngàn chữ; còn những bản khác (bản đời Nguyên và đời Minh) gồm khoảng hai mươi mốt ngàn chữ. Bản chữ Hàn tôi dịch ở đây được dựa theo bản chữ Hán đã được san định kỹ lưỡng do công phu uyên bác của Giáo sư Philip B.Yampolsky của Đại học Columbia”….!!! Trích: Lục tổ Huệ Năng là người Việt Nam? Tác giả: Cư sĩ: Nguyễn Đức Sinh - Phường Quang Trung, Tp.Uông Bí, Quảng Ninh - Đăng trên Tapchinghiencuuphathoc.vn !!!

Như những gì đã trích dẫn ở trên, có thể nói các giai thoại về Lục Tổ Huệ Năng gồm nhiều dị bản (trên 10 bản), giữa bản này và bản kia sai biệt đến 9.000 chữ…!!! Đôn Hoàng 12.000 chữ; Hưng Thánh Tự 14.000 chữ; Bản đời Nguyên và Minh 21.000 chữ…(theo tài liệu đã dẫn)…Thiết nghĩ, sự sai biệt gần gấp đôi giữa các bản Pháp Bảo Đàn Kinh cũng nói lên, những gì ghi lại trong quá khứ về Lục Tổ, có thể đã được thêm bớt theo cách nào đó với các ý đồ khác nhau từ những người biên chép…!!!

Theo thiển ý của Lý Tứ, Phật đạo là một nền giáo dục, là một thứ văn minh đặc trưng của nhân loại…Ánh sáng của nền văn minh này vượt thoát mọi giới hạn văn hoá hay chủng tộc do tính chân lí của nó…!!! Cho nên, một người đã giác ngộ trong đạo này, dù người đó là Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ hay phương Tây…vv…trong họ đều không còn ý niệm về các sai biệt biên giới, chủng tộc, xuất thân…vv… mà người ấy đang thọ nhận từ nhục thân…!!!

Từ đó, để xét đến một nhân vật quá khứ, chúng ta không nên căn cứ vào xuất thân hay chủng tộc…!!! Đặc biệt là, qua những dị bản sai khác, rất khó để chúng ta khẳng định chính xác mức độ giác ngộ của vị ấy trong đạo pháp bởi sự biên chép không đồng nhất…!!! 

Cho nên, quan điểm cá nhân của mình là, để tránh đánh giá sai lệch về một nhân vật quá khứ khi chưa tìm thấy sự chuẩn xác từ các tư liệu, ta chỉ có thể tạm mượn những gì ghi lại từ các văn bản xưa như một đương cơ, lấy đây luận bàn ý nghĩa đạo pháp hôm nay… Hơn, coi đó là sự khẳng định về mức độ giác ngộ của nhân vật ấy, cũng như điển hình cho cơ sở học tập hiện tại…!!!

Về các thắc mắc của Tuấn Nguyễn, bạn ấy hỏi như sau:

“Qua câu Thầy có nói về ngài Huệ Năng, vậy xin phép Thầy cho tôi hỏi: Tại sao từ nhất Tổ đến ngũ Tổ thì đều ở trong chùa (từ nhất Tổ đến ngũ Tổ chỉ có một ông Tổ thôi), đến Lục Tổ là bị săn đuổi chạy vào rừng cùng ở chung với đám thợ săn thì Phật pháp lại được nhiều người ngộ đạo ?

Câu thứ hai: Là ngài Huệ Năng chỉ ăn rau trong nồi thịt ?

Câu thứ ba: Thấy ai ngồi thiền là ngài dùng thướt bản mà đánh. Vì ngài dạy nấu cơm, gánh nước, bủa củi cũng là thiền, ngài dạy thiền trong động, chớ không cho ngồi thiền trong tịnh.

Xin cảm ơn Thầy." - 13/07/2023 - 21:32:12 - Tên Tuấn Nguyễn ở Trà Vinh.

Tuấn Nguyễn và bạn đọc thân mến !!! Mình xin được trả lời từng ý như sau:

- Hỏi:

1) Tại sao từ nhất Tổ đến ngũ Tổ thì đều ở trong chùa? Còn Huệ Năng thì không ở chùa? (Vế sau mình thêm vào cho rõ nghĩa) !!!

- Trả lời:

Khi được truyền y bát, Huệ Năng vẫn còn là một cư sĩ, nên chưa chính thức trở thành người xuất gia…Vì thế, không có chùa !!! Đến khi xét thấy kiếp nạn đã qua (sau 15 năm), trên đường du hoá, để nhiếp phục cả tăng lẫn tục, Huệ Năng mới nhờ Ấn Tôn Pháp Sư thế phát (làm lễ xuất gia) !!! 

- Hỏi:

2) Lục Tổ bị săn đuổi chạy vào rừng cùng ở chung với đám thợ săn ???

- Trả lời:

Theo những gì ghi lại từ Pháp Bảo Đàn Kinh !!! Sở dĩ sau khi rời Huỳnh Mai, Lục Tổ phải mất 15 năm ẩn náu trong đám thợ săn là vì, trong thời gian ấy, do tranh dành y bát, do thời cơ giáo hoá chưa đến…Để bảo toàn tánh mạng và y bát, Huệ Năng phải làm như thế !!!

“Sau khi được Ngũ Tổ truyền y bát, Ngài Huệ Năng đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ những người ủng hộ Ngài Thần Tú. Họ truy đuổi để giành lại y bát vì cho rằng Ngài không xứng đáng được trao y bát. Trên đường du hóa Ngài cũng trải qua vô số khó khăn, cản trở…” !!! Theo Phatgiao.org.vn !!!

- Hỏi:

3) Chạy vào rừng cùng ở chung với đám thợ săn thì Phật pháp lại được nhiều người ngộ đạo?

- Trả lời:

Thời gian này, Huệ Năng ẩn mình trong đám thợ săn, không công khai giáo hoá, nên không có người ngộ đạo !!!

- Hỏi:

4) Tại sao Huệ Năng chỉ ăn rau trong nồi thịt?

- Trả lời: 

Tại, tài liệu ghi lại như thế…!!!

- Hỏi:

5) Thấy ai ngồi thiền là ngài dùng thướt bản mà đánh. Vì ngài dạy nấu cơm, gánh nước, bủa củi cũng là thiền, ngài dạy thiền trong động, chớ không cho ngồi thiền trong tịnh.

- Trả lời:

Lần đầu mình nghe nói đến giai thoại này…!!! Các bản Pháp Bảo Đàn Kinh mình đã đọc cũng không thấy ghi chép sự việc như bạn vừa nêu…!!!

Tuấn Nguyễn và bạn đọc thân mến !!!

Chung quanh Lục Tổ Huệ Năng có rất nhiều giai thoại !!! Với mình, “tất cả chỉ dừng lại ở giai thoại”… !!! Hy vọng, những giải thích ở trên, phần nào đó giúp Tuấn Nguyễn và bạn đọc hiểu sơ lượt về hoàn cảnh của Lục Tổ trong giai đoạn ấy…!!! 

Để khép lại bài viết, xin giới thiệu đến Tuấn Nguyễn và bạn đọc một đoạn trích từ Kinh Kalama !!!

“…..Này các thiện nam, tín nữ, các vị phân vân, nghi ngờ là điều tất yếu và hợp lý. Trong trường hợp như vậy, các vị không nên vội tin hay bác bỏ quan điểm của đạo nào, khi mà các vị chưa tìm hiểu đạo ấy một cách thấu đáo. Này các thiện nam tín nữ Ka-la-ma, nhân đây Như Lai sẽ giảng giải về mười nền tảng của đức tin chân chánh.

- Một là: Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.

- Hai là: Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.

- Ba là: Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.

- Bốn là: Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.

- Năm là: Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.

- Sáu là: Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.

- Bảy là: Chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.

- Tám là: Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.

- Chín là: Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.

- Mười là: Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.

Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: “Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán. Nếu sống và thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài” thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo…” !!! Trích Kinh Kalama !!!

Chúc Tuấn Nguyễn và bạn đọc an vui, tinh tấn !!! Rất mong, nhận được các câu hỏi lí thú và bổ ích từ mọi người !!!

14/07/2023

LÝ TỨ

- Các bạn có thể gửi câu hỏi theo đường link sau:

[http://bit.ly/2K0aWfn]

- Hoặc đặt câu hỏi trực tiếp từ Website LyTu.Vn !!!

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 6
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG