Suy Ngẫm Ngày Chủ Nhật

Các bạn !!!
Mình vừa đọc được bài viết đã viết từ năm 2018 do Lý Thiện Cảnh đăng lại sáng nay...!!!
Bài viết tuy đã lâu, nhưng giờ đọc lại vẫn thấy còn có lí và đáng để suy gẫm...!!!
Chúc các bạn có một ngày cuối tuần vui vẻ !!!
05/03/2023
LÝ TỨ
MỐI LIÊN HỆ HỮU CƠ GIỮA VĂN TƯ TU ĐẠO VÀ KHAI THỊ NGỘ NHẬP
Các bạn !!!
Tri: Biết, nhận thức...
Kiến: Thấy, trực nhận, cảm nhận...
Phật tri kiến là thấy biết của một đức Phật !!!
Tất nhiên, thấy biết của một đức Phật là như thế nào, hiện tại chúng ta chưa thể biết được... Vì, chúng ta chưa phải là một đức Phật !!!
Nhưng, nhờ vào những lời dạy, những pháp lành mà đức Phật nói ra... Từ đó, chúng ta học tập, chúng ta thấm nhuần, dần dần, chúng ta cũng sẽ hiểu đức Phật ấy nói gì !!! Giống như thấy biết của một người Thầy giáo, học trò không thể biết được... Nhưng nếu, người học trò ấy siêng năng, chăm chỉ học tập, đến lúc nào đó, người học trò cũng hiểu ra, người Thầy hiểu biết như thế nào !!! Thậm chí, gắng công học tập, sẽ có một ngày người học trò trở thành Thầy giáo !!!
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa dạy rằng: “Đại sự nhân duyên Phật ra đời là để khai, thị, ngộ, nhập Phật tri kiến cho chúng sanh” !!! Phật cũng đã dạy: “Ta là Phật đã thành, các ông là Phật sẽ thành” !!! Và, hoài bảo của chư Phật là: “Giúp hết thảy chúng sanh rồi cũng thành Phật như mình” !!!
Điều này nói lên rằng, đối với Phật đạo, những ai cố công học tập, cố công rèn luyện “đúng với chánh pháp”, nhất định sẽ có một ngày, vị chúng sanh đó cũng trở thành một đức Phật !!!
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa dạy: “Phật đạo chỉ có một thừa, không có hai ba thừa...”Và cũng dạy: “Như Lai bình đẳng dùng một thứ ngữ ngôn, nhưng mỗi loài căn tánh sai khác, nghe ra các ý nghĩa sai khác...” Điều này có nghĩa rằng, một lời Phật thuyết ra, vì căn tánh không đồng, nên có đến vô lượng nghĩa...
Hay cùng một pháp lành, nhưng chúng sanh căn tánh sai khác, nên đức Phật đã dùng vô số món nhân duyên thí dụ để khai diễn pháp lành đó !!! Hai khía cạnh được nêu, là cốt lõi hình thành Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa !!!
Ta có thể nhận thấy hình ảnh của các sai biệt này qua những ví dụ sau:
- Ví dụ một:
Ngày xưa, ngoại đạo nhầm lẫn sắc, thọ, tưởng hành, thức là ngã, họ cất công tu tập, rèn luyện để hy vọng một trong năm món này trở thành bền chắc... Đức Phật, chỉ ra một chân lý bất biến đó là, bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức không hề là ngã vì năm món ấy vô thường... Vì thế, vô ngã là chân lý, chân lý này được thể hiện qua lời dạy: “Không lấy sắc làm ta, làm ngã của ta, làm tự ngã của ta...” !!!
“Ngũ ấm vô ngã” là chân lý !!! Có nghĩa rằng, một hữu tình, từ thân, tâm đến nhận thức...trong đó không có gì là ngã !!!
Thế nhưng, khi nghe những lời dạy như thế, do không thấu triệt ý nghĩa lời dạy, ba thừa hình thành ba quan điểm khác nhau về vô ngã, từ đó mỗi thừa tìm cho mình một phương cách để thể nhập vô ngã...
Từ các nhận thức sai khác về chân lý vô ngã, người tu hành đã biến chân lý trở thành pháp phương tiện, và sự thấu đạt chân lý bằng những cách ấy nếu có, cũng chỉ giới hạn trong phạm vi quyền tiểu, tức một sự thể nhập không hoàn toàn rốt ráo như bản chất của chân lý ấy !!!
- Ví dụ hai:
Để chỉ ra một sự thật rằng, xưa nay, hữu tình không hề có tâm... Phật dùng vô số nhân duyên thí dụ để chỉ ra sự thật này, như:
* Không nên trụ vào sắc để sanh tâm, không nên trụ vào thanh, hương, vị, xúc, pháp để sanh tâm !!!
* Khi mắt thấy sắc, không nên nắm giữ các tướng cùng các quan niệm của sắc, không nên cho rằng sắc ấy đẹp hay xấu, ta thích sắc này hay không thích sắc này, sắc kia là vui hay buồn... Tai đối với âm thanh, mũi đối với mùi hương, lưỡi đối với các vị, thân đối với các xúc chạm, ý đối với các nghĩ suy cũng đều như vậy...
Tức không nên nắm giữ hình tướng cũng như các quan niệm về ngoại trần thông qua các căn và nhận thức không như pháp... Nếu nắm giữ hình tướng hay nắm giữ các quan niệm về ngoại trần thông qua các căn và nhận thức không như pháp, bất hạnh và lậu hoặc nhất định sẽ xảy ra trong tâm (vị ấy) !!!
Để thực hiện lời dạy này, thay vì dùng trí tuệ để trực nhận lời dạy hầu thành tựu một kết quả như pháp, rốt ráo không nắm giữ... Ba thừa với căn trí nhỏ hẹp, không thể một lúc có thể thấu triệt bằng chính năng lực trí tuệ của mình, từ đây hình thành những phương cách không nắm giữ khác nhau...
Từ đó, pháp phương tiện ra đời, và cái gì hình thành từ phương tiện, thành quả của nó sẽ là một thứ thành quả tương đối, tức không thể là một thành quả như pháp, một thành quả không đúng với bản chất của vấn đề (chơn đế)... Đây cũng là lý do vì sao, Phật đạo có những đạo quả sai biệt !!!
Học Phật tri kiến, hay thực hành bốn giai đoạn khai, thị, ngộ, nhập chính là các bước để người tu hành nhận diện, học tập, thấu triệt và ứng dụng hoàn hảo Phật tri kiến... Bốn giai đoạn này, giúp người tu hành hiểu được lời dạy của đức Phật, từ không rốt ráo đến rốt ráo, từ tư duy phân tích đến trực nhận, từ sơ ngộ đến liễu ngộ, hay nói khác hơn, khai thị ngộ nhập chính là bốn cung đường (đạo), đưa một chúng sanh u mê trở thành một vị Phật với đầy đủ trí tuệ !!!
Phật đạo hay Phật pháp là thứ chân lý về nhân sinh và vũ trụ (nhân sinh quan và vũ trụ quan) do đức Phật tìm thấy bằng chính sức mạnh trí tuệ của mình, nó chính là “một quan niệm sống” theo cách của các đức Phật !!! Do đó, để học tập chân lý này, ta cũng phải dùng chính năng lực trí tuệ của bản thân để thấu triệt lời dạy đó !!!
Ở cấp độ nào đó, Phật pháp hay nhân sinh quan và vũ trụ quan (quan niệm về đời sống cá nhân và thế giới bên ngoài) của Phật đạo rất khác so với các loại nhân sinh quan và vũ trụ quan của thế gian, mặc dù Phật và người cùng chung sống trong thế giới vật chất này...
Vì thế, nhân sinh và vũ trụ quan của Phật đạo, người đời rất khó nhận hiểu !!! Việc khó nhận hiểu, được tóm lược đai ý qua đoạn kinh sau: “Thôi đi ông Xá Lợi Phất !!! Nhận thức của một đức Phật là không thể nghĩ bàn !!! Chỉ có Phật với Phật mới cảm thông !!! Nhận thức đó như thế nào, nếu ta nói ra, người đời sẽ rất là kinh sợ....!!!.”Qua lời dạy này, ta có thể hiểu, thấy biết của một đức Phật hoàn toàn vượt ra ngoài nghĩ tưởng dưới hình thái triết lí thông thường !!!
Văn, tư, tu là ba cách thức tối ưu, là ba phương pháp dùng trí tuệ để thấu triệt và thể nhập một vấn đề trong đạo pháp !!!
- Văn, có nghĩa là tiếp nhận tri kiến...
- Tư là dùng trí tuệ để tư duy, phân tích, phản biện nhằm thấu triệt ý nghĩa đích thực thứ tri kiến mà ta vừa tiếp nhận...
- Tu, đạo hay hành động là, ứng dụng tri kiến đó vào đời sống, để tri kiến và đời sống (đạo) không còn là hai thứ, hay nói khác hơn ta là đạo và đạo là ta, đạo và ta chẳng phải hai !!!
Văn và tư thuộc về khai và thị... Tu và đạo thuộc về ngộ và nhập... Văn, tư, tu, đạo chính là bốn bước chuyển hoá để khai, thị, ngộ, nhập trở thành hiện thực trong mỗi người tu hành !!!
01-08-2018
LÝ TỨ
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






