Kinh Thắng Man & Phần 4

 0
Kinh Thắng Man & Phần 4

−Bạch đức Thế Tôn! Nếu lại có ai thấy sanh tử vô thường, Niết bàn là thường, thì chẳng phải kiến chấp đoạn thường mà gọi là chánh kiến.

Tại sao? Vì kẻ kế đạt ấy, thấy các thân căn và cảm thọ tự hiện hành diệt hoại với thân tương tục, họ chẳng biết được, là kẻ mù không mắt trí huệ nên phát khởi Đoạn kiến, với tâm tương tục sát na diệt hoại, họ ngu tối chẳng biết cảnh giới ý thức nên phát khởi Thường kiến.[[1]] Nhưng những nghĩa ấy quá các phân biệt và quá kiến thức hạ liệt, do hàng ngu phu vọng sanh ý tưởng dị biệt rồi điên đảo chấp trước cho là Đoạn là Thường.

−Bạch đức Thế Tôn! Hàng hữu tình điên đảo,[[2]] đối ngũ thủ uẩn vô thường tưởng là thường, khổ tưởng là lạc, vô ngã tưởng là ngã, bất tịnh tưởng là tịnh. Hàng Thanh Văn và Duyên Giác có tịnh trí, đối với cảnh giới và pháp thân của Phật chưa hề thấy được hoặc vì tin Như Lai nên đối với Như Lai sanh ra ý tưởng là thường, là lạc, là ngã, là tịnh, đây chẳng phải kiến chấp điên đảo mà là chánh kiến.[[3]] Tại sao? Vì Như Lai pháp thânThường Ba la mật, là Lạc Ba la mật, là Ngã Ba la mật, là Tịnh Ba la mật vậy. Nếu các hữu tình có ý tưởng như trên đây thì gọi là chơn Phật tử, từ miệng Phật sanh, từ chánh pháp sanh, từ pháp hóa sanh được Phật pháp phần.[[4]] 

−Bạch đức Thế Tôn! Nói rằng tịnh trí ấy là Trí Ba la mật của hàng Thanh Văn và Duyên Giác. Tịnh trí nầy đối với Khổ diệt đế còn chẳng phải cảnh giới, huống Khổ diệt đế là sở hành của bốn trí nhập lưu.[[5]]

Tại sao? Vì hàng Tam thừa sơ nghiệp, người chẳng ngu pháp, có thể ở nơi nghĩa ấy sẽ chứng, sẽ tỏ.

−Bạch đức Thế Tôn! Do nghĩa gì mà nói bốn nhập lưu?

−Bạch đức Thế Tôn! Bốn nhập lưu nầy là pháp thế gian. Chỉ có một nhập lưu đối với các nhập lưu là hơn hết, là trên hết, bởi Đệ nhứt nghĩa là nhập lưu là Khổ diệt đế.

−Bạch đức Thế Tôn! Sanh tử ấy y tựa Như Lai tạng. Do Như Lai tạng nên nói rằng tiền tế chẳng biết được.

−Bạch đức Thế Tôn! Do có Như Lai tạng nên có sanh tử, đây là lời nói phải.[[6]]

−Bạch đức Thế Tôn!  Sanh tử ấy, các thọ căn diệt vô gián tương tục thọ căn kế khởi, gọi là sanh tử.

−Bạch đức Thế Tôn! Hai pháp sanh tử là Như Lai tạng, nơi pháp thế tục gọi đó là sanh tử.

−Bạch đức Thế Tôn!  Nói rằng tử là nói thọ căn diệt và sanh là các thọ căn khởi. Như Lai tạng thì: Chẳng sanh, chẳng tử, chẳng thăng, chẳng trụy, rời lìa tướng Hữu vi.[[7]]

−Bạch đức Thế Tôn! Như Lai tạng ấy thường hằng chẳng hoại, nên Như Lai tạngy, là trì, là kiến lập cho tạng trí chẳng lìa giải thoát, và cũng là y, trì, kiến lập cho các pháp Hữu vi rời lìa, chẳng giải thoát.[[8]]

−Bạch đức Thế Tôn! Nếu không có Như Lai tạng thì không có chán khổ vui, cầu Niết bàn.  Tại sao? Vì ở nơi sáu thức này và cảnh sở tri, bảy pháp như vậy sát na không dừng, chẳng nhận chịu các khổ, chẳng kham nhàm lìa, nguyện cầu Niết bàn.[[9]] Như Lai tạng ấy không có tiền tế, không sanh không diệt, pháp nhĩ nhận chịu các khổ, nó là nhàm khổ, nguyện cầu Niết bàn.

−Bạch đức Thế Tôn!  Như Lai tạng ấy chẳng phải là ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Như Lai tạng ấy chẳng phải là cảnh sở hành của các hữu tình thân kiến, điên đảo và không kiến.[[10]]

−Bạch đức Thế Tôn!  Như Lai tạng ấy là tạng pháp giới, tạng pháp thân, tạng xuất thế gian, tạng tánh thanh tịnh, là bổn tánh thanh tịnh.[[11]]

Như chỗ con hiểu thì, Như Lai tạng ấy dầu bị khách trần phiền não làm ô nhiễm, vẫn còn là cảnh giới Như Lai bất khả tư nghị. Tại sao? Vì niệm niệm tâm bất thiện, tâm thiện cùng khách trần phiền não chẳng ô nhiễm được Như Lai tạng.[[12]] Tại sao? Vì phiền não chẳng chạm đến tâm, mà tâm cũng chẳng chạm đến phiền não. Pháp chẳng chạm xúc, làm sao có thể nhiễm được tâm.[[13]]

−Bạch đức Thế Tôn! Vì có phiền não nên có tâm tùy nhiễm. Tùy theo phiền não, nhiễm ấy khó hiểu, khó rõ. Chỉ có đức Phật Thế Tôn là mắt, là trí, là cội rễ pháp, là tôn thượng, là Đạo sư, là chỗ y tựa của chánh pháp mới như thiệt thấy biết mà thôi”.

Bấy giờ, đức Thế Tôn khen ngợi Thắng Man phu nhơn: “Lành thay, lành thay! Đúng như lời ngươi vừa nói. Tuy tâm theo phiền nãotự tánh vẫn thanh tịnh,[[14]] khó rõ biết được.

Nầy Thắng Man! Còn có hai thứ pháp khó rõ biết được: đó là tánh thanh tnh của tự tâm khó rõ biết được và tâm ấy bị phiền não ô nhim cũng khó rõ biết được. Hai pháp nầy, ngươi và Bồ Tát thành tựu đại pháp[[15]] mới có thể nghe hiểu nhận lãnh. Các hàng Thanh Văn do tín tâm mà tin hiểu.

Nầy Thắng Man! Nếu các đệ tử của ta, người có tăng thượng tín tâm, tùy thuận pháp trí,[[16]] ở nơi pháp nầy mà được cứu cánh.

Thuận pháp trí[[17]] là: Quán sát tâm thức và cảnh; Quán sát nghiệp báo; Quán sát pháp nhãn của A La Hán; Quán sát tâm tự tại ưa thích thiền duyệt; Quán sát thánh thần thông biến của Nhị thừa. Do thành tựu năm pháp quán sát thiện xảo nầy, nên hiện tại và vị lai các hàng Thanh Văn đệ tử, do nơi tăng thượng tín tâm, tùy thuận pháp trí, khéo hiễu rõ được tánh thanh tịnh tự tâm bị phiền não ô nhiễm mà được cứu cánh.

Nầy Thắng Man! Cứu cánh nầy là nhơn của Đại thừa, nay ngươi nên biết, ngươi tin Như Lai thì đối với pháp thậm thâm chẳng sanh lòng phỉ báng”.

−Thắng Man phu nhơn bạch rằng: “Bạch đức Thế Tôn!  Còn có các nghĩa hay đem lại nhiều lợi ích, con sẽ thừa sức oai thần của đức Phật diễn nói các sự ấy”.

Đức Phật bảo: “Lành thay! Nay cho phép ngươi nói”.

−Thắng Man phu nhơn nói: “Có ba hạng thiện nam tử, thiện nữ nhơn đối pháp thậm thâm rời lìa sự tự phá hại, sanh nhiều công đức vào đạo Đại thừa:

  • Một là: Ngườithành tựu thậm thâm pháp trí;[[18]]
  • Hai là: Người tùy thuận pháp trí;[[19]]
  • Ba : Người đối với pháp thậm thâm nầy chẳng hiểu rõ được mà kính tôn đức Như Lai, chỉ có đức Phật biết được, chẳng phải cảnh giới của tôi.[[20]]

Trừ ba hạng người nầy, các hữu tình khác đối với pháp thậm thâm, tùy theo chỗ mình nắm lấy mà chấp trước vọng thuyết, chống trái chánh pháp, huân tập chủng tử hủ bại các ngoại đạo. Dầu họ có ở phương khác cũng phải đến đó trừ diệt những kẻ hủ bại ấy. Tất cả nhơn thiên cũng phải cùng nhau xô dẹp họ”.[[21]]

Nói lời ấy xong, Thắng Man phu nhơn và các quyến thuộc đảnh lễ chân Phật.

Đức Phật khen rằng: “Lành thay! Thắng Man ở nơi pháp thậm thâm, phương tiện thủ hộ hàng phục oán địch, khéo có thể thông đạt. Ngươi đã gần gũi muôn ngàn cu chi chư Phật Như Lai, nên có thể nói được nghĩa ấy”.

Bấy giờ đức Thế Tôn phóng quang minh thù thắng chiếu khắp đại chúng, hiện thân lên hư không cao bảy cây đa la, dùng sức thần thông chân bước trên hư không trở về thành Xá Vệ.

Thắng Man phu nhơn và các quyến thuộc chiêm ngưỡng đức Như Lai mắt không tạm rời. Quá tầm mắt rồi, tất cả vui mừng hớn hở cùng nhau thay phiên ca ngợi công đức của Như Lai và đồng nhất tâm niệm Phật,[[22]] trở về thành Vô Đấu khuyên vua Hữu Xưng kiến lập Đại thừa. Nữ nhơn trong thành từ bảy tuổi trở lên, Thắng Man phu nhơn đem Đại thừa giáo hóa. Vua Hữu Xưng cũng đem Đại thừa giáo hóa các nam tử từ bảy tuổi trở lên. Nhơn dân trong nước không ai là chẳng học Đại thừa pháp.

Bấy giờ đức Thế Tôn vào rừng Thệ Đa gọi Tôn giả A Nan và nghĩ đến Thiên Đế. Ứng theo tâm nghĩ của Phật, Thiên Đế Thích cùng quyến thuộc chư Thiên đến chỗ đức Phật.

Đức Thế Tôn bảo Thiên Đế Thích: Nầy Kiều Thi Ca! Ngài nên thọ trì kinh nầy rồi diễn thuyết khai thị cho chư Thiên cõi Đao Lợi để họ được an lạc”.

Đức Thế Tôn lại bảo Tôn giả A Nan: “Ông cũng thọ trì vì hàng tứ chúng mà phân biệt diễn thuyết’’.

Thiên Đế Thích bạch rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Kinh nầy sẽ đặt tên là gì và phụng trì thế nào?”.

Đức Phật dạy: “Nầy Kiều Thi Ca![[23]] Kinh nầy thành tựu vô biên công đức, lực của Thanh Văn và Duyên Giác không đến được, huống là các hữu tình khác. Nên biết rằng kinh nầy là khối đại công đức thậm thâm vi diệu. Nay sẽ vì Ngài mà nói lược tên kinh. Lắng nghe! Lắng nghe! khéo suy nghĩ nhớ lấy!”.

Thiên Đế Thích và Tôn giả A Nan đồng bạch rằng: “Lành thay đức Thế Tôn! Kính vâng thọ giáo”.

Đức Phật dạy:

−Kinh này “tán thán Như Lai chơn thiệt công đức”, phải thọ trì như vậy.

−Kinh nầy nói “mười điều hong th bt tư ngh”, phải thọ trì như vậy.

−Kinh nầy dùng “Một đại nguyện nhiếp tất cả nguyện”, phải thọ trì như vậy.

−Kinh nầy nói: “Nhiếp Thọ Chánh Pháp bất tư nghị”, phải thọ trì như vậy.

−Kinh nầy nói “Nhập Nht tha”, phải thọ trì như vậy.

−Kinh nầy nói “vô biên tế”, phải thọ trì như vậy.

−Kinh nầy nói “Như Lai tạng”, phải thọ trì như vậy.

−Kinh nầy nói “Phật pháp thân”, phải thọ trì như vậy.

−Kinh nầy nói “không tánh nghĩa che n chơn thit”, phải thọ trì như vậy.

−Kinh nầy nói nghĩa “một Thánh Đế”, phải thọ trì như vậy.

−Kinh nầy nói “một s y thường tr bt động tch tĩnh”, phải thọ trì như vậy.

−Kinh nầy nói “điên đảo chơn thit”, phải thọ trì như vậy.

−Kinh nầy nói “tự tánh thanh tnh bn tâm b phiền não che n”, phải thọ trì như vậy.

−Kinh nầy nói “chơn Phật t”, phải thọ trì như vậy.

−Kinh nầy nói “Thắng Man phu nhơn Chánh Sư T Hng”, phải thọ trì như vậy.

Lại nầy Kiều Thi Ca! Chỗ nói của kinh nầy dứt tất cả nghi hoặc, quyết định liễu nghĩa nhập vào đạo Nhứt thừa. Nầy Kiều Thi Ca! Nay đem kinh Thắng Man phu nhơn Sư Tử Hống đã được nói đây, giao phó cho Ngài mãi đến thời gian chánh pháp còn. Ngài nên đem diễn thuyết khai thị khắp mười phương”.

Thiên Đế Thích bạch rằng: “Lành thay đức Thế Tôn! Kính vâng thọ giáo”.

Bấy giờ Thiên Đế Thích, Tôn giả A Nan và các chúng trong đại hội, Trời, Người, A Tu La, Càn Thát Bà, v.v... nghe lời Phật dạy đều rất vui mừng tín thọ phụng hành.

PHÁP HỘI THNG MAN PHU NHƠN  
   THỨ BỐN MƯƠI TÁM

HẾT

---

Phần chú giải

[[1]] −Đoạn Kiến: Ngu phu chấp rằng Ngũ Ấm hoại diệt là hết! ...  −Thường Kiến: Có hạng Ngu phu lại chấp rằng, con quạ vĩnh viễn đen, con cò vĩnh viễn trắng!

[[2]] Gọi là Tứ Đảo Tưởng!

[[3]] Chánh Kiến này do Tin mà thành!

[[4]] Những Phật Tử này chưa phải từ “Chơn Trí” sanh!

[[5]Bốn Trí Nhập Lưu còn gọi là Tứ Sở Y Trí:  −Với Nhị Thừa: Y nơi bốn Đế mà nhập vào dòng Niết Bàn, gọi là bốn Trí Nhập Lưu...  −Với Nhất Thừa: Tứ sở Y gồm 4 món “Y Pháp bất y Nhân; Y Nghĩa bất y Ngữ; Y Trí bất y Thức; Y kinh Liễu Nghĩa bất y kinh Bất Liễu Nghĩa”!

[[6]] Sanh Tử Y nơi Như Lai Tạng mà Sanh mà Diệt; Chẳng phải Như Lai Tạng có Sanh có Diệt!

[[7]] Như Lai Tạng Tánh chẳng Hữu Vi, chẳng Vô Vi; Siêu quá Ý Thức phân biệt!

[[8]] Thấy rằng có Phược, có Giải không rời Như Lai Tạng nhưng Như Lai Tạng Tánh chẳng Phược, chẳng Giải!

[[9]] Chán Khổ Vui; Cầu Niết Bàn đều Y nơi Như Lai Tạng mà thành lập, nhưng Như Lai Tạng thì chẳng có Pháp Chán Khổ Vui; chẳng có Pháp Cầu Niết Bàn… Những Pháp này chỉ do nơi 6 Thức duyên Cảnh Sở Tri mà hiện!

[[10]] Như Lai Tạng không phải là Cảnh Giới của các thứ Kiến!

[[11]] Như Lai Tạng là chỗ Sở Y của các Pháp Thế Gian và Xuất Thế; Nhưng Tự Tánh của nó rời lìa Thế Gian và Xuất Thế!

[[12]] Như Lai Tạng không Tánh nên rời lìa Thiện, Bất Thiện!

[[13]] Chữ ‘tâm’ ở đây là nói đến ‘Bổn Tâm Thanh Tịnh’, chứ chẳng phải  ‘Hư Vọng Tâm’;… Nơi Bổn Tâm Thanh Tịnh các Pháp chẳng thể Nhiễm Ô được… Giống như người nhậm mắt thấy có muôn ngàn Hoa Đốm trong Hư Không… mà kỳ thực, Hư Không chẳng bị Hoa Đốm làm Nhiễm Ô!

[[14]] Như người Giàu ngủ mê, nằm mơ thấy minh nghèo đói; Nghèo đói trong giấc mơ chẳng thể làm người Giàu nghèo đói được… Vì Tự Tánh Thanh TịnhThường, là Thật; Các Pháp Nhiễm Ô thì Vô Thường, Không Thật… Cho nên cái Vô Thường Không Thật chẳng thể làm nhiễm ô cái Thường, cái Thật! 

[[15]đại pháp: Giác Ngộ Nhất thừa.

[[16]] −tăng thượng tín tâm: Tùy Tín Hành… −tùy thuận pháp trí: Tùy Pháp Hành…

[[17]] Năm Pháp Tùy Thuận Pháp Trí (để hiểu được Thanh Tịnh Tự Tâm và Tâm bị Nhiễm Ô):  −Quán sát Tâm ThứcCảnh: Quán sát 3 Duyên hòa hiệp (Căn, Trần, Thức; Thập Bát Giới)… Tịch Diệt Tâm, Pháp, thấy được Bổn Tâm! ...  −Quán sát Nghiệp báo: Quán sát hành trạng của Nhân, Duyên, Quả, Báo… Để thấy Nghiệp Quả Phi Hữu, Phi Vô! ...  −Quán sát Pháp Nhãn của A La Hán: Quán sát cách Nhị thừa thủ hộ Tịnh Trí… Để thực chứng các Pháp Không Tánh! ...  −Quán sát Tâm Tự Tại ưa thích Thiền Duyệt: Quán sát hành tướng xuất ly 3 cõi… Để hết Điên Đảo! ...  −Quán sát thánh thần thông biến của Nhị thừa: Quán sát chỗ thông, bít của Sáu Căn… Để các Căn Viên Thông, hết Ngăn Ngại!

[[18]] Người thành tựu thậm thâm Pháp Trí: Hạng Liễu Ngộ!

[[19]] Người tùy thuận Pháp Trí: Y theo Pháp mà tu hành!

[[20]] Tín Tâm không lay chuyển!

[[21]] Điều đại kỵ trong Phật Đạo đó là: Chưa thấu suốt mà dạy người… Rắn độc hại người chỉ giết chết một đời; Dạy sai Phật Pháp giết chết Trí Tuệ (Huệ Mạng) người trong Vô Lượng đời!

[[22]] niệm Phật:  −Niệm Phật: Một lòng nhớ nghĩ Công Đức, Trí Tuệ và Lời Dạy của Phật...  −Niệm Pháp: Một lòng thực hành lời dạy của Phật cho đến thành tựu…  −Niệm Tăng: Người thành tựu hai Niệm trên gọi là Đệ Nhất Nghĩa Tăng… Đây là ý nghĩa của Quy Y Phật Bảo gồm đủ Ba Bảo!

[[23]] Kiều Thi Ca : Là Thiên Đế Thích.

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 1
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG