Hữu Học và Vô Học

 0
Hữu Học và Vô Học

Các bạn!!!

Như Lai (A) như người thầy thuốc, Kinh gọi là Đại Y Vương.

Lời Phật (>>>ABCD…XYZ) như những toa thuốc chữa bệnh...bệnh sanh tử, phiền não, không trí, bệnh động lay...

- Bệnh sanh tử: Dùng thuốc Thanh Văn. 

- Bệnh phiền não: Dùng thuốc Bồ Tát. 

- Bệnh không trí: Dùng thuốc Nhất Thừa.

Ba thứ bệnh này không được tự kê toa bắt mạch, tự kê toa mua thuốc, uống vào chết liền...!!!

Một người, học thuộc hết những toa thuốc, mà không biết bắt mạch, không biết dược tính, không biết y lý... Liệu người này có thành thầy thuốc được không???

Vì thế, trong Phật đạo có hai thứ: Kiến giải và thực chứng.

1. Kiến giải.

Là những hiểu biết nhất định từ các toa thuốc mà người thầy thuốc đã hướng dẫn cho mình, nhằm chỉ cho hàng hữu học.

Ví dụ: Uống ngày mấy lần, trước hay sau khi ăn, phép tắc kiên cử, chế độ ăn uống, chọn nơi thích hợp ở trong phòng hay ra gió, uống trong bao lâu. Đem những kiến giải này, ứng dụng vào tự thân để cầu hết bệnh, là khôn ngoan nhất!!!

2. Thực chứng.

Là những vị đã hoàn toàn hết bệnh, chỉ cho hàng vô học. Cũng xin đừng nhầm lẫn, hết bệnh là thành thầy thuốc, thành kiểu này, chữa trâu cũng chết!!!

Khi hết bệnh, vị này có cần học các chỉ dẫn trong toa, vị này có cần ngồi đó suy gẫm về toa thuốc, hay nên đi làm việc khác...!!!??? 

- Kiến giải: Là Nhân (thuốc và toa thuốc)

- Thực chứng: Là Quả (hết bịnh do đã uống thuốc)

  • Về nhân quả, có một nguyên lý “bất di bất dịch”, đó là: Quả hiện thì nhân mất. Khi nào thấy nhân còn, kiến giải còn. Biết rằng, quả chứng chưa thành, bệnh chưa hết.

Như vậy, giải thiệt nghĩa Như Lai là sau khi hết bịnh, quyết học thành thầy thuốc, hay tiếp tục học thuộc toa thuốc??? (09-2012)

−−−••• ⁕ ⁕  ۝⁕ ⁕ •••−−−

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 0
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG