Hai Anh Quảng Nôm Bàn Về Tánh Không

 0
Hai Anh Quảng Nôm Bàn Về Tánh Không

Hỏi: Cả tuần ni không gặp mi, ở nhà tau nghiền ngẫm mấy cuốn sách nói về “tánh không”. Thú thiệt với mi, dù cố gắng hết sức, tau cũng không thể lãnh hội ý nghĩa của tánh không, thậm chí nếu cố áp đặt rằng mình hiểu một chút gì đó về cái tánh quỷ quái ni, thì cũng như cố hiểu về ông kẹ! Mi có thể cắt nghĩa tánh không là thứ tánh chi hay không, triết lí của nó ra răng?

Đáp: Răng mi không hỏi những vị nói về cái nớ! ... Mi thấy hồi mới quen tới chừ, có khi mô tau đề cập đến “tánh không” mô mà mi biểu tau cắt nghĩa. Nói khác hơn, tau chỉ có bổn phận giải thích những gì mình nói, vì tau có trách nhiệm về những gì mình nói ra, còn người khác nói, biết họ nói với ý chi, biết họ nói đúng hay sai mô mà a đầu vô cắt nghĩa! Họ nói đúng, mình cắt nghĩa, giải thích còn chấp nhận được! Lỡ họ nói sai, mình cũng làm tài khôn, nhảy vô bàn luận, giải thích, cắt nghĩa, v.v... có phải đi làm trò cười cho người hiểu biết hay không? ... Thành ra, cái người ta nói, mình biết rõ điều nó là đúng, may ra tham gia chút chút, còn cái chi mình còn mơ hồ, thì thôi im cái miệng là khôn ngoan nhứt! ... Mi có đồng ý với tau điều ni không?

Hỏi: Đồng ý! Hoàn toàn đồng ý cả hai chưn (chân) hai tay! ... Nhưng có hồi mô mi nghe nói đến hai chữ tánh không hay chưa?

Đáp: Có! ... Có nhiều! ... Đầy lỗ tai! Nhưng bản thân tau, không đồng ý với quan điểm cho rằng “tánh ca các pháp là không” hoặc “các pháp tánh không”!

Hỏi: Răng mi không đồng ý! Không đồng ý chỗ mô!

Đáp: Theo tau biết, các pháp không tánh, chớ không phải tánh không! ... Nếu bảo rằng các pháp có một thứ tánh hay tính chất của nó là không, thì pháp ni không thể thay đổi, bởi cái chi có tánh thì cái đó là thường. Mà Phật dạy: “Hết thy các pháp hu vi, đều vô thường biến hoi”, như rứa ai bảo rằng, các pháp có tánh, cho dù đó là tánh không hay tánh có, lời ni ngược với lời Phật!

Hỏi: Mi có thể cắt nghĩa cụ thể hay không?

Đáp: Pháp là đối tượng của ý căn, tức pháp là các thứ “nghĩ suy, quan nim, nhn thc, v.v...”  Mà, nghĩ suy, quan niệm, nhận thức, v.v...  tự nó không có tánh. Như thế nào là không tánh? ... Ví dụ: ֎Khi nghĩ về nóng, cái suy nghĩ ni nó không có tánh nóng. Nếu nghĩ suy có tánh nóng, trời lạnh chỉ cần nghĩ đến nóng sẽ hết lạnh và sẽ không phải mặc áo len! ... ֎Hoặc giả,  khởi lên quan niệm giờ này tôi no, nếu quan niệm của mi có tánh no, thì lúc đói mi không cần ăn, chỉ cần khởi quan niệm no là sống thoải mái, sống dai nhách, sống bền vững, không phải đi làm chi cho mệt! ... ֎Khi nhận thức con trâu ni bự, con gà nớ nhỏ. Hai nhận thức về trâu và về gà trong cái đầu của mi không có tánh (hay tướng) lớn nhỏ. Nếu mi nhận thức con trâu nó lớn, mà nhận thức đó lớn như con trâu thiệt ở ngoài, thì cái đầu mi bể từ khuya rồi, mô còn đến bữa ni mà đi uống cà phê với con nhỏ mắm ruốc ni!

Tau đưa ra ba ví dụ về ba loại pháp nêu trên, để cho mi thấy rằng “các pháp không tánh”. Tức trong nhận thức, nghĩ suy, quan niệm, v.v... tự nó không hề có tánh!

✽Từ những ví dụ trên, mi có thể hiểu ra các pháp chẳng những không có tánh, mà nó cũng không có tướng, cho nên Phật dạy: “Các pháp t nó bình đẳng!” Tức trong suy nghĩ tự nó không có tánh trâu hay tánh gà, cũng không có tướng trâu tướng gà, vì không có tánh tướng như rứa, nên hai nghĩ suy (trâu, gà) bình đẳng!

✽Còn về thế giới, theo tau biết, thế giới cũng không tánh chớ không phải tánh không! Ví dụ như, trên trái đất ni, vì không tánh nên khi đủ duyên mi cất nhà, hết duyên cái nhà thành đống gạch vụn. Nếu thế giới tánh không, thì chẳng thể làm nhà, đào ao, hay làm thứ chi được hết, vì tánh chất nó là không. Đã là không thì, có làm cái chi cũng thành không, bởi bản chất nó như rứa mà!

✽Về hữu tình, tau cũng biết rằng, hữu tình cũng không tánh. Do không tánh, nên khi mê, hữu tình đó là chúng sinh. Hết mê, hữu tình đó là thánh! Nếu hữu tình tánh không, tức tính chất nó là không, thì không thể có người trí kẻ ngu, không thể có kẻ mê người ngộ, nói chung không thể giáo dục, tu hành chi ráo nạo! Tau nói những điều như rứa, mi có hiểu tau nói chi không?

Hỏi: Sau khi nghe mi nói, tau hiểu! ... Đúng là các pháp không tánh chớ không phải tánh không! ... Nhưng tau vẫn thắc mắc, rứa tại răng xưa ni, người ta luôn giảng nói và luận giải về tánh không? Không lẽ họ hiểu sai?

Đáp: Họ hiểu sai hay đúng, tau không dám kết luận, muốn rõ ràng hơn mi đi hỏi họ, tau chỉ biết như rứa!

Hỏi: Theo mi, giữa hai nghĩa tánh không và không tánh, nghĩa mô ưu việt hơn?

Đáp: Theo nhận định chủ quan của tau, khi thấu suốt thật nghĩa “vn pháp không tánh”, nghĩa ni rất thực tế, dễ ứng dụng tu tập. Vì rằng, vì khi biết rõ các quan niệm, nghĩ suy, nhận thức, căn thân, thế giới, v.v...  đều không có tánh, người tu hành sẽ không mê mấy thứ đó. Người trí, biết nó không tánh, không tướng thì mê mà làm chi? ... Mà đạo Phật, dứt mê là cơ sở quan trọng đầu tiên đưa người đến giác ngộ, thành ra pháp mô giúp người mau chóng dứt mê, mau chóng giác ngộ, pháp nớ theo tau là ưu việt nhứt! Là number one!

Hỏi: Nhưng tau nghe thiên hạ đồn, Bồ Tát Long Thọ giảng như rứa mà?

Đáp: Bồ Tát Long Thọ giảng như rứa, hay mấy anh sau này hiểu như rứa...! ... Giống như anh mũi lõ nói Ô Kê, anh mũi tẹt hiểu thành Kê Ô. ... Từ chữ OK là tốt, chấp thuận, chấp nhận, đồng ý... biến thành Kê Ô là con gà đen, chuyện ni xảy ra cũng có lạ chi mô!

Tau cũng biết một số người, hể gặp nhau là họ bàn luận tánh không, thậm chí còn giảng nói triết lí tánh không gì gì đó! ... Nhưng, theo nhận xét của tau, mấy anh ni gặp nhau triết lí chưa xong, anh mô cũng ôm cục giận đi về, chẳng anh mô giải quyết thỏa đáng cho anh mô! ... Có một sự lạ là, bàn đến chuyện ni là mấy ảnh giận nhau, nhưng ngày mô mấy ảnh cũng gặp cũng bàn! ... Mi thấy cái “triết lí tánh không” chi chi đó, nó có lạ không rứa! ... Tau khuyên mi!  Triết lí “tánh không chi chi” đó, cao siêu quá, biết mình không đủ sức lãnh hội mà cố học, cố tư duy, có ngày đi Biên Hoà như chơi! ... Hai chữ “không tánh” tuy xấu xấu một chút, nhưng dễ hiểu, dễ giác ngộ, dễ xài! ... Mi cứ xài đi, không giác ngộ thì cũng hết mê, khỏi tốn tiền thuốc!

Nguồn: LÝ TỨ; CHUYỆN TRÊN MÂY Tập 1 (trích Bài 65); NXB Hà Nội 2020

Bạn cảm nhận bài viết thế nào?

Thích Thích 3
Không thích Không thích 0
Yêu Yêu 0
Buồn cười Buồn cười 0
Tức giận Tức giận 0
Thất vọng Thất vọng 0
Ấn tượng Ấn tượng 0
Văn Hoá Phật Giáo Đạo tràng Văn hoá Phật giáo "Hương Sắc Bồ Đề" là nhóm phật tử, nghệ sĩ, nhân sĩ, trí thức yêu mến Văn hóa Phật giáo, cùng tham gia học tập Phật đạo và lan tỏa Văn hóa Phật giáo vào đời sống thông qua các loại hình nghệ thuật: văn học, âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, biểu diễn, điện ảnh, với tinh thần Sáng Đạo Trong Đời - Mang yêu thương và ước mơ đến những nơi xa nhất; Nội dung: TUỆ QUANG - Biên tập: LÝ HUYỀN KHÔNG