Lợi Ích Của Việc Dụng Công Trên Tướng và Dụng Công Trên Tâm

Các bạn !!!
Hôm nay, mình lại nhận thêm một số thắc mắc của bạn đọc Tuấn Nguyễn ở Trà Vinh !!! Lời đầu tiên, thay mặt chuyên mục Bạn Đọc Hỏi - Lý Tứ Trả Lời trên Fanpage Lý Tứ, chân thành cảm ơn Tuấn Nguyễn đã thường xuyên gởi câu hỏi về chuyên mục !!! Chúc an vui, tinh tấn !!!
Về nội dung thắc mắc lần này, bạn Tuấn Nguyễn hỏi như sau:
“Xin phép Thầy Lý Tứ, cho phép tôi được hỏi: Giữa người dụng công trên tướng (như người phải ngồi thiền một ngày từ hai tiếng đồng hồ trở lên, niệm Phật ra tiếng), và dụng công trên tâm (như thiền giác đi đứng ngồi nằm, niệm Phật bằng ý niệm, nên không ra tiếng). Do người dụng công trên tướng, gọi có tu, còn người dụng công trên tâm thì gọi không tu (do dụng công trong tâm mắt thường không thể thấy được lên mới gọi là không tu). Qua hai trình độ tu như thế, xin minh giải dùm xem lợi ích ra sao? và kết quả khác nhau như thế nào? - 03/07/2023 - 19:09:06 - Tôi tên Tuấn Nguyễn ở Trà Vinh, xin cảm ơn Thầy đã từ bi giúp đỡ những người còn trong tối tăm, lần mò đi đơn độc”. !!!
Về thắc mắc của Tuấn Nguyễn, mình xin lần lượt trả lời như sau !!!
- Hỏi:
“Qua hai trình độ tu như thế, xin minh giải dùm xem lợi ích ra sao?”
- Trả lời:
Một người dụng công, cho dù phát ra tiếng, có hành động cụ thể…vv…hay dụng công âm thầm trong tâm ý, không phát ta tiếng, không có biểu hiện bên ngoài hay hành động cụ thể…vv…Đối với Phật đạo, đều được coi là một hành động (hay phương pháp dụng công) có tính chất “hữu vi, hữu niệm, năng tạo, sở tạo, năng tác, sở tác” !!! Kết quả của hai cách dụng công này đều cho ra kết quả “hữu vi, hữu lậu”…!!!
Phật dạy: “Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng, huyễn, bào, ảnh…” (Kinh Kim Cang) !!! Lời dạy này có nghĩa rằng, tất cả các tạo tác, pháp làm ra (hữu vi, hữu niệm…vv…) cho dù có âm thanh, hình tướng hay không âm thanh hình tướng…vv…đều không bền chắc, vô thường, biến hoại không đưa đến vô vi, vô lậu…!!!
Giống như có người ngồi, hay đi đứng một mình, cất lên tiếng hát… Cho dù tiếng hát đó có âm thanh, không âm thanh hay chỉ nhớ nghĩ trong lòng thì, ba trường hợp này xét tận nguồn cơn đều không khác nhau…!!! Vì sao không khác nhau ??? Vì rằng, ba hành động trên đều bắt nguồn từ tâm ý vọng sinh (tạo tác) của người đó…!!!
- Hỏi:
“Và kết quả khác nhau như thế nào?”
- Trả lời:
1) Như đã trả lời ở phần trên, kết quả có được là thành tựu một “hữu vi tâm, hữu vi niệm, hữu tác, hữu thủ” không thể đưa đến “vô vi, vô niệm, vô tác, vô thủ”…!!!
2) Một hành động, một ý niệm, một công phu nào đó…vv…tự nó không có ý nghĩa đúng sai !!! Khi nào người dụng công cho biết “mục đích của việc mình dụng công để đạt được điều gì” thì, bây giờ mới có thể bàn luận, phân tích, lí luận, phản biện…vv…xem, dựa vào cơ sở nào, việc làm (dụng công) của người đó cho ra kết quả như người đó mong muốn !!! Giống như các con đường tự nó không đúng sai…Chỉ khi nào, người đi cho biết mình đi đâu, cần đến nơi nào thì, bây giờ mới biết con đường họ đang đi là đúng hay sai…!!!
3) Đối với Phật đạo !!! Các đạo quả đều vô vi, vô tác, vô niệm…cho nên không thể sử dụng một phương thức hay một biện pháp (dụng công) hữu vi, hữu tác, hữu niệm (cho dù niệm thầm trong lòng) để mong thành tựu !!! Vì rằng, nhân hữu vi, hữu niệm…không thể cho ra kết quả vô vi, vô niệm…!!!
4) Muốn thành tựu các đạo quả vô vi, vô niệm, vô tác, vô tướng trong Phật đạo…phải giác ngộ !!! Muốn giác ngộ phải học tập chánh pháp để biết rõ nguyên lí hình thành, cơ chế hoạt động cũng như bản chất của tâm thức…!!! Do thấu suốt những thứ ấy, tâm thức vị ấy tự dừng, gọi là “không sanh diệt” !!!
5) Ngày xưa Huệ Năng nhân nghe câu kinh Kim Cang, hoát nhiên giác ngộ, tâm ý tự dừng… Tâm ý tự dừng của Huệ Năng không do dụng công…!!! Hay một đệ tử của Phật, sau khi nghe bốn câu kệ: “Pháp theo duyên mà sanh, pháp tuỳ duyên mà diệt, thầy tôi là Cù Đàm, đã dạy tôi như thế”… Nghe xong, vị ấy hoát nhiên thấy được cơ chế hoạt động của tâm và pháp, từ đó tâm ý dừng lặng, chứng sơ quả Tu Đà Hoàn…!!! Đây là hai điển hình trong vô số mẫu chuyện, giác ngộ trong Phật đạo không do dụng công dù bất kì hình thức nào…!!!
6) Kinh Đại Niết Bàn, Phật dạy: “Chư hành vô thường, thị sinh diệt pháp, sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” !!! Lời dạy này có nghĩa rằng: Tất cả những gì do tâm ý làm ra (dụng công), đều là pháp sanh diệt, khi nào tâm ý không còn sanh diệt (vô niệm, vô tác), đấy mới là Niết Bàn an vui !!!
Hy vọng, những giải thích ở trên, có thể giúp Tuấn Nguyễn và bạn đọc hiểu ra con đường đưa đến các đạo quả trong Phật đạo là do dụng công hay giác ngộ, là vô vi hay hữu vi, là vô niệm hay hữu niệm, là vô tướng hay hữu tướng, là vô tác hay hữu tác, là vô sanh hay hữu sanh, là vô diệt hay hữu diệt… !!! Đồng thời cũng nhận ra kết quả của việc dụng công cho dù có tướng hay không tướng sẽ thành tựu điều gì ??? Và thành tựu đó, có phải là đích đến của Phật đạo hay không !!!???
Một lần nữa, chúc Tuấn Nguyễn và bạn đọc an vui, tinh tấn !!!
Rất mong, nhận được các câu hỏi lí thú và bổ ích từ mọi người !!!
05/07/2023
LÝ TỨ
Các bạn có thể gửi câu hỏi theo đường link [http://bit.ly/2K0aWfn] hay trực tiếp tại website Lytu.vn
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






