Lại Nói Về Chuyện Bình Luận

 0
Lại Nói Về Chuyện Bình Luận

Các bạn !!!

Ngày Phật còn tại thế, thỉnh thoảng một số ngoại đạo, những người có tâm đố kị, kẻ cao ngạo...v..v...thường đến gặp Phật đặt các câu hỏi, chất vấn !!!

Ta thấy, đối với những câu hỏi liên quan đến giáo pháp, Phật ôn tồn cắt nghĩa !!! Đối với những câu hỏi thuộc phạm trù siêu hình, những câu hỏi Phật biết có giải thích người nghe trong nhất thời cũng không thể lãnh hội, hoặc những câu hỏi xuất phát từ đố kị, mang mầm mống đấu tranh, Phật im lặng không trả lời hoặc chỉ đưa ra ví dụ để người hỏi nếu là kẻ trí sẽ tự hiểu !!!

Và cũng không ít người trí nhận ra điều gì đó sau những ứng xử như vậy của Phật !!! Nhưng, cũng không ít kẻ vì thiếu trí, vì tức giận do đố kị, hoặc vì lí do cá nhân hơn là tôn trọng chân lí họ lại bỏ đi... Và rồi, ở những góc khuất đâu đó đằng sau lưng Phật...những người ấy và đồng bọn lại cao giọng chê bai Phật !!!

Và những chuyện như thế, có lẽ thời nào cũng có !!! Thời nay, khi mạng xã hội bùng nổ, ta có thể bắt gặp hiện tượng trên xảy ra nhan nhản trên các trang mạng... Nếu không khéo ứng xử, nhất định từ nhưng câu hỏi, bình luận như vậy sẽ gây ra các cuộc tranh cãi không đáng và không có hồi kết !!!

Vì thế, chuyện phản biện, đặt câu hỏi, bình luận... giữa người có trí và những người thiếu trí, giữa kẻ mang tâm đố kị và người có tâm xây dựng, kẻ vì không biết mà hỏi để học tập và người không biết nhưng vì tâm cao ngạo hỏi để chứng tỏ bản thân, có người hỏi để tranh hơn thua...v..v...ta rất dễ nhận ra trong các bình luận !!!

Có thể đơn cử một vài câu hỏi (liên quan đến đạo), khi đọc sẽ không khó nhận ra ý đồ cũng như trí tuệ người hỏi !!!

- Anh đã thành tựu xuất thế hay chưa ??? Tôi chỉ cần anh trả lời là đã xuất thế hay chưa (yes, no) ???

- Anh thử nói một câu xuất thế để chứng minh anh đã xuất thế ???

- Bảo rằng đã thành tựu xuất thế sao lại còn dự các buổi lễ lộc ???

Về các câu hỏi trên, ta thử mổ xẻ xem có hợp lí hay không !!!

- Anh đã thành tựu xuất thế hay chưa ??? Tôi chỉ cần anh trả lời là đã xuất thế hay chưa (trả lời theo kiểu yes, no) ???

Phân tích câu hỏi:

1) Về câu hỏi thành tựu đạo quả xuất thế hay chưa, điều này hoàn toàn thuộc quyền riêng tư, người được hỏi "không có nghĩa vụ" phải trả lời người hỏi !!! Ô hay, vì sao nhất định tôi phải trả lời cho bạn điều ấy ???

2) Nếu trả lời đã hay chưa (xuất thế), anh nghe cũng đâu có biết trả lời đó là đúng hay sai (vì anh chưa thành tựu cảnh giới liên quan đến việc anh hỏi)... Cho nên, không nhất thiết trả lời (nếu trả lời đó chẳng lợi gì cho nhau) !!!

3) Để biết một người đã thành tựu một đạo quả nào đó trong Phật đạo hay chưa, ba hạng người sau không cần hỏi cũng biết: Một là: Bản thân người đó !!! Hai là: Người có đạo quả cao hơn !!! Ba là Đạo sư của người đó !!! Không thuộc ba hạng người trên, nhất định người hỏi là người không biết, mà những gì thuộc cảnh giới tâm trí chứng, khi đã không biết thì có hỏi cũng không biết, khi nào thành tựu một trong ba điều trên nhất định sẽ tự biết, không cần phải hỏi !!!

- Về câu hỏi: Anh thử nói một câu xuất thế để chứng minh anh đã xuất thế ???

Phân tích câu hỏi:

1) Trong Phật đạo câu nào là thế gian câu nào là xuất thế ???

2) Không lẽ người thế gian, học thuộc câu nói của bậc xuất thế rồi nói lại, người ấy là người xuất thế !!! Như vậy, con vẹt học câu xuất thế khi kêu cũng trở thành "con vẹt xuất thế" hay sao ???

3) Đối với Phật đạo, “câu xuất thế” dùng vào trường hợp nào bạn có biết hay không ???

4) Xuất thế là ở tâm và trí hay ở câu nói ???

- Bảo rằng đã thành tựu xuất thế sao lại còn dự các buổi lễ lộc ???

Phân tích câu hỏi:

1) Làm sao bạn biết người thành tựu đạo xuất thế không có lễ lộc ???

2) Ngày xưa, đức Phật và thánh chúng từng dự đám cưới, cũng như tham dự các loại lễ lộc trong dân gian khi được mời (kinh ghi lại rất rõ)... Như vậy, Phật và thánh chúng chưa thành tựu đạo xuất thế hay sao ???

3) Lễ lộc và xuất thế có can dự gì với nhau ???

Các bạn !!!

Nói tóm lại, mình thấy rất nhiều bình luận có vấn đề (ở đây không thể liệt kê hết), khi đọc lên thể hiện rất rõ văn hoá từ người viết !!!

Hỏi và trả lời đối với Phật đạo là một nghệ thuật !!! Trí hay ngu trong Phật đạo biểu hiện ở nghệ thuật hỏi và trả lời !!! Vì thế, Phật thường ngợi khen “người khéo hỏi, kẻ khéo trả lời" !!! Cho nên, nhìn vào cách hỏi hay trả lời, ta có thể nhận ra nhiều thứ từ những điều ấy !!!

Để chấm dứt bài viết hôm nay, xin chuyển đến các bạn bài viết “BÌNH” VÀ “LUẬN” đăng trong CHUYỆN TRÊN MÂY của LÝ TỨ dự kiến xuất bản cuối năm 2020 !!!

Chúc mọi người an vui, tinh tấn !!!

17/11/2020

LÝ TỨ

“BÌNH” VÀ “LUẬN”

(Trích Chuyện Trên Mây - Lý Tứ)

Các bạn!!!

Hôm qua đến giờ bận quá nên không có thời gian vào trang nhà… Sáng nay đọc các bài viết trong trang, nhìn thấy bài của Hanh Huynh có tên Duyên Khởi đăng trong trang Lý Gia, bài viết chỉ vỏn vẹn 5 dòng, gồm 50 chữ mà bên dưới có đến 111 bình luận!!!

Thật ra Hanh Huynh là ai, mình cũng không biết, bạn ấy chỉ là một người đăng bài như bao vị khách khác… Về nội dung bài đã đăng, đúng sai như thế nào, chúng ta chưa bàn đến… Mình chỉ nói đến chuyện 111 bình luận ở trong đó như thế nào!!!

Có đọc tất cả bình luận về bài viết của Hanh Huynh, chúng ta mới nhận ra một điều: Trong 111 bình luận, chỉ một vài bình luận có liên hệ đến bài viết của Hanh Huynh… Phần còn lại, hoàn toàn không ăn nhập gì đến bài viết, hầu như chỉ tranh cãi (hay giới thiệu) việc tu tập của một thiểu số nào đó… Thậm chí, có người coi bình luận như một bãi chiến, cốt chỉ để phê phán nhau!!!

Có cặn kẽ phân tích, chúng ta mới thấy được một điều… Hầu như, mọi người sa đà vào việc “muốn được nói” hơn là sử dụng bình luận đúng chức năng của nó là: “Bình và luận”!!!

Ta phải ngầm hiểu, bình luận luôn có hai phần, đó là phần bình và phần luận… Bình, là những đánh giá về bài viết… Luận, là đưa ra lập luận làm cơ sở phản biện hoặc đồng tình có tính khoa học, để bảo vệ lời bình một cách thuyết phục!!!

Ví dụ Hạnh Huynh viết: “Những gì thuộc duyên khởi thì vô thường sanh diệt. Tất cả những pháp tu đều thuộc duyên khởi, những tầng định tầng trí của tâm không ra ngoài duyên khởi… Theo các bạn, làm sao ngộ cái bất sanh bất diệt trong khi tâm trí đang còn phan duyên?”

Khi bình luận về đoạn văn trên, đầu tiên ta đánh giá đoạn văn đúng hay sai theo tinh thần giáo pháp… Đánh giá này gọi là bình!!!

Kế đến, chúng ta lập luận: Nếu bảo lời trên là sai, thì phải chứng minh những phát biểu ấy sai điều gì, sai ở đâu, sai so với cái gì, giai đoạn tu tập nào..v..v…Và (phải nói hay viết) như thế nào mới được coi là đúng so với tinh thần giáo pháp!!!

Khi nào bình luận đủ hai phần như thế, mới đúng nghĩa (và chức năng) của một bình luận… Và có bình luận đủ hai phần bình và luận như thế, người đọc hoặc viết đoạn văn mới biết để mà khắc phục, mới biết để học tập… Và bình luận như thế, người đọc hoặc viết mới “tâm phục khẩu phục”!!!

Đằng này, bài viết một đường, ta bình luận một nẻo… Thậm chí có những bình luận chẳng dính dáng gì đến bài viết… Đọc những bình luận như thế, mình thấy thiệt “oan” cho mục bình luận, và nó cũng phần nào nói lên năng lực cũng như chiều sâu (tri thức) của người bình luận!!!

Các bạn!!!

Lý Gia lập Fanpage là để mọi người cùng trao đổi quan điểm tu tập, người đọc có thể nhân đó đưa ra nhận xét, đánh giá của mình về quan điểm đã đăng!!!

Vì thế, Lý Gia rất hoan nghênh các bài viết của HĐ bốn phương gởi về để đăng trên trang, và cũng rất muốn nghe tất cả bình luận của các bạn!!!

Nhưng, đã là bình luận thì phải đúng nghĩa một bình luận, chúng ta không thể viết lời bình mà chẳng có quan điểm rõ rệt, chỉ lu loa là sai hay đúng (thậm chí chê bai) theo cảm tính mà chẳng có được một lập luận đủ sức thuyết phục, như pháp, mang tính khoa học (biểu hiện của trí tuệ)!!! Thậm chí, càng không nên dùng bình luận như một cơ hội nói lên cái hay, cái tốt của mình mà cái hay cái tốt đó chẳng liên quan gì đến bài viết!!!

Phật đạo được gọi là “đạo trí tuệ” không phải vô cớ!!! Các bạn nghĩ gì, khi có một ai đó muốn tìm hiểu Phật đạo, mà khi vào các trang mạng đọc bài viết, đọc bình luận từ một trang nào đó, rồi phải lắc đầu, ngán ngẩm thốt lên: “Cái đạo được gọi là trí tuệ, mà viết và bình luận (tệ hại) như vậy hay sao”???

Các bạn!!!

Lý Gia rất hoan nghênh những đóng góp của các bạn cho trang… Nhưng, cũng không đồng tình với những bài viết “không đầu không đuôi”, bình luận loạn xạ, chẳng có trọng tâm, chẳng có ý vị!!! Tất nhiên những bình luận như thế, BQT kiên quyết xoá bỏ!!!

Mình xin nói thêm một vài lời!!! Mỗi ngày, Lý Gia nhận rất nhiều bài gửi đăng, trong đó có một số bài không được duyệt, bởi những lý do sau:

– Dung lượng của trang có giới hạn… Vì thế, các bài viết kèm ảnh động, video có dung lượng lớn, v.v... sẽ không được duyệt…Vì khi đăng bài như thế, trang không chạy nổi!!!

– Các bài viết không đầu không đuôi, đọc lên chẳng hiểu người ấy muốn nói gì, viết gì, trong tâm là gì??? Các bài như thế cũng không được BQT duyệt!!!

– Các video hay bài viết có thời lượng khá lớn, BQT không thể nghe (hoặc đọc) hết nội dung trong đó…Vì rằng, chúng tôi không thể vô trách nhiệm khi đăng lên trang của mình mà chưa biết rõ nội dung trong bài được đăng!!!

– Những bài viết có nội dung đả kích cá nhân, hoặc tập thể nào đó!!!

– Sau một tuần, các bài khách gửi đăng, nếu BQT xét thấy bài ấy không có nhiều lợi ích, chúng tôi sẽ xoá… nhằm giảm bớt áp lực (đối với dung lượng) của trang!!!

Tóm lại, BQT rất hoan nghênh các bài viết và bình luận gởi về trang, nhưng có những bài không được duyệt, bình luận bị xoá, là vì những lí do trên… Mong các bạn thông cảm!!!

Chúc mọi người có một Chủ Nhật an vui!!!

 

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 0
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG