Lạc Thú Niết Bàn Và Lạc Thú Giáo Hóa

 0
Lạc Thú Niết Bàn Và Lạc Thú Giáo Hóa

Các bạn !!!

Nguyên ngày hôm qua trời âm u, thỉnh thoảng mưa dăm bảy hạt rồi dứt, thể hiện đúng phong cách của ông trời Tây Nam Bộ mùa nước nổi !!!

Thói quen nhiều năm, cứ bốn giờ chiều xỏ giày đi thể dục... Hôm qua, thấy trời dễ chịu, mình đổi ý từ ba giờ đã xỏ giày ra đường... Thể dục với mình, giống như người đi thiền hành, một mình một bóng cắm đầu cắm cổ đi miết, đi để ngắm trời đất mà trong đầu chẳng có một ý niệm gì !!! Nhiều năm qua, chiều chiều mình vẫn đi như thế !!!

Lang thang trong khu dân cư mới xây dựng, ít có người và xe qua lại...Đột nhiên có ai đó gọi tên, mình dừng lại quan sát, hoá ra là một người quen, khác hơn là một bạn đồng tu trên ba mươi năm về trước !!!

Mình tiến về phía ông bạn, bắt tay và hỏi:

- Dạo này anh khoẻ không ??? Lâu quá mới gặp lại !!!

Ông bạn nắm thật chặt tay mình, ra vẻ mừng rỡ rồi lên tiếng:

- Sức khoẻ tương đối !!! Gần đây, tôi thường xách xe chạy lòng vòng hy vọng gặp chú !!!

- Tôi ở gần đây, rất ít khi ra ngoài, trừ công việc cần thiết, hoặc lang thang thể dục ở những khu vắng vẻ, nên ít gặp mọi người !!! Anh tìm tôi có việc gì không ???

- Gần đây có người giới thiệu, tôi vào trang Lý Tứ, không ngờ đó là trang của chú !!! Sao khơi khơi trở thành Lý Tứ vậy cha nội ???

- Thành Lý Tứ chỉ là tình cờ !!!

- Tôi thấy chú có nhiều HĐ (huynh đệ) !!! Cũng thấy chú đi nhiều nơi !!!

Mình cười và nói:

- Tại cái nghiệp nó như vậy !!!

- Chú đi nhiều, viết nhiều như vậy, thời gian đâu mà tu hành !!!

Mình đùa:

- Ngồi tu mấy mươi năm rồi, đâm ra chán !!! Bây giờ phải thay đổi chiến thuật, lấy đi, viết, nói...để tu !!!

- Thế không sợ cái ngã ngày thêm lớn hay sao ???

- Ngồi mấy chục năm như anh, tôi thấy cái ngã cũng đâu có mất !!!??? Thành ra tôi thay đổi chiến thuật tu hành, biết đâu nhờ thế mà đâm ra có cái hay !!!

- Đọc các bài viết, tôi thấy hiểu biết của chú bây giờ không giống ngày xưa !!!

Mình nói đùa:

- Anh nghĩ coi, sau ba mươi năm tu hành mà chẳng có gì đổi khác, thì tu mà làm gì ??? Hiểu biết giống hồi xưa đặng mà bán lúa giống hay chi ???!!!

- Thế bây giờ chú đã được gì ???

- Được gì thì tôi chẳng thấy, chỉ thấy mình sống khơi khơi...!!! Khoẻ thì đi, cần thì viết, gặp người hữu duyên thì nói !!!

- Không tu mà nói, lời nói đó có phải từ ngã hay không ???

- Ngã hay vô ngã, hiện tại tôi chẳng quan tâm !!! Nếu bảo rằng vì ngã mà nói, lời nói này lợi mình lợi người, tôi tình nguyện giữ gìn và trân trọng cái ngã đó !!! Còn ngồi tu để mong vô ngã... Vô ngã mà chẳng lợi ích gì cho người, chỉ biết có bản thân, tôi xin bye bye cái được gọi là vô ngã theo cách của anh !!!

- Không vô ngã làm sao có an vui ???

- Vui của đạo pháp có hai thứ !!! Một là Nhị thừa lấyđộc cư thiền định để tự thọ dụng lạc thú Niết Bàn, cho đó là vui !!! Hai là Bồ tát giúp người mà vui, đây là cái vui của lạc thú giáo hoá !!! Thành ra an vui trong Phật đạo chẳng tuỳ thuộc vào ngã hay vô ngã, cũng chẳng tuỳ thuộc vào nói hay nín, chẳng tuỳ thuộc vào ngồi hay đứng !!! Vì thế Phật đạo mới có bốn món tâm vô lượng, trong đó hỷ xả là hệ quả của từ bi !!!

- Nếu nói như chú, tại sao kinh dạy phải tu cho vô ngã ???

- Ngũ ấm vô ngã là một sự thật, sự thật này ra ngoài khái niệm tu cùng không tu !!! Vì thế kinh không dạy người tu để vô ngã, mà kinh chỉ tuyên thuyết sự thật đó là ngũ ấm vô ngã !!! Người nào giác ngộ được sự thật này, nói hay nín, đi hay dừng...đều vượt thoát ra khỏi hai khái niệm ngã cùng vô ngã !!!

- Để tôi về suy nghĩ lại điều chú vừa nói !!!

- Giác ngộ là giác ngộ liền !!! Khởi suy nghĩ, tư lường thì, con người hôm nay chẳng khác con người của ba mươi năm trước !!! Mai mốt gặp lại mình nói chuyện tiếp !!! Trời chuyển mưa, tôi về đây !!! Tạm biệt !!!

16/10/2020

LÝ TỨ

 

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 0
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG