Các Loại Vô Lậu Và Ngũ Phần Hương

 0
Các Loại Vô Lậu Và Ngũ Phần Hương

Các bạn!!!

Có vị HĐ email hỏi mình các thứ vô lậu và ngũ phần hương, cùng những thắc mắc chung quanh, mình tạm giải thích như sau, xin chia sẻ đến mọi người...

  • Vô Lậu Tâm: Tâm không phiền não.
  • Vô Lậu Pháp: Pháp không sanh.
  • Vô Lậu Trí: Trí không nhiễm trước.
  • Đạo Quả Vô Lậu: Thành tựu hết thảy pháp lành.
  • Chướng Cái Vô Lậu: Chướng đạo không hiện.
  • Vô Lậu Thanh Tịnh: Thanh tịnh không nhơ…

……..  Ha ha ha ha!!!

Có vô lượng Vô Lậu Môn như thế, Ta làm sao biết hết. Muốn biết được, Ngươi hãy tìm gặp Vô Lậu Lão Gia, hiện nay đang nhập định tại Vô Lậu Sơn.

Ngươi tới đó, từ chân núi, mỗi bước lạy một lạy, khi đến đỉnh núi, gặp Lão Nhân Gia, Ngươi cầu học môn: Nhập Nhất Thiết Vô Lậu Môn Vô Lậu Vương Tam Muội...!!!

Nếu có duyên, học được môn này, Ngươi có thể đọc tên các môn vô lậu một kiếp hoặc hơn một kiếp cũng chưa thể dứt. Chỉ môn này thôi, đủ hù thiên hạ đời nay...!!!

Về ngũ phần hương, xin trao đổi chút chút.

Ngũ phần hương là năm thứ hương vô lậu, do năm món vô lậu toả ra. Gồm: Giới hương, định hương, huệ hương, giải thoát hương, giải thoát tri kiến hương..

- Vì, có toả ra nên gọi là hương...Vì có ngửi được nên gọi là hương...

- Hương này có thể giúp người thành tựu vô lậu nghiệp, vô lậu tâm, vô lậu trí, hay nói khác hơn thành tựu đạo nghiệp vô lậu, nên gọi là hương vô lậu.

- Hương này chẳng phải sắc, chẳng phải vô sắc, có thể dùng nhục căn để tiếp nhận, cũng có thể dùng vô lậu căn để tiếp nhận, nên nó vừa là sắc hương, vừa là trí hương.

- Ba thừa: Nương nơi giới, định, tuệ vô lậu để tiến về đạo quả của mình, thành tựu xong sẽ có mùi hương. Muốn rốt ráo, phải thành tựu giải thoát bất động, bấy giờ giải thoát hương sẽ bay ra.

Địa vị này giống chín con sông đã chảy đến cửa biển, sông chẳng còn sông, biển chưa phải biển, lớ lớ lợ lợ, nửa ngọt nửa mặn. Đây là nơi Lý Tứ gọi là "chín dòng sông hò hẹn". Ha ha ha ha!!!

- Nhất Thừa: Sau khi thành tựu trí tuệ, giải thoát tri kiến hương lan toả mười phương.

1. Ngũ hương chia làm hai phần.

- Năng hương: Hương này thuộc về Phật Thừa, giống như hoa nở, tự toả mùi hương...

- Sở hương: Ba thừa, nương theo mùi hương kia mà thành tựu, sau khi thành tựu, hương này mới có chút đỉnh, giống như con ong, bay theo mùi hương của hoa, tìm đến để hút mật, mật dính vào con ong, con ong cũng có chút mùi thơm. (Không tin, bắt con ong vò vẽ, nhét vào lỗ mũi biết liền, đặc biệt mùi con ong hoà cùng dịch trong lỗ mũi, sẽ có mùi của phòng...cấp...cứu!!!)

2. Muốn thành tựu năm thứ hương này.

- Bước đầu, người tu hành phải dứt hai thứ vô minh thuộc hoặc giới nội, đó là nhuận chi vô minh và căn bản vô minh. Ra khỏi phần đoạn sanh tử, dứt sở tri chướng.

- Bước thứ hai, học trí tuệ để khỏi vô minh trụ địa thuộc hoặc giới ngoại, chấm dứt bất tư nghì biến dịch sanh tử, hết sở trí ngu. (12-2012)

−−−••• ⁕ ⁕  ۝⁕ ⁕ •••−−−

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 0
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG