Ba Mươi Bảy Phẩm – Thất Giác Chi – Hỷ Giác Chi, Khinh An Giác Chi, Tinh Tấn Giác Chi

 0
Ba Mươi Bảy Phẩm – Thất Giác Chi – Hỷ Giác Chi, Khinh An Giác Chi, Tinh Tấn Giác Chi

Hỷ giác chi - khinh an giác chi - tinh tấn giác chi là tướng của sự thân chứng. Ba pháp này xuất hiện và tồn tại như một tất yếu của giác ngộ. Thể của ba pháp này chính là giác ngộ.

Hỷ, khinh an, và tinh tấn là hiệu ứng nhất định của thân và tâm khi hai pháp này không câu sanh lẫn nhau. Thuật ngữ Phật pháp gọi là quả vị ly thân, một dạng của ý sanh thân hay còn gọi là ‘tam muội lạc chánh thọ ý sanh thân’.

Hai pháp này xuất hiện minh chứng cho sự thỏa mãn các điều kiện để thân tâm bước vào cảnh giới giải thoát. Trạng thái này là sự vỡ oà của tâm thức và bay bổng của thân, giống như con chim thoát khỏi chiếc lồng, tâm vỡ oà cho ra niềm hoan hỷ cực độ, niềm vui thắng diệu này chỉ có thể mô tả bằng cụm từ hỷ giác chi, vui vì nhờ giác ngộ mà mọi triền phược đã được tháo gỡ.

Bậc thánh lấy giải thoát mọi triền phược làm vui, năng thoát khỏi sở, sở không cột năng, năng sở tiêu vong nên vui, niềm vui này lẫn khuất đâu đó bóng dáng của thường và lạc. Nếu nhân sở pháp mà vui thì niềm vui thế tục ẩn chứa nhiều nguy cơ trong đó có vô thường và ngã.

  • Không ngã mà vui thì chẳng nên hỏi ai là người được vui, chẳng có ai hết, ở đây chữ ai đã được trả về cho thế tục, tốt hơn đừng có hỏi mà hãy nói là: Hỷ giác chi. Khinh an giác chi thuộc về thân, đó là sự bay bổng nhất định khi thân thoát khỏi vòng cương tỏa của sự câu chấp thường tình.

Thân là đối tượng của mọi dòm ngó trong đó có chính nó, ngó mình rồi ngó người tốt xấu đã cột trói hàng lũy kiếp khiến thân này bỗng dưng thành uẩn; một cái uẩn nào đó xa lạ khoác lên tự thân làm lu mờ bao nhiêu đức tính; hãy vứt cái uẩn hạ liệt này để tự cởi trói cho thân ra khỏi kiếp phù sinh của chính nó mà trong kinh Phật dạy: “Diệt sắc vô thường sẽ được sắc giải thoát thường trụ này Kiều Trần Như.”

Phải chăng Kiều Trần Như đã phải rơi lệ cung kính sụp lạy Thế Tôn khi cái vòng kim cô ngàn đời nay mới được tháo xuống, người xưa có câu kệ: “Sanh tử ư như bất quan hoài, án tố rô tố rô tất rị…!!!” để ghi lại một cảm nhận mà mọi ngữ ngôn đành bất lực, khinh an giác chi là như thế.

  • Tinh tấn giác chi chỉ là hệ quả của giác ngộ, đây là tính tất yếu của sự thành công, như con chim bay ngàn dặm nay sắp về đến tổ; cái tổ nguyên sơ ngày nào từ chốn này chư Đại Bồ Tát bước ra làm công hạnh giáo hóa chúng sanh đang lồ lộ trước mặt không bước tiếp thì đâu gọi là tinh tấn. Hỷ giác chi, khinh an giác chi, tinh tấn giác chi chỉ là ba mặt của một vấn đề.

(còn nữa)

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 2
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG