Kinh Thật Hay Kinh Giả

Các bạn!!!
Vừa rồi, trong trang Lý Gia, một HĐ có hỏi mình như sau: “Kính thưa Đạo sư Lý Tứ, có người nói Kinh Đại Vân, Kinh Vu Lan là Kinh giả. Theo Đạo sư thì hai bộ Kinh này là thật hay là giả ạ?”!!!
Bạn thân mến!!!
Theo mình biết, thắc mắc của bạn, cũng chính là thắc mắc của rất nhiều người tu hành!!! Bản thân mình từ những năm qua, cũng đã được rất nhiều người đặt các câu hỏi tương tự như bạn!!!
Về việc này, mình xin có một số ý kiến như sau:
1- Đây là câu hỏi “có phần nhạy cảm”, vì nó ảnh hưởng đến số đông người tu hành!!!
Cho nên, trước khi quyết định bảo rằng các cuốn kinh đó là “thật hay giả”...Nếu là người trí, phải xem trả lời của ta tác động như thế nào đến niềm tin của quảng đại quần chúng theo Phật giáo... Và, trả lời đó có giúp người tăng trưởng thiện căn, hoàn thành việc tu học hay không!!!
Nếu, trả lời của ta “cho dù đúng với sự thật”, nhưng trả lời ấy đưa đến bất lợi, làm mất niềm tin từ người khác đối với
giáo pháp... Thì thôi, cho dù “có bị cắt lưỡi” cũng không nên nói!!!
Vì rằng, trả lời để giúp người phát sinh tín căn, hay trả lời để chứng tỏ hiểu biết của mình!!!??? Chưa thấm nhuần điều này, trả lời thật hay giả cũng chỉ để thoả mãn cái ngã và rơi vào hí luận (nói cho đã cái lỗ miệng, hơn là nói lời có ích)!!!
2- Theo quan điểm của mình, thật hay giả không quan trọng!!! Mà quan trọng đối với người có trí là, trong (những cuốn kinh) ấy dạy ta điều gì!!!??? Nếu trong ấy dạy ta và mọi người pháp lành, khiến tăng ích đạo tâm, mau thành tựu đạo quả thì, cho dù đó là lời của “Con Quỷ”... Con Quỷ ấy đối với mình, rất xứng đáng được tôn kính như là một đức Phật!!!
Bằng ngược lại, nếu lời dạy nào đó, được cả thiên hạ rêu rao: “Đó là lời Phật”!!! Nhưng khi ứng dụng vào thực tế, những lời ấy chẳng giúp bản thân tăng ích đạo tâm, không thành tựu đạo quả, chẳng hết phiền não, chẳng dứt tham sân, thậm chí ngu si còn nguyên, v.v... thì, chắc chắn một điều, Lý Tứ sẽ là người “bye, bye” sớm nhất!!!
3- Theo mình, giả sử có ai đó “vui miệng”, trả lời kinh này là thật, kinh kia là giả, thì người ấy cũng đâu lấy gì làm cơ sở để chứng minh (hay bằng chứng cụ thể) trên tinh thần giáo pháp (do thực chứng mà biết, chứ chẳng phải nghe người khác nói hay suy lường mà biết)...Trong trường hợp như vậy, nếu người kia có gượng gạo chứng minh (hoặc đưa ra một vài chứng cứ để vớt vát) thì, cũng chỉ dựa vào suy luận thế gian, hay phỏng đoán theo lịch sử mà thôi!!!
Mà theo mình biết, lịch sử chỉ ra rằng, trong thời kì Phật còn tại thế, lúc ấy chữ viết chưa có (hoặc có mà không được phổ biến rộng rãi)... Như vậy, tất cả kinh điển của Phật, chỉ được truyền miệng từ người này sang người kia qua một thời gian rất dài... Những bản kinh xuất hiện sớm nhất (do điều kiện xã hội thời đó cho phép biên chép lại), được mọi người nói rằng: “Đó mới đích thực là kinh Phật” thì, các bản kinh như thế cũng ra đời sau khi trải qua nhiều trăm năm, nhiều thế hệ truyền miệng!!!
Mà, những gì thông qua truyền miệng, chỉ cần đến người thứ ba, điều được nói lại, đã sai lệch so với cái gốc của nó rất xa (vì bị chi phối bởi sở học, quan điểm của người kể, cũng như hoàn cảnh xã hội)!!! Chưa nói đến chuyện, những người kể lại đã giác ngộ hay chưa!!!??? Nếu một người chưa giác ngộ, mà kể lại một đoạn kinh thuộc cảnh giới xuất thế, giống như chuyện con nai kể chuyện đi lại của con cá!!! Nhất định trong lời nói ấy có sai lệch, vì văn hoá chẳng đồng!!!
4- Đứng trước thực tế như vậy, chúng ta phải làm gì đây!!!???
Theo mình, thay vì chúng ta bỏ công sức tìm hiểu các bản kinh ấy là thật hay giả, trong khi bản thân chưa đủ sức thẩm định khi nghe người khác trả lời (rằng thật hay giả)...Và, một thực tế ta dễ nhìn ra, đó là người trả lời chưa chắc đã nắm vững vấn đề thì, tại sao ta không dành thời gian quý báu ấy vào việc tu học để thành tựu những mục tiêu cốt lõi của giáo pháp!!!???
Mục tiêu cốt lõi của giáo pháp là: GIÁC NGỘ - GIẢI THOÁT - TRÍ TUỆ!!! Mình tin rằng, bất kì một người tu hành nào, sau khi đạt được ba mục tiêu cốt lõi nói trên, nhất định sẽ tự trả lời cho chính bản thân “điều gì là thật, cái gì là giả” đang lẫn lộn trong giáo pháp của thời mạt pháp, mà không cần đến việc đi hỏi người khác!!!
5- Và điều này, mình cũng đã áp dụng với tất cả HĐ LÝ GIA tỏ ra vô cùng hiệu quả!!! Đó là, mình chưa bao giờ kết luận rằng “kinh nào là thật, kinh nào là giả” (mặc dù mình biết rất rõ đâu là giả, đâu mới là thật, hoặc trong đó có cả thật lẫn giả), mà mình chỉ giúp cho họ thành tựu ba mục tiêu cốt lõi nêu trên, nhờ thế mọi người đạt được những lợi ích thật sự trong việc tu học!!! Khi lợi ích thật sự đã đến, tức khắc họ nhận ra thật và giả một cách dễ dàng!!! Như một người sáng mắt đứng giữa trời xanh, hai màu đen và trắng sẽ không làm họ nhầm lẫn hay hồ nghi!!!
6- Bạn ui!!! Giống như người trúng phải mũi tên độc!!! Công việc đầu tiên của người ấy là: “Tìm Thầy chữa trị vết thương, càng sớm chừng nào càng bảo toàn tánh mạng chừng ấy”!!! Nếu người đó vì đảo điên, xử sự ngược lại: “Dốc tâm đi tìm người đã bắn, giòng họ như thế nào, trú ngụ nơi đâu, mũi tên làm bằng gì, thuốc độc từ đâu ra, thuốc ấy là thật hay giả, v.v...”!!! Xin thưa, người ấy sẽ “bỏ mạng” trước khi được nghe những câu trả lời (vì tò mò hơn là... cứu... mạng...)!!!
7- Tóm lại, Phật đạo là một nền văn hoá!!! Bất kì nền văn hoá nào cũng hàm chứa trong nó ba thứ cơ bản, đó là: Đạo đức, khoa học kĩ thuật và nghệ thuật!!! Vì bởi, ba thứ ấy chính là linh hồn làm nên cái mà thiên hạ gọi là văn hoá!!!
Đối với văn hoá Phật đạo, hỏi đáp là một nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì, luôn luôn mang trong nó những nét đẹp và tính ưu việt của ba thứ cơ bản nêu trên!!! Nét đẹp và tính ưu việt của nghệ thuật hỏi đáp trong Phật đạo chính là những câu trả lời phát xuất từ tứ vô lượng tâm, tứ vô lượng tâm là một trong những thứ làm nên đạo đức Phật giáo... Vì thế, mọi câu trả lời của Phật đạo đều bắt nguồn từ thứ đạo đức ấy, chứ không phải dùng thứ kiến thức xuất phát từ sở học thế gian để bàn luận đúng sai, thật giả!!!
Tứ vô lượng tâm là biểu hiện toàn bích của nghệ thuật hỏi đáp của Phật đạo, vì trong đó có đủ tinh thần của một nền giáo dục tiên tiến!!! Do vậy, hỏi và đáp trong văn hoá Phật giáo, không phải loại hỏi đáp “yes, no” của thế gian... Hay là một diễn đàn để diễn giả phô bày sở học trước quần chúng... Mà nó là sự thể hiện nhịp nhàng các cung bậc cảm xúc giữa người hỏi và kẻ trả lời, trên cơ sở những gì được hỏi có khuynh hướng phổ truyền hay biệt giáo... kèm theo đó là các điều kiện cần và đủ như: Căn, cơ, thời, dụng, v.v...!!! Cho nên, đây là lí dó vì sao, Phật thường hay ngợi khen những người “khéo hỏi và khéo đáp”!!!
Để có thể tìm hiểu về nghệ thuật hỏi đáp trong Phật đạo... Các câu hỏi về mười phạm trù siêu hình của Malunkyaputta được ghi chép lại từ kinh Cula-Malunkya-sutta... Sau khi Malunkyaputta đưa ra mười câu hỏi, thay vì trả lời, Phật đã im lặng (từ chối trả lời)... Và cuối cùng, bản kinh trên đã ghi lại như sau: “Sự hiểu biết những thứ ấy không giúp cho việc thăng tiến trên bước đường tu tập, vì nó chẳng lợi ích gì cho sự an bình và giác ngộ. Những gì lợi ích cho sự an bình và giác ngộ mà Đức Phật thuyết giảng cho các đệ tử của Ngài là những điều sau đây: Sự thật về khổ đau, nguồn gốc của khổ đau, sự loại bỏ khổ đau, con đường đưa đến sự loại bỏ khổ đau”. (Trích kinh Cula-Malunkya-sutta)!!!
Hoặc trường hợp Vacchagotta đã hỏi Phật về “Trú xứ đi về của một A La Hán”!!! Phát xuất từ nghệ thuật hỏi đáp siêu việt của Phật, mà sau đó, chính Vacchagotta đã thốt lên: “Thật vi diệu thay! Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng những gì đã bị quẳng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người lạc hướng, đem đèn sáng vào trong tối để những ai có mắt có thể thấy sắc, cũng vậy, chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Con xin quy y Tôn giả Gotama, Quy y Pháp, Quy y Tăng. Mong Tôn giả nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung con nguyện trọn đời quy ngưỡng.”!!!
Lời dạy của Phật sau đây, nói lên nghệ thuật hỏi đáp của Phật đạo là như thế nào: “Này Kosi, ta điều phục những người đáng điều phục, khi thì ôn hoà, khi thì cứng rắn, khi thì vừa ôn hoà vừa cứng rắn”
Ta thấy, để trả lời những câu hỏi khác nhau từ những đối tượng khác nhau, Phật đã sử dụng những cách thức riêng cho từng đối tượng... Có trường hợp Đức Phật trả lời trực tiếp, có trường hợp dùng biện pháp phân tích để người nghe thấm nhuần, có trường hợp giải quyết bằng cách hỏi lại, có trường hợp Phật dùng ví dụ, và cũng có những vấn đề đề Đức Phật im lặng (từ chối trả lời)!!!
8- Và cuối cùng, mình cũng xin được “không trả lời” rằng kinh nào thật, kinh nào giả!!! Bởi điều này, không giúp người thành tựu những mục tiêu cốt lõi của Phật đạo!!!
Cảm ơn HĐ đã có câu hỏi thật hay, giúp Lý Tứ nhận ra, đây là một trong những đương cơ tốt để có cơ hội thực hiện bài viết hôm nay!!!
Chúc HĐ an vui, tinh tấn!!!
(30/10/2019)
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






