Học Học Nữa Học Mãi

Các bạn !!!
Sáng nay, vào facebook đọc bình luận của Binh Tram, Anh ta viết: “Tôi rất cảm kích và tán thán tâm cảnh của Thượng Nhân giống như loài sư tử khi bị lạc bầy... giữa đêm dài ba cõi. Dù chỉ là lời cảm thán nhưng cũng làm chấn động đủ đánh thức các loài muông thú đang ngủ trong rừng rậm của vô minh...”
Khi đọc đến hai chữ “muông thú”, mình có cảm giác anh ấy viết sai chính tả !!! Vì từ xưa đến giờ, mình cứ nghĩ hai chữ “muôn thú” nhằm để chỉ cho số lượng rất lớn các loài thú... Vì rằng, chữ muôn hay chữ vạn là danh từ chỉ cho số lượng không thể đếm, có tính bao quát (Một muôn tương đương mười ngàn). Ví dụ: Muôn năm, muôn màu muôn vẻ, muôn người như một...!!!
Rồi mình lại suy nghĩ, từ ngày biết SH Binh Tram đến nay, mình chưa từng thấy anh ấy viết sai chính tả bao giờ, không lẽ hôm nay anh ấy lại viết sai, hay bản thân mình đã hiểu sai chữ “muông” thành chữ “muôn” !!! Thế là mình quyết đi tìm ý nghĩa của hai từ “muông thú” !!!
Vào Google mình rất bất ngờ khi biết rằng “chữ muông” nhằm chỉ cho động vật bốn chân. Muông thú có nghĩa loài động vật bốn chân còn nhiều tính hoang dã chưa được thuần hoá !!! Chim muông để chỉ cho chim và thú (cầm, thú), không phải ý nói đến nhiều chim !!! Chữ muông ở đây không giống như “tiền muôn bạc vạn” !!!
Thế đấy các bạn, sự học không bao giờ thừa, sự học không bao giờ đủ !!! Nếu giả sử, khi bắt gặp bình luận của SH Binh Tram, mình không tìm hiểu đến nơi đến chốn, mà cứ y theo hiểu biết chủ quan, chấp nhất điều mình đã biết, rồi vội vàng kết luận anh ấy viết sai chính tả, thì có lẽ chẳng bao giờ bản thân học thêm bao nhiêu điều mới lạ trong đời !!!
Thế mới biết, hiểu sai, biết sai chưa phải là thứ gì ghê gớm lắm, thậm chí chẳng phải là cái tội... Vì rằng trên đời, một người chẳng thể biết hết chuyện thiên hạ !!! Chỉ sợ rằng, bản thân đã hiểu sai, lại cố chấp, không chịu tìm tòi học hỏi, không biết khắc phục, dùng tự ái để bao che thì cái sai ấy mới đáng trách !!!
Các bạn !!!
Ở đời đã vậy, việc học tập trong đạo pháp cũng không khác... Thế Tôn đã từng dạy: “Điều ta biết như lá trong rừng, những gì đã nói với các ông chỉ như nắm lá trong lòng bàn tay” !!!
Vì thế cho nên, chuyện HĐ chúng ta biết ít, hiểu sai, hiểu chưa đúng giáo pháp không có gì e ngại hay xấu hổ !!! Bởi giáo pháp như biển lớn, điều chúng ta học được chỉ là vài giọt nước nhỏ nhoi, không đáng kể trong cái bao la của biển lớn đó !!! Do chúng ta biết ít, hiểu sai, hiểu chưa đúng nên chúng ta mới học !!! Học để khắc phục những gì hiện tại chúng ta vẫn còn thiếu sót !!!
Để khắc phục những yếu kém vừa nêu, nếu chúng ta cứ giấu diếm điều chưa biết, bao che điều chưa hiểu đúng...v..v...phỏng đến bao giờ chúng ta mới có thể học được điều cần học để có thể tự tin bước vào biển lớn giáo pháp !!! Cho nên, không việc gì các bạn phải e ngại khi phát biểu trong các buổi sinh hoạt... Theo mình, một phát biểu sai nào đó, sẽ là đương cơ tốt nhất để đại chúng mổ xẻ, điều chỉnh hiểu biết sai lầm ấy, tạo cơ hội tốt giúp HĐ chúng ta học tập thêm những điều hay điều đúng !!! Xét cho cùng, hiểu sai, phát biểu sai trong hoàn cảnh này lợi ích chẳng khác gì một phát biểu đúng !!!
Mình rất tâm đắc với câu nói của SM Lý Ngân Thoa ở bài thuyết trình trong buổi sinh hoạt vừa rồi: “Con không thể e dè, dùng sự im lặng để che giấu cái ngu dốt của mình” !!! Vì thế các bạn ơi !!! Đạo pháp không có chỗ cho tự ái, không dành phần cho việc học tập thụ động, và cũng chẳng ai chê trách việc các bạn phát biểu sai trong sinh hoạt !!! Cho nên, hãy mạnh dạn phát biểu !!! Hãy mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình !!! Hãy mạnh dạn tạo cơ hội tốt cho HĐ chúng ta thấy được điều sai từ phát biểu để đại chúng có cơ hội học tập điều đúng nhất !!! Im lặng trong học tập, đồng nghĩa với việc che đậy sự ngu dốt giữa bầu trời tri thức !!!
Mình xin tán thán bài thuyết trình của SM Lý Anh Lạc trong buổi sinh hoạt trực tuyến vừa rồi !!! Bài thuyết trình cho thấy, Sư Muội (SM) ấy nắm rất vững giáo pháp, trưởng thành rất nhiều trong đạo pháp !!! Xin chúc mừng LÝ NỮ PHƯƠNG DANH LÝ ANH LẠC !!!
Chúc mọi người an vui, tinh tấn !!!
23/12/2020
LÝ TỨ
Bạn cảm nhận bài viết thế nào?






