Siêu Dự Bị

 0
Siêu Dự Bị

Các bạn !!!

Siêu dự bị là khái niệm trong bóng đá, dùng để chỉ những cầu thủ thường xuyên không được ban huấn luyện bố trí đá chính, mà phải ngồi trên băng ghế dự bị và chỉ ra sân để thay người !!!

Tất nhiên, có nhiều nguyên nhân để một cầu thủ trở thành dự bị hoặc siêu dự bị !!! Có thể là cầu thủ đó không phù hợp với lối chơi của toàn đội, dự bị chiến lược chỉ tung vào sân nhằm thay đổi cục diện trận đấu, đội bóng có quá nhiều ngôi sao, hay là…đá…quá… dở…vv…và…vv… !!!

Trong bóng đá hiện đại, khi mà các sơ đồ chiến thuật ngày càng tinh vi thì vai trò của các siêu dự bị trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Hay chính xác, họ là niềm hi vọng, là “thần tài”, là cứu tinh với đội bóng của mình (theo báo Thể Thao) !!!

Thậm chí, có những cầu thủ trở thành siêu dự bị, được BHL cất kĩ, chỉ tung vào sân để ghi bàn như Ole Gunnar Solskjaer rồi trở thành huyền thoại của Manchester United !!! Nhắc đến siêu dự bị, người hâm mộ không thể không biết đến các cái tên như: Edin Dzeko, Chicharito, Darren Bent, Jimmy Haselbaink, Tore Andre Flo, Didier Drogba, Andy Cole, Ole Gunnar, Solskjaer, Michael Owen, Jermain Defoe cứ mỗi lần các cầu thủ này ra sân là nhất định có bàn thắng !!!

Từ đầu năm 2021 đến nay, sau loạt bài nói về những vấn đề cơ bản trong Phật đạo trên Sân Chơi Trực Tuyến Lý Gia đối với HĐ mới do mình làm cầu thủ đá chính !!! Tiếp đến hai chủ đề lớn được HĐ Lý Gia triển khai, đó là “Thực Tập Lập Kế Hoạch Cho Một Chuyến Hải Hành” và “Thực Tập Kĩ Năng Trình Bày Một Đề Tài Bất Kì Trong Phật Đạo” Lão Lý lại trở thành cầu thủ siêu dự bị, ngồi trên khán đài để xem HĐ thi thố tài năng, gần sáu tháng ròng rã, mình chỉ được BQT bố trí ra sân ở hiệp hai để giải quyết trận đấu !!!

Có ngồi trên khán đài làm cầu thủ siêu dự bị, có làm khán giả nhìn HĐ chúng ta tập làm xiếc với quả bóng giáo pháp..v..v…mới thấy HĐ chúng ta trưởng thành là như thế nào !!! Chỉ trong vòng bảy tháng của năm 2021 thôi, mọi người đã bước những bước thật dài trên con đường học tập !!! Từ những ngượng nghịu ban đầu, từ những vấp váp khi trình bày ngữ nghĩa…giờ đây, mỗi một HĐ khi có bóng, lập tức “thêu hoa dệt gấm” qua những đường chuyền, qua những cú sút..vv…làm khán giả nức lòng và ngập tràn cảm xúc !!!

Hôm nay, được BQT bố trí ra sân đá chính !!! Mình xin chuyển đến mọi người nội dung trận đấu tối nay với đề tài: GIÁC NGỘ – GIẢI THOÁT – TRÍ TUỆ !!!

Các bạn !!!

Ba phương châm: Giác Ngộ, Giải Thoát và Trí Tuệ không lạ gì đối với người tu hành trong Phật đạo !!! Nhất là đối với HĐ Lý Gia thì, ba phương châm nêu trên đã trở thành ba mục tiêu mà tất cả HĐ Lý Gia phải đạt cho bằng được trong quá trình học tập !!!

Ở góc độ nào đó, ta thấy đây là ba mục tiêu riêng lẻ, có nghĩa rằng trong học tập, người học lần lượt chiếm lĩnh từng mục tiêu theo thứ lớp trước sau !!! Nhưng, nếu nhìn sâu hơn, ta sẽ thấy rằng ba mục tiêu đã nêu là thứ “nhân quả đồng thời”, tức cái này có nên cái kia có, cái này không thì cái kia cũng không !!!

Có nghĩa rằng, Giác Ngộ nào không hàm chứa trong nó Giải Thoát và Trí Tuệ, hoặc Giải Thoát nào không bắt ngồn từ Giác Ngộ và Trí Tuệ, hay Trí Tuệ nào không đưa đến Giác Ngộ và Giải Thoát thì ba thứ ấy nhất định không phải của Phật đạo !!!

Nói khác hơn, tính chất ba trong một gồm Giác Ngộ, Giải Thoát và Trí Tuệ luôn luôn là hệ quả của nhau như mặt trời, sức nóng và ánh sáng…Không thể có cái này mà không có cái kia !!! Và ba trong một cũng là tính chất bất biến của đạo xuất thế mà ta có thể dễ đang thấy nó hiện diện trong các pháp cơ bản của đạo xuất thế như: Ba học pháp vô lậu (giới, định, tuệ) hay Tam giải thoát môn (không, vô tướng, vô tác) hoặc Tam pháp ấn (vô thường, khổ, vô ngã)…v..v…!!!

Để có thể thành tựu từng mục tiêu Giác Ngộ, Giải Thoát và Trí Tuệ !!! Mình xin nêu ra một số ý chính để các bạn tham khảo trước và đặt câu hỏi…Chi tiết sẽ được trao đổi cụ thể trong buổi sinh hoạt !!!

– Về Giác Ngộ:

Giác Ngộ là cơ sở đầu tiên và đặc thù của Phật đạo !!! Vì rằng, mọi đạo quả trong Phật đạo đều bắt nguồn từ Giác Ngộ chứ không phải từ một thứ gì khác !!!

Tuy nhiên, để có thể giác ngộ, người tu hành phải thấu suốt những gì là ngăn trở chính !!! Có bốn thứ ngăn trở chính không đưa đến giác ngộ mà người tu hành thường hay mắc phải, kinh gọi bốn bịnh, đó là:

* Bệnh nhậm (mặc kệ): Đây là căn bệnh cố hữu của phàm phu, bệnh này do không được học tập như pháp, do hoang tưởng đại thừa mà phát sinh !!!

* Bệnh tác (làm ra): Đây là căn bệnh do không có chánh kiến, hiểu sai giáo pháp, cứ nghĩ lập một hạnh nào đó rồi một lòng một dạ y hạnh ấy mà thực hành sẽ có kết quả tốt trong đạo pháp !!!

* Bệnh chỉ (dứt bặt các duyên): Đây là căn bệnh của những người dùng một sở pháp phong bế các căn, nghĩ rằng phong bế các căn là con đường đưa đến giải thoát !!!

* Bệnh diệt (dứt diệt): Đây là căn bệnh của những người bức tử ý thức, cho rằng ý thức là đầu mối của sanh diệt !!!

Các bạn có thể tham khảo bốn thứ bệnh nêu trên trong kinh Viên Giác !!!

– Về Giải Thoát !!!

Một người chưa giác ngộ có vô số thứ trói buộc nhưng không ra ngoài năm món trói buộc chính đó là:

* Trói buộc của biệt nghiệp: Đây là trói buộc thuộc về nghiệp riêng tự thân !!!

* Trói buộc của cộng nghiệp: Đây là trói buộc thuộc về các mối quan hệ !!!

* Trói buộc bởi các pháp: Đây là trói buộc do chấp nhất rồi làm tôi mọi cho các quan niệm !!!

* Trói buộc của ngũ ấm: Đây là thứ trói buộc do hiểu sai bản chất của thân tâm !!!

* Trói buộc từ ba cõi: Đây là thứ trói buộc do thấm nhuần các tư tưởng dị đạo !!!

Người không bị các món trên trói buộc, Phật đạo gọi đó là người thành tựu cảnh giới giải thoát !!!

– Về trí tuệ !!!

Trí tuệ trong Phật đạo thuộc về trung đạo nên nó hoàn toàn không kẹt mắc bởi bất kì một con đường nào của thế gian đạo !!! Có bốn thứ kẹt mắc trong tư tưởng và ngôn thuyết mà người chưa thành tựu trí tuệ gặp phải, kinh gọi tứ cú, đó là:

* Kẹt mắc nơi đồng: Người kẹt mắc điều này chấp rằng các pháp, tâm thức và Niết bàn là một !!!

* Kẹt mắc nơi dị: Người kẹt mắc điều này cho rằng các pháp, tâm thức và Niết bàn khác nhau !!!

* Kẹt mắt nơi có: Người kẹt mắc điều này cho rằng các pháp, tâm thức cùng Niết bàn là thật có !!!

* Kẹt mắc nơi không: Người kẹt mắc điều này chấp rằng các pháp, tâm thức cùng Niết bàn là thật không !!!

* Kẹt mắc nơi chẳng phải có: Người kẹt mắc điều này chấp rằng các pháp, tâm thức và Niết bàn là chẳng thật có !!!

* Kẹt mắc nơi chẳng phải không: Người kẹt mắc điều này cho rằng các pháp, tâm thức và Niết bàn là chẳng phải không có !!!

Bốn thứ kẹt mắc nêu trên thường do lỗi không giác ngộ nên bị định kiến ngăn che, vì thế không thể thành tựu trí tuệ chơn thật của Phật đạo !!!

Các bạn !!!

Bài viết như một đề cương cho buổi trao đổi tối nay, các bạn có thể tham khảo trước và chúng ta sẽ giải quyết tận gốc vấn đề trong thời gian sinh hoạt !!!

09/07/2021

LÝ TỨ

– CON BƯỚM NÀY VÀO NHÀ MÌNH ĐẬU TRÊN CỬA SỔ TRỐN DỊCH BA BỮA RỒI !!!

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 0
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG